Các biện pháp bồi dưỡng năng lực CTVH cho HSTH

Một phần của tài liệu CẢM THỤ VĂN HỌC VÀ VIỆC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HSTH (Trang 22 - 35)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP, BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG

2.2. Các biện pháp bồi dưỡng năng lực CTVH cho HSTH

Rèn luyện để nâng cao năng lực CTVH là một trong những nhu cầu cần thiết của mỗi học sinh. Có năng lực CTVH tốt, các em sẽ cảm nhận được nhiều nét đẹp của thơ văn, làm cho tâm hồn các em được phong phú hơn, nói, viết tiếng Việt thêm trong sáng và sinh động

2.2.1. Bồi dưỡng hứng thú học tập

Hứng thú là một hiện tượng tâm lý trong đời sống mỗi người. Hứng thú tạo điều kiện cho con người học tập, lao động được tốt hơn. Nhà văn M.Goorki nói: “Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc”. Việc bồi dưỡng hứng thú đối với thơ văn cho học sinh tiểu học là một việc làm cần thiết. Để tạo hứng thú cho các em, giáo viên phải tạo được sự thoải mái trong học tập, phải làm cho các em cảm nhận được vẻ đẹp và khả năng kỳ diệu của ngôn từ, vẻ đẹp của hình ảnh, hình tượng, xúc cảm, trí tưởng tượng... trong tác phẩm văn học. Giáo sư Lê Trí Viễn đã nói “không làm thân với văn thơ thì không nghe được tiếng lòng chân thật của nó”...

Để bồi dưỡng hứng thú học văn học cho học sinh tiểu học, giáo viên nên cho các em tiếp xúc càng nhiều càng tốt với những tác phẩm văn chương, khơi gợi cho các em biết lắng nghe tình cảm, nhu cầu của mình: yêu thích cái gì, mong muốn điều gì?

Từ đó, tìm đến các tác phẩm văn học để vừa thỏa mãn nhu cầu tinh thần, vừa tạo thói quen đọc sách và dần hình thành sự yêu thích đối với văn chương. Giáo viên cũng có thể hướng các em đến với thơ văn vì thế giới đó sẽ mang đến cho các em nhiều điều bổ ích và lí thú về thiên nhiên, con người và cuộc sống. Ngoài ra, kể cho học sinh nghe về cuộc đời riêng của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, cho các em biết xuất xứ của những câu chuyện, bài thơ hay, tổ chức những cuộc nói chuyện văn thơ... cũng là những cách khơi gợi sự tò mò, hứng thú đối với thơ văn, đưa các em đến gần hơn với tác phẩm nghệ thuật.

Ngay khi còn nhỏ, hầu hết các em đều thích nghe ông bà, cha mẹ hoặc người thân kể chuyện, đọc thơ. Bước chân tới trường tiểu học, được tiếp xúc với những câu thơ, bài văn hay trong sách giáo khoa Tiếng Việt, nhiều em say mê đọc từng trang sách một cách thích thú. Đó chính là những biểu hiện ban đầu của hứng thú, cần gìn giữ và nuôi dưỡng để nó phát triển liên tục, mạnh mẽ. Một học sinh chưa thích văn học, thiếu

23 sự say mê cần thiết, nhất định chưa thể đọc lưu loát và diễn cảm bài văn, chưa thể xúc động thực sự với những gì đẹp đẽ được tác giả diễn tả qua bài văn ấy.

Có hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn, các em sẽ vượt qua được khó khăn, trở ngại, cố gắng luyện tập để cảm thụ văn học tốt và học giỏi môn Tiếng Việt. Tập đọc diễn cảm một bài thơ, đoạn văn, chăm chú quan sát, lắng nghe để tìm hiểu cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống quanh ta, tập dùng từ ngữ cho đúng và hay, nói và viết thành câu cho rõ ý, sinh động và gợi cảm… tất cả đều giúp các em phát triển năng lực cảm thụ văn học. Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn cũng chính là tự rèn luyện mình để có nhận thức đúng, tình cảm đẹp, từ đó đến với văn học một cách tự giác, say mê. Đây là yếu tố quan trọng của cảm thụ văn học.

2.2.2. Bồi dưỡng vốn tri thức ngữ - văn cho học sinh tiểu học 2.2.2.1. Giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt

Để trau dồi năng lực cảm thụ văn học ở tiểu học, các em cần nắm vững những kiến thứcTiếng Việt cơ bản đã học trong chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học. Có hiểu biết về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp tiếng Việt sẽ giúp các em không chỉ nói – viết tốt mà còn có thể cảm nhận được nét đẹp của nội dung qua những hình thức diễn đạt sinh động và sáng tạo.

- Từ vựng: Phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy, từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại, các kiểu từ láy, các dạng từ láy, nghĩa của từ láy, từ tượng hình, tượng thanh, từ nhiều nghĩa, cùng nghĩa, trái nghĩa. Nắm nghĩa của từ và cách sử dụng từ. Phân biệt danh từ, động từ, tính từ...

- Ngữ pháp: Tìm hiểu câu và cấu tạo ngữ pháp của câu, các thành phần câu, dấu câu và kỹ năng sử dụng dấu câu...

- Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa...

2.2.2.2. Giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản về văn học

- Giúp các em làm quen và cảm nhận về một số khái niệm như: hình ảnh (là toàn bộ đường nét, màu sắc hay đặc điểm của người, vật, cảnh bên ngoài được ghi lại trong tác phẩm, nhờ đó ta có thể tưởng tượng ra được người, vật, cảnh đó); chi tiết (là điểm nhỏ, ý nhỏ, khía cạnh nhỏ trong nội dung sự việc hay câu chuyện); bố cục (là sự xếp đặt, trình bày các phần để tạo nên một nội dung hoàn chỉnh)…

- Giúp học sinh nhận biết được các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó: so sánh, nhân hoá, điệp ngữ, đảo ngữ, đối lập…

24 Để cảm thụ tốt các tác phẩm văn học thông qua việc khai thác các biện pháp nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các yêu cầu sau:

+ Hiểu được thế nào là biện pháp nghệ thuật: So sánh, nhân hóa, điệp từ và đảo ngữ... (thông qua phân môn Luyện từ và câu)

+ Xác định đúng những biện pháp nghệ thuật trong bài văn, bài thơ.

+ Xác định đúng những từ, cụm từ, hình ảnh (ngữ liệu) thể hiện biện pháp nghệ thuật.

+ Cảm nhận được ý nghĩa, giá trị của các biện pháp nghệ thuật.

- Giúp học sinh tìm hiểu nội dung, ý nghĩa tác phẩm văn học:

Cảm thụ văn học thông qua việc tìm