Bảng thống kê thời gian giành độc lập và gia nhập ASEAN của các nước ĐNA

Một phần của tài liệu giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử (Trang 28 - 33)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Chủ đề 4 Châu Phi và cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Tình hình chung của châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước châu Phi là thuộc địa của thực dân phương Tây.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập ở châu Phi lên cao. Phong trào nổ ra sớm nhất là ở vùng Bắc Phi, nơi có trình độ phát triển cao hơn các vùng khác trong châu lục. Mở đầu là cuộc binh biến của các sĩ quan yêu nước Ai Cập(7/1952), lật đổ chế độ quân chủ và tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Ai Cập (18/6/1953).

Tiếp đó là cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài từ năm 1954 đến năm 1962 của nhân dân An-giê-ri, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp giành lại độc lập dân tộc.

T

T Tên nước Thủ đô

Là thuộc địa của thực dân

Năm giành độc lập

Năm gia nhập ASEAN

1 Việt Nam Hà Nội Pháp 2 - 9 -

1945

28/7 - 1995

2 Lào Viêng Chăn Pháp 12 - 10 -

1945

7 - 1997 3 Cam-pu-

chia

Phnôm Pênh Pháp 7 - 1 -

1979

4 - 1999

4 Thái Lan Băng Cốc

1927

8 - 8 - 1967

5 Mi-an-ma Y-an-gun Anh 1 -

1948

7 - 1997 6 Ma-lai-xi-a Cua-la Lăm-pơ Anh 8 -

1957

8 - 8 - 1967 7 In-đô-nê-xi-

a

Gia-các-ta Hà Lan 17 - 8 -

1945

8 - 8 - 1967

8 Xin-ga-po Xin-ga-po Anh

1963

8 - 8 - 1967 9 Bru-nây Ban-đa Xê-ri Bê-ga-

oan

Anh 1984

1984 10 Phi-líp-pin Ma-ni-la TBN-> Mĩ 7 -

1946

8 - 8 - 1967 11 Đông Ti-

mo

Đi-li Bồ Đào Nha 5 - 2002

Trong năm 1960, 17 nước châu Phi giành được độc lập. Vì vậy, thế giới gọi năm 1960 là "Năm châu Phi". Từ đó hệ thống thuộc địa của các đế quốc lần lượt tan rã, các dân tộc châu Phi giành được độc lập, chủ quyền.

2.Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc của nhân dân các nước Châu Phi

- Khái niệm chế độ phân biệt chủng tộc

- Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc II. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1 Khái quát tình hình các nước châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai? Hiện nay châu Phi gặp phải những khó khăn gì?

Châu Phi có khoảng 57 quốc gia với diên tích 30,3 triệu km2, dân số khoảng 839 triệungười( 2002), nhiều tài nguyên phong phú, nông sản quý. Nhưng dưới ách thống trị của thực dân phương Tây, châu phi trở nên nghèo nàn , lạc hậu

* Các giai đoạn phát triển của CM châu Phi:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi bùng nổ:

1945-1954: phong trào nổ ra đầu tiên ở Bắc Phi, mở đầu bằng thắng lợi của cuộc binh biến của các sĩ quan yêu nước Ai Cập(3/7/1952), lật đổ chế độ quân chủ và nền thống trị của Anh, thành lập nước công hoà Ai Cập(18/6/1953)

1954-1960: chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 ở Việt Nam cổ vũ nhân dân Bắc Phi và tây Phi giành độc lập. Đó là thắng lợi cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân

Angieri(1954-1962) lật dổ ách thống trị của thực dân Pháp giành độc lập

Năm 1960 gọi là năm châu Phi với sự kiện 17 nướ Tây Phi, Đông Phi, Trung Phi giành độc lập. Từ sau đó , hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc lần lượt tan rã:

Êtiôpia độc lập năm 1974, Môdămbich 1975, Ănggôla 1975

8 sau khi độc lập, các nước châu Phi đang găpj khó khăn: dịch bệnh, nội chiến, nghèo đói, nợ nần, sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân mới và sự vơ vét bóc lột vê kinh tế của các cường quốc phương Tây

