CHƯƠNG 2.CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước đây
Gupta và Newberry (1997) đã tiến hành xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thuế suất có hiệu lực qua đó phân tích hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp ở Mỹ trong giai đoạn 1982 – 1990. Trong mô hình nghiên cứu của mình, các tác giả đưa các biến độc lập như quy mô, đòn bẩy, tài sản hữu hình, hàng tồn kho, chi phí
nghiên cứu và phát triển, lợi nhuận doanh nghiệp như là các yếu tố giải thích hành vi tránh thuế của các công ty. Bằng cách áp dụng mô hình ảnh hưởng cố định, các tác giả tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng tài sản hữu hình, chi phí nghiên cứu và phát triển có tương quan dương với hành vi tránh thuế. Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp càng đầu tư nhiều vào tài sản hữu hình và chi phí nghiên cứu và phát triển thì sẽ càng có hành vi tránh thuế càng cao. Ngược lại hàng tồn kho và lợi nhuận cho thấy mối tương quan âm với hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp.
Nói cách khác, các doanh nghiệp nắm giữ nhiều hàng tồn kho và càng có nhiều lợi nhuận sẽ có hành vi tránh thuế hơn so với các doanh nghiệp khác. Ngoài ra, ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp và đòn bẩy đến hành vi tránh thuế chưa rõ ràng, phụ thuộc vào cách đo lường hành vi tránh thuế và giai đoạn nghiên cứu.
Kim và Limpaphayom (1998) sử dụng số liệu của các doanh nghiệp ở Hong Kong, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan và Thái Lan trong giai đoạn 1975 – 1992 với mục đích nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thuế suất có hiệu lực qua đó phân tích hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp. Theo đó, các tác giả đã sử dụng các biến số quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy, cơ hội tăng trưởng và lợi nhuận với vai trò làm biến độc lập giải thích hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu. Bằng việc sử dụng phương pháp hồi quy OLS, các tác giả tìm thấy kết quả nghiên cứu cho thấy rằng quy mô doanh nghiệp có tương quan dương với hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp. Điều này ngụ ý rằng các doanh nghiệp có quy mô càng lớn sẽ càng có hành vi tránh thuế càng cao. Ngược lại, cơ hội tăng trưởng và lợi nhuận có tương quan âm với hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp. Điều này ngụ ý rằng các doanh nghiệp có nhiều cơ hội tăng trưởng và lợi nhuận càng nhiều sẽ càng ít có hành vi tránh thuế. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của các tác giả có sự khác biệt giữa các quốc gia trong mẫu nghiên cứu. Đồng thời tùy thuộc vào cách đo lường hành vi tránh thuế, đòn bẩy sẽ có ảnh hưởng cùng chiều/ngược chiều đến hành vi tránh thuế.
Derashid và Zhang (2003) tiến hành xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thuế suất có hiệu lực qua đó phân tích hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp ở Malaysia. Qua đó các tác giả thu thập số liệu của các doanh nghiệp niêm yết ở Malaysia từ năm 1990 – 1999 và sử dụng các biến quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy, tài sản hữu hình, hàng tồn kho, lợi nhuận, cơ hội tăng trưởng, sở hữu nhà nước đóng vai trò như các biến độc lập giải thích hành vi tránh thuế của doanh nghiệp ở Malaysia. Bằng việc áp dụng phương pháp hồi quy OLS ước lượng mô hình nghiên cứu, kết quả của các tác giả cho thấy rằng quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy, tài sản hữu hình, lợi nhuận có tương quan âm với tỷ lệ thuế suất có hiệu lực ở mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp càng có quy mô càng lớn, càng sử dụng nợ vay nhiều trong cấu trúc vốn, đầu tư nhiều tài sản hữu hình và có nhiều lợi nhuận sẽ có hành vi tránh thuế càng cao. Ngược lại, cơ hội tăng trưởng được tìm thấy có tương quan dương với tỷ lệ thuế suất có hiệu lực ở mức ý nghĩa 1%. Điều này ngụ ý rằng các doanh nghiệp có nhiều cơ hội tăng trưởng sẽ ít có hành vi tránh thuế hơn các doanh nghiệp khác. Ngoài ra, hàng tồn kho và sở hữu nhà nước không có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp.
