MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO

Một phần của tài liệu giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử (Trang 43 - 49)

Đạt điểm cao môn Lịch sử: Rất dễ

- PGS.TS Vũ Quang Hiển - Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết, để đạt được điểm cao môn Lịch sử rất dễ nếu thí sinh luôn tự

đặt và trả lời 3 câu hỏi sau.

Thứ nhất: “... như thế nào?” (trình bày, nêu, khái quát, tóm tắt) Thứ hai: “Tại sao?” (giải thích)

Thứ ba: “Phân tích” (vừa trình bày, vừa giải thích, chứng minh, so sánh, đánh giá, phê phán)

1.Khi làm bài học sinh cần chú ý một số điểm như sau:

- Mỗi sự kiện hoặc quá trình lịch sử đều gắn với một hoàn cảnh nhất định, tức là nó chịu sự chi phối của những điều kiện cụ thể.

- Các sự kiện, các khias cạnh của mỗi sự kiện hoặc quá trình lịch sử không diễn ra độc lập bên cạnh nhau, hoặc kế tiếp nhau, mà có liên quan với nhau trong không gian và thời gian nhất định.

- Một sự kiện lịch sử có thể diễn ra trong một thời điểm, nhưng cũng có thể diễn ra trong một khoảng thời gian dài, được trình bày trong những bài khác nhau của SGK.

- Mỗi sự kiện lịch sử đều có nguyên nhân, nội dung, kết quả, ý nghĩa riêng. Có sự kiện bao gồm nội dung, nhưng cũng có những nội dung bao gồm nhiều sự kiện.

- Học sinh cần nói lại, hoặc viết ra giấy nội dung trả lời, không nên chỉ hình dung đại khái trong đầu. Khi viết, không được sử dụng tài liệu. Sau khi viết cần so sánh với các tài liệu để bổ sung những chỗ sai sót. Nếu sai sót nhiều thi cần học lại và viết lại.

Điều đáng chú ý là học sinh không bắt buộc phải trình bày mọi vấn đề lịch sử một cách máy móc, giống từng câu, từng chữ như SGK, mà có thể thay đổi câu chữ và bố cục, miễn là đảm bảo đúng nội dung. Mặt khác, có thể trình bày cả những kiến thức không có trong SGK.

PGS.TS Vũ Quang Hiển cho biết,nhiều người cho rằng môn lịch sử là môn chỉ cần học thuộc lòng như sách giáo khoa là có thể đáp ứng được mọi kỳ thi. Điều đó hoàn toàn sai lầm. Nếu vậy, người học chi cần mua SGK về học thuộc tại nhà, mà không cần tới trường.

“Học vẹt” là một hiện tượng cần chống trong toàn bộ quá trình dạy và học, cũng như trong kiểm tra, đánh giá. Hình thức kiểm tra, đánh giá đang hướng về chống học vẹt, đòi hỏi sự thông hiểu và vận dụng kiến thức, tức là biết lựa chọn, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá các sự kiện và quá trình lịch sử.

2.kỹ năng làm bài hiệu quả:

1. Phân tích câu hỏi trong đề thi. Phải đọc hết và hiểu chính xác từng chữ trong câu hỏi. Một câu hỏi chặt chẽ sẽ không có từ nào là “thừa”. Đọc kỹ câu hỏi để xác định thời gian, không gian, nội dung lịch sử và yêu cầu của câu hỏi (trình bày, so sánh, giải thích, phân tích, đánh giá...)

2. Phân bố thời gian cho hợp lý. Hãy căn cứ vào điểm số của từng câu mà tính thời gian, mỗi điểm khoảng 15 phút là phù hợp.

3. Lập dàn ý. Hãy coi mỗi câu hỏi như một bài viết ngắn, lập dàn ý, xác định những ý chính và trình tự của các ý. Sau đó hãy “mở bài”, đừng mất nhiều thời gian suy nghĩ về “mở bài”. Khi đó xác định đúng nội dung sẽ biết mở bài thế nào, và nên mở bài trực tiếp, ngắn gọn. Sau khi viết hết nội dung, khắc sẽ biết kết luận. Đừng nghĩ trước kết luận, và cũng chỉ nên kết luận thật ngắn gọn.

4. Về hình thức, không phải ai cũng viết được chữ đẹp, câu hay, nhưng hãy cố gắng viết cho rõ ràng, đúng câu, đúng chính tả, đừng dùng từ sáo rỗng, dài dòng, đừng viết tắt. Hãy luôn nhớ: Đúng, đủ, rõ ràng, thế là đã tốt; lời văn giản dị, thế đã là hay.

(St)

PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO

HUYỆN BUÔN ĐÔN

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI BẬC THCS CẤP HUYỆN

NĂM HỌC 2009-2010 Môn: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu 1 (3 điểm): Xu thế chung của thế giới hiện nay là gì? Cho biết thời cơ và thách thức của đất nước ta trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế?

Câu 2 (6 điểm): Hãy lấy dẫn chứng để chứng minh rằng vào thập niên 60, 70 của thế kỷ XX nền kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì? Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển thần kì đó?