Nợ nước ngoài nhiều( những năm 90 của thế kỉ XX là 300 tỉ USD). Nhân dan đói nghèo, bệnh tật, mù chữ. liên hợp quốc xếp 32 trong 57 nước châu Phi trong những nước nghèo nhất thế giới, 1/4 dân số châu Phi thuộc diện đói ăn kinh niên

Chính tri không ổn định, xung đột phe phái, bộ tộc, tôn giáo( đặc biệt ở Ru an đa) Sự bùng nổ dân số hiện nay là gánh nặng của phát triển đất nước. Nhiều nhà khoa học dự kiến đến năm 2020 dân số châu Phi lên tới 1,6 tỉ người

Bài 2 Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở cộng hoà Nam phi diễn ra như thế nào?

- Khái quát về cộng hoà Nam Phi ( SGK T 28)

Trước chiến tranh thế giới hai,liên bang nam Phi nằm trong khối liên hiệp Anh.

Năm 1961, trước áp lực dáu tranh của nhân dân, liên bang nam Phi rút khỏi khối liên hiệp Anh và tuyên bố là nước cộng hoà Nam Phi

Thực dân da trắng đã thi hành chính sách phân biệt chủng tộc( gọi là chủ nghĩa A pác thai) trong hơn 3 thế kỉ ở Nam Phi

Dưới sự lãnh đạo của tổ chức " Đại hội dân tộc Phi"( ANC) người dân da đen đã bền bỉ đấu tranh dòi thủ tiêu ché độ phân biẹt chủng tộc, cộng đồng quốc tế đã ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân da đen. Tháng 12/1993 chính quyền của người da trắng tuyên bố bãi bỏ chế độ a pác thai, trả tự do cho lãnh tụ ANC là NenxơnMan đê

la sau 27 năm bị cầm tù. Tổ chức ANC và Đảng Công sản Nam Phi được thừa nhận là tổ chức hợp pháp

Tháng 4/ 1994, sau cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi, Nen xơn Man đê la dã trở thành tổng thống da đen đầu tiên ở đây

Chính quyền mới ở Nam Phi đã đưa ra chiến lược kinh tế vĩ mô để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện mức sống của người da đen

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Chủ đề 5 Mĩ la tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai?

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN

1.Quá trình phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh?

* Sơ lược về Mĩ la tinh:

Mĩ la tinh gồm hơn 30 nước cộng hoà, trải dài từ Mê-hi-cô( bắc Mĩ) đến Nam Mĩ.

diện tích trên 20 nghìn km2 , rất giàu về nông, lâm ,khoáng sản

Khác với nhiều khu vực khác, nhiều nước ở Mĩ latinh đã giành được độc lập như Bra-xin, Ac-hen-ti-na, pê-ru, Vê-nê-xuê-la từ những thập niên đầu thế kỉ XIX.

Nhưng sau khi thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha, các nước Mĩ latinh lại rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề và trở thành " sân sau" của Mĩ

Sau CTTG thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh phát triển mạnh mẽ( được gọi là đại lục núi lửa)

* Các giai đoạn phát triển:

- 1945-1959:

Cao trào CM nổ ra ở nhiều nước với nhiều hình thức: bãi công của nhân dân Chi- lê, nông dân nổi dậy đòi lại ruộng đất ở Pê-ru, Ê-cu-a-đo, Mê-hi-cô..., khởi nghĩa vũ trang ở Pa-na-ma, Bô-li-via, đấu tranh nghị viện ở Goa-tê-ma-la, Ac-hen-ti-na

- 1959 đến cuối thập kỉ 80:

CM Cu Ba thắng lợi( 1959) đánh dấu bước phát triển mới; phong trào đấu tranh vũ trang bùng nổ ở nhiều nước như: Bô-li-via, Vê-nê-xuê-la, Goa-tê-ma-la, Cô-lôm-bia, Pê-ru còn gọi là lục địa bùng cháy