Harris và Feeny (2003) thực hiện nghiên cứu mô hình xác định tỷ lệ thuế suất có hiệu lực của các doanh nghiệp từ đó phân tích hành vi tránh thuế. Bằng việc thu thập số liệu của các doanh nghiệp ở Úc từ 1993 – 1997, các tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu xác định hành vi tránh thuế bằng cách sử dụng các biến quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy, tài sản hữu hình, hoạt động nước ngoài, lợi nhuận và chi phí nghiên cứu và phát triển như là các yếu tố giải thích hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp. Thông qua phương pháp hồi quy OLS để ước lượng mô hình nghiên cứu, các tác giả tìm thấy rằng đòn bẩy, lợi nhuận của các doanh nghiệp thể hiện tương quan dương với tỷ lệ thuế suất có hiệu lực của các doanh nghiệp. Điều này ngụ ý rằng các doanh nghiệp càng sử dụng nhiều nợ vay trong cấu trúc vốn, càng có nhiều lợi nhuận thì sẽ càng ít có hành vi tránh thuế. Ngược lại, quy mô doanh nghiệp, hoạt động nước ngoài và chi phí nghiên cứu và phát triển cho thấy tương quan âm với tỷ lệ thuế suất có hiệu lực của các doanh nghiệp. Kết quả này hàm ý
rằng các doanh nghiệp có quy mô càng lớn, càng có thu nhập nước ngoài càng nhiều và càng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, thì sẽ có hành vi tránh thuế càng cao. Ngoài ra, tài sản hữu hình không thể hiện ảnh hưởng rõ ràng đến hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp.
Rego (2003) phân tích hành vi tránh thuế ở các doanh nghiệp đa quốc gia ở Mỹ. Bằng cách sử dụng 5379 công ty trong giai đoạn 1990 – 1997, và sử dụng các biến như quy mô doanh nghiệp, lợi nhuận, hoạt động nước ngoài và ngành nghề kinh doanh làm đại diện cho các yếu tố giải thích hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp. Để ước lượng mô hình nghiên cứu, tác giả đã dùng phương pháp hồi quy OLS và tìm thấy kết quả nghiên cứu cho thấy rằng quy mô doanh nghiệp có tương quan dương với tỷ lệ thuế suất có hiệu lực. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp càng có quy mô càng lớn sẽ càng ít có hành vi tránh thuế. Kết quả của tác giả kết luận rằng các công ty có quy mô càng lớn sẽ càng phải đối mặt với chi phí chính trị và sẽ làm gia tăng tỷ lệ thuế suất có hiệu lực. Ngược lại, tỷ lệ thuế suất có hiệu lực tương quan âm với lợi nhuận và hoạt động ở nước ngoài. Kết quả này cho thấy rằng các doanh nghiệp càng có lợi nhuận càng cao, có hoạt động ở nước ngoài thì sẽ có hành vi tránh thuế càng cao. Tác giả cũng chỉ ra rằng các công ty có lợi nhuận nhiều sẽ có chi phí thấp do các doanh nghiệp này có đủ nguồn lực để đầu tư vào các hoạt động quản trị thuế doanh nghiệp và điều này sẽ làm giảm thuế suất hiệu lực của doanh nghiệp, cũng hàm ý rằng hành vi tránh thuế của doanh nghiệp đang gia tăng.
Đồng thời, các doanh nghiệp có lợi nhuận nhiều thì thường có nhiều động cơ trong việc giảm thiểu gánh nặng thuế hơn và do đó sẽ giảm thuế suất hiệu lực của doanh nghiệp.
Janssen (2005) tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thuế suất có hiệu lực thông qua đó phân tích hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp. Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã thu thập số liệu của 1592 doanh nghiệp đang hoạt động ở Hà Lan trong giai đoạn 1994 – 1999. Đồng thời, trong mô hình nghiên cứu của tác giả, tác giả sử dụng các biến số quy mô doanh nghiệp, tài sản hữu hình,
thu nhập từ hoạt động nước ngoài, lợi nhuận, đòn bẩy đóng vai trò như là các biến giải thích hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp. Để ước lượng mô hình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy OLS và tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng quy mô doanh nghiệp và tài sản hữu hình có tương quan âm với tỷ lệ thuế suất có hiệu lực ở mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp càng có quy mô càng lớn, càng đầu tư nhiều vào tài sản hữu hình thì sẽ càng có hành vi tránh thuế càng nhiều. Ngược lại, lợi nhuận và đòn bẩy cho thấy mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ thuế suất có hiệu lực ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả này ngụ ý rằng các doanh nghiệp càng có lợi nhuận càng nhiều, và càng sử dụng nợ vay nhiều trong cấu trúc vốn sẽ càng ít có hành vi tránh thuế hơn các doanh nghiệp khác.
Liu và Cao (2007) tiến hành nghiên cứu nhằm giải thích các yếu tố quyết định tỷ lệ thuế suất có hiệu lực của các doanh nghiệp ở Trung Quốc từ đó phân tích hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp. Theo đó, các tác giả đã thu nhập số liệu từ 425 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc trong giai đoạn 1998 – 2004 và sử dụng các biến quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy, tài sản hữu hình, lợi nhuận như là các yếu tố giải thích hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp.