Câu 3 (6 điểm): Hãy nêu đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và so sánh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với cuộc kháng chiến thời Lý - Trần.

Câu 4 (5 điểm): Chứng minh chính quyền Xô-viết Nghệ Tĩnh là chính quyền cách mạng của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng? Ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930-1931?

Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2010 - 2011

MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 150 phút (Đề này gồm 05 câu 01trang) I. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (14,0 điểm)

Câu1(8,0 điểm). Trình bày những hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào trong nước, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ năm 1921 đến năm 1925. Theo em, công lao to lớn nhất của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với dân tộc Việt Nam là gì? Tại sao?

Câu2(3,0 điểm). Nêu hoàn cảnh và nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941. Theo em, trong các chủ trương của hội nghị lần 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, chủ trương nào là quan trọng nhất?

Câu3(3,0 điểm). Tại sao nói phong trào cách mạng 1936 - 1939 là cuộc diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945?

II. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (6,0 điểm)

Câu1(3,0 điểm).Chứng minh từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX: "Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á"

Mã ký hiệu SU-DH02-HSG9-10

Câu2(3,0 điểm). Em biết gì về mối quan hệ Việt Nam - ASEAN? Việt Nam chính thức đảm nhiệm cương vị chủ tịch ASEAN bắt đầu từ khi nào? Chủ đề cho năm chủ tịch ASEAN 2010 là gì?

...Hết...

PHÒNG GD&ĐT THANH CHƯƠNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS

Năm học 2009-2010

ĐỀ CHÍNH THỨC

Môn: Lịch sử 9

(Thời gian làm bài 150' không kể thời gian giao đề)

Câu 1:(5 điểm)

Qua bài "Các nước Đông Nam Á" (SGK lịch sử 9) em hãy:

a. Trình bày hoàn cảnh ra đời, hoạt động của tổ chức ASEAN?

b. Chỉ ra những nét đặc thù của tổ chức ASEAN so với liên minh châu Âu (EU) Câu 2: (3 điểm)

Tại sao nói Cu Ba là "Lá cờ đầu" trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ La - tinh.

Câu 3: (7 điểm)

Phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1919-1929 đã chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác như thế nào?

Câu 4: (5 điểm)

Hoàn cảnh ra đời, hoạt động và vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 03/02/1930 ?

---HẾT---

Họ và tên: ...

SBD: ...

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 BẢO THẮNG CẤP HUYỆN

NĂM HỌC 2009-2010

Môn: Lịch sử

Thời gian:150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi………/ 01/2010

(Đề thi có 1 trang, gồm 6 câu) I. LỊCH SỬ VIỆT NAM: 14 điểm

Câu 1 (4 điểm)

Tại sao nói: Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là điển hình về tính chất Cần vương?

Câu 2 (2 điểm)

Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương.

Câu 3 (4 điểm)

Phân tích bối cảnh ra đời của ba tổ chức cộng sản sau năm 1929.

Câu 4 (4 điểm)

Căn cứ vào các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1921 đến năm 1925, hãy giải thích tại sao nói Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở nước ta.

II. LỊCH SỬ THẾ GIỚI: 6 điểm Câu 5 (2 điểm)

Nêu tác động của cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất đối với phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á từ năm 1918 đến năm 1939.

Câu 6 (4 điểm)

Phân tích tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật từ năm 1945 đến nay.

Hết Ghi chú:

Đề thi chính thức

Thí sinh không sử dụng tài liệu.

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên……….. Số báo danh:………….

Sở Giáo Dục & Đào Tạo

NGhệ an Kỳ thi chọn đội tuyển dự thi

học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT năm học 2010 - 2011

Môn thi: Lịch sử

Ngày thi: 07/10/2010

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (4,0 điểm).

Qua những thành tựu tiêu biểu về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục thời nhà Lý, anh (chị) hãy làm rõ đóng góp của nhà Lý đối với công cuộc xây dựng và phát triển nhà nước phong kiến độc lập.

Câu 2 (3,0 điểm).

Trình bày cơ sở hình thành truyền thống yêu nước Việt Nam. Vì sao chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc được xem là nét đặc trưng nổi bật nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến ?

Câu 3 (3,0 điểm).

Những điều kiện nào đảm bảo cho cuộc khởi nghĩa Yên Thế kéo dài được 30 năm (1884 – 1913) ?

Câu 4 (4,0 điểm).

Nêu nội dung cơ bản của khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX. Vì sao khuynh hướng cứu nước này lại do các sĩ phu yêu nước khởi xướng ?

Câu 5 (3,0 điểm).

Sau khi giành được độc lập, mặc dù là châu lục đầy tiềm năng về lịch sử, văn hóa, kinh tế nhưng châu Phi đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn trên con đường phát triển.

Bằng những hiểu biết về các nước châu Phi sau khi giành độc lập, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Câu 6 (3,0 điểm).

Đề chính thức

Một phần của tài liệu giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w