Do áp lực đấu tranh dưới nhiều hình thức của quần chúng, các chính quyền phản động thân Mĩ lần lượt bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thành lập như ở Chi-lê, Ni-ca-ra-goa, Xan-van-đo

- Cuối thập kỉ 80 đến 1991:

Do biến động ở Đông Âu và Liên Xô không có lợi cho phong trào cách mạng thế giới, Mĩ tăng cường chống lại phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh; can thiệp vũ trang ở Pa-na-ma, Gre-na-da(1983), uy hiếp và đe doạ CM ở Ni-ca-ra-goa, tìm cách lật đổ CNXH ở Cu Ba

- Từ những năm 90 đến nay:

Trong XD đất nước, Mĩ la tinh thu được nhiều thành tựu quan trọng như củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hoá sinh hoạt chính trị, tiến hành các cải cách kinh tế và thành lập các tổ chức liên minh khu vực và hợp tác phát triển kinh tế

2.Cu Ba - Hòn đảo anh hùng.

a. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Cu Ba (1945-1959)

* Nguyên nhân:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, được sự giúp đỡ của Mĩ, tháng 3/1952, Tướng Ba-ti-xta tiến hành đảo chính, thiết lập chế độ độc tài quân sự. Chính quyền Ba-ti-xta đã soá bỏ Hiến pháp tiến bộ, cấm các đảng phái hoạt động, giết hại, giam cầm hàng chục vạn người yêu nước. Dưới chế độ độc tài Ba-ti-xta, đất nước Cu Ba bị biến thành trại tập trung, xưởng đúc súng khổng lồ".

Không cam chịu dưới ách thống trị của chế độ độc tài, nhân dân Cu Ba đã vùng dậy đấu tranh.

* Diễn biến:

Ngày 26-7-1953, 135 thanh niờn yờu nước dưới sự chỉ huy của luật sư trẻ tuổi Phi-đen Ca-xtơ-rô đó tấn cụng vào phỏo đài Môn-ca-đa. Cuộc tấn công không giành được thắng lợi (Phi-đen Ca-xtơ-rô bị bắt giam và sau đó bị trục xuất sang Mê-hi-cô), nhưng mở đầu cho giai đoạn phát triển mới của của cách mạng Cu Ba.

Năm 1955, Phi-đen Cat-xtơ-rô được trả tự do và bị trục xuất sang Mê-hi-cô. ở đây Ông đã thành lập tổ chức cách mạng lấy tên "phong trào 26 - 7", tập hợp các chiến sĩ yêu nước, luyện tập quân sự.

Năm 1956, Phi-đen Ca-xtơ-rô cùng 81 chiến sĩ yêu nước từ Mê-hi-cô trở về tổ quốc. Bị địch bao vây, tấn công, nhiều đồng chí hi sinh, chỉ còn 12 người, trong đó có Phi-đen. Sau đó Ông cùng 11 đồng chí rút về xây dựng căn cứ cách mạng ở vùng rừng núi phía Tây của Cu Ba.

Dưới sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân, lực lượng cách mạng đó lớn mạnh và lan rộng ra cả nước. Ngày 1-1-1959, nghĩa quân tiến vào thủ đô La-ha-ba-la, lật đổ chế độ độc tài Ba-ti-xta. Cách mạng Cu Ba giành được thắng lợi hoàn toàn.

* Ý nghĩa: Mở ra kỉ nguyên mới với nhân dân Cu Ba: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Cu Ba trở thành lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh và cắm mốc đầu tiên của CNXH ở Tây bán cầu.

b. Công cuộc xây dựng đấy nước (1959-2000)

Sau ngày cách mạng thắng lợi, chính phủ cách mạng lâm thời Cu Ba do Phi-đen Ca-xtơ-rô đứng đầu đã tiến hành cuộc cải cách dân chủ triệt để: cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp của tư bản nước ngoài, xây dựng chính quyền các cấp, xoá nạn mù chữ, phát triển giáo dục...