Bằng cách áp dụng mô hình OLS gộp, mô hình ảnh hưởng cố định, mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên để hồi quy mô hình nghiên cứu, các tác giả tìm thấy đòn bẩy thể hiện tương quan âm với tỷ lệ thuế suất có hiệu lực ở mức ý nghĩa 1% trong cả 03 mô hình hồi quy. Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ vay trong cấu trúc vốn càng có hành vi tránh thuế càng cao hơn các doanh nghiệp khác.
Ngược lại, lợi nhuận có tương quan dương với tỷ lệ thuế suất có hiệu lực ở mức ý nghĩa 1% trong cả 03 mô hình hồi quy. Kết quả này ngụ ý rằng các doanh nghiệp có lợi nhuận càng nhiều sẽ càng ít có hành vi tránh thuế hơn các doanh nghiệp khác.
Ngoài ra, tài sản hữu hình và quy mô doanh nghiệp không có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp.
Richardson và Lanis (2007) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi trong tỷ lệ thuế suất có hiệu lực của các doanh nghiệp ở Úc, từ đó phân tích
hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng số liệu của 92 doanh nghiệp niêm yết ở Úc trong giai đoạn 1997 – 2003 với tổng số quan sát công ty – năm là 552. Đồng thời, các tác giả cũng sử dụng các biến độc lập bao gồm quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy, tài sản hữu hình, hàng tồn kho, chi phí nghiên cứu và phát triển, lợi nhuận trong mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi trong tỷ lệ thuế suất có hiệu lực của các doanh nghiệp ở Úc.
Bằng việc áp dụng mô hình hồi quy OLS gộp, các tác giả tìm thấy rằng, quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy, tài sản hữu hình, chi phí nghiên cứu và phát triển có tương quan âm với tỷ lệ thuế suất có hiệu lực. Điều này hàm ý rằng các doanh nghiệp có quy mô càng lớn, có sử dụng nợ vay nhiều trong cấu trúc vốn, đầu tư nhiều tài sản hữu hình và chi phí nghiên cứu và phát triển càng cao thì càng có hành vi tránh thuế càng cao. Ngược lại, hàng tồn kho và lợi nhuận cho thấy tương quan dương với tỷ lệ thuế suất có hiệu lực của các doanh nghiệp. Kết quả này cho thấy rằng các doanh nghiệp nắm giữ nhiều hàng tồn kho, càng có lợi nhuận càng cao thì càng ít có hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp.
Md Noor và các cộng sự (2008) nghiên cứu các yếu tố giải thích hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp ở Malaysia. Bằng cách thu thập số liệu của 294 doanh nghiệp trong giai đoạn 2000 – 2004, và sử dụng các biến số bao gồm quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy, tài sản hữu hình, lợi nhuận, hàng tồn kho, thu nhập nước ngoài như là các yếu tố giải thích hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp. Qua đó, trong nghiên cứu của các tác giả, mô hình OLS gộp, mô hình ảnh hưởng cố định và ảnh hưởng ngẫu nhiên được sử dụng để ước lượng mô hình nghiên cứu hành vi tránh thuế. Kết quả của các tác giả tìm thấy cho thấy bằng chứng quy mô doanh nghiệp thể hiện tương quan dương với tỷ lệ thuế suất có hiệu lực ở mức ý nghĩa 1%.
Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp có quy mô càng lớn sẽ càng ít có hành vi tránh thuế hơn so với các doanh nghiệp khác. Ngược lại, đòn bẩy, tài sản hữu hình và lợi nhuận có tương quan âm với tỷ lệ thuế suất có hiệu lực ở mức ý nghĩa 1%.
Kết quả này ngụ ý rằng các doanh nghiệp càng sử dụng nhiều nợ vay trong cấu trúc vốn, càng đầu tư nhiều tài sản hữu hình và càng có nhiều lợi nhuận càng có hành vi
tránh thuế càng cao. Ngoài ra, hàng tồn kho và thu nhập nước ngoài không có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp.
Chen và các cộng sự (2010) tiến hành thu thập dữ liệu của 1003 doanh nghiệp trong giai đoạn 1996 – 2000 với tổng số quan sát lên đến 3865 doanh nghiệp – năm để phân tích hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp ở Mỹ. Trong đó, mô hình nghiên cứu của các tác giả sử dụng các biến số như lợi nhuận, đòn bẩy, thu nhập nước ngoài, tài sản hữu hình, tài sản vô hình, quy mô doanh nghiệp, cơ hội tăng trưởng và sở hữu gia đình như các biến độc lập để giải thích hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp ở Mỹ. Bằng cách ước lượng mô hình nghiên cứu bởi phương pháp hồi quy OLS, bài nghiên cứu của các tác giả tìm thấy rằng đòn bẩy, thu nhập nước ngoài, tài sản hữu hình có tương quan âm với tỷ lệ thuế suất có hiệu lực ở mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp sử dụng nợ nhiều trong cấu trúc vốn, có thu nhập nước ngoài cao và đầu tư nhiều tài sản hữu hình sẽ có hành vi tránh thuế nhiều. Ngược lại, tài sản vô hình, sở hữu gia đình, và cơ hội tăng trưởng có tương quan dương với tỷ lệ thuế suất có hiệu lực ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này cho thấy rằng các doanh nghiệp đầu tư nhiều vào tài sản vô hình, có mức độ sở hữu gia đình càng cao và có nhiều cơ hội tăng trưởng sẽ ít có hành vi tránh thuế hơn. Ngoài ra, quy mô doanh nghiệp không có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi tránh thuế. Lợi nhuận không thể hiện ảnh hưởng rõ ràng.
Noor và các cộng sự (2010) thực hiện nghiên cứu giải thích tỷ lệ thuế suất có hiệu lực từ đó phân tích hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp niêm yết ở Malaysia. Thông qua dữ liệu của 316 công ty trong giai đoạn 1993 – 2006 và mô hình nghiên cứu bao gồm các biến số quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy, lợi nhuận, tài sản hữu hình và hàng tồn kho như là các yếu tố giải thích tỷ lệ thuế suất có hiệu lực của các doanh nghiệp niêm yết ở Malaysia. Bài nghiên cứu của các tác giả áp dụng phương pháp hồi quy OLS để ước lượng các hệ số trong mô hình nghiên cứu giải thích hành vi tránh thuế. Qua đó các tác giả tìm thấy rằng quy mô doanh nghiệp và hàng tồn kho cho thấy tương quan dương với tỷ lệ thuế suất có hiệu lực ở mức ý
nghĩa 10%. Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp có quy mô càng lớn và nắm giữ nhiều hàng tồn kho thì sẽ càng ít có hành vi tránh thuế. Ngược lại, đòn bẩy, tài sản hữu hình và lợi nhuận thể hiện tương quan âm với tỷ lệ thuế suất có hiệu lực ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này cho thấy rằng các doanh nghiệp sử dụng nợ vay nhiều trong cấu trúc vốn, đầu tư nhiều vào tài sản hữu hình và có lợi nhuận càng nhiều sẽ có xu hướng thực hiện các hành vi tránh thuế càng nhiều.
Wu và các cộng sự (2012) xem xét vấn đề sở hữu nhà nước, quy mô doanh nghiệp và tỷ lệ thuế suất có hiệu lực của các doanh nghiệp ở Trung Quốc. Theo đó các tác giả đã thu thập số liệu của các doanh nghiệp trong giai đoạn 1999 – 2006, và sử dụng các biến số bao gồm quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy, lợi nhuận, tài sản hữu hình, hàng tồn kho và cơ hội tăng trưởng như là các yếu tố giải thích sự thay đổi trong tỷ lệ thuế suất có hiệu lực của các doanh nghiệp. Bằng cách áp dụng phương pháp hồi quy OLS ước lượng mô hình nghiên cứu, nghiên cứu của các tác giả tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng quy mô doanh nghiệp, lợi nhuận, tài sản hữu hình, hàng tồn kho và cơ hội tăng trưởng có tương quan dương với tỷ lệ thuế suất có hiệu lực ở mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp càng có quy mô càng lớn, lợi nhuận càng nhiều, đầu tư nhiều tài sản hữu hình, nắm giữ nhiều hàng tồn kho và có nhiều cơ hội tăng trưởng thì ít có hành vi tránh thuế. Ngược lại, đòn bẩy được tìm thấy có tương quan âm với tỷ lệ thuế suất có hiệu lực ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này cho thấy các doanh nghiệp càng sử dụng nợ vay càng nhiều càng cho thấy càng có hành vi tránh thuế càng cao.
Wu và các cộng sự (2013) nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ thuế suất có hiệu lực của các doanh nghiệp ở Trung Quốc. Bài nghiên cứu của các tác giả thu nhập số liệu của 1145 doanh nghiệp trong giai đoạn 1999 – 2006 với tổng số quan sát lên đến 5335 doanh nghiệp –năm và sử dụng các biến số bao gồm quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy, tài sản hữu hình, hàng tồn kho, lợi nhuận đóng vai trò các biến độc lập giải thích hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp. Thông qua phương pháp hồi quy OLS để ước lượng các hệ số trong mô hình nghiên cứu hành vi tránh thuế của