Để tiêu diệt cách mạng Cu Ba, năm 1961, Mĩ cho một đội quân đánh thuê đổ bộ nên bãi biển Hi-rôn nhưng bị quân dân Cu Ba đánh bại. Sau thắng lợi này, Phi-đen Ca-xtơ-rô tuyên bố Cu Ba tiến lên CNXH.

Mặc dù bị Mĩ bao vây cấm vận, nhưng nhân dân Cu-Ba vẫn giành được những thắng lợi to lớn: xây dựng được một nền công nghiệpvới cơ cấu các nghành hợp lý, một nền nông nghiệp đa dạng, văn hoá, y tế, giáo dục, thể thao phát triển mạnh mẽ, đạt trình độ cao của thế giới.

Sau khi Liên Xô tan rã, Cu Ba trải qua thời kì khó khăn. Nhưng với ý chí của toàn dân, với những cải cách điều chỉnh, đất nước Cu Ba đã vượt qua khó khăn, tiếp tục đưa đất nước phát triển đi lên.

II.BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1: Tình hình các nước Mĩ la tinh từ sau chiến tranh thế giới II đến nay?

( Mục 1- nội dung kiến thức cơ bản)

Bài 2.Những hiểu biết về CM Cu Ba? kết quả, ý nghĩa?

Từ cuối thế kỉ XIX, Cu ba bị đế quốc Mĩ xâm lược và được coi là thuộc địa kiểu mới ở Mĩ

Sau 1945, để chống lại phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh, mĩ tổ chức đảo chính, thiết lập chế độ độctài quân sự do tướng Ba-ti-xta đứng đầu(10/3/1952) Sau khi thnhà lập, Ba-ti-xta đã giải tán quốc hội, các chính đảng, xoá bỏ hiến pháp tiến bộ, giết hơn 20 ngàn người yêu nước

Bất chấp sự khủng bố tàn bạo, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài vẫn phát triển tthu hút ddông đảo nhân dân tham gia

26/7/1953 Phi-đen-ca xtơ rô và 135 thanh niên yêu nước tấn công vào trại lính Môn-ca-đa

Mục đích: cướp vũ khí của địch phân phát cho nhân dân, thức tỉnh lòng yêu nước và phát động phong trào khởi nghĩa trên cả nước

Kết quả: tuy thất bại( Phi-đen ca xtơ rô bị bắt nhưng đã mở đầu giai đoạn đấu tranh vũ trang

Sau gần 2 năm bị giam cầm, Phi-đen ca xtơ rô sang Mê-hi-cô thành lập tổ chức CM lấy tên là "phong trào 26/7" tập hợp các chiến sĩ yêu nước chuẩn bị cuộc chiến đấu mới

25/11/ 1956 Phi-đen cùng 81 chiến sĩ yêu nước trở về Cuba trên con tàu Gran-ma.

Cuộc đổ bộ bị chặn đánh, phần lớn các chiến sĩ đã hi sinh, chỉ còn 12 người. nhưng Phi-đen và các đồng chí vẫn chiến đấu và tiếp tục xây dựng căn cứ Xi-e-ra ma-e xtơ- ra, đưa phong trào đấu tranh vũ trang lan rộng( trong những năm 1957-1958)

Từ tháng 5/ 1958 đến tháng 8/ 1958 nghĩa quân đánh bại cuộc càn quét lớn của Ba-ti-xta vào khu căn cứ, tiêu diệt hơn 1000 tên

Cuối 1958 nghĩa quân giải phóng được nhièu vùng rộng lớn, chiếm được pháo đài Sânt-Clara

30/12/1958, Ba-ti-xta chạy ra nước ngoài

1/1/1959 phối hợp với cuộc tổng bãi công của công nhân và nhân dân thủ đô Ha- ba-na, quân CM lật đổ chế độ độc tài. CM Cuba thắng lợi.

Một phần của tài liệu giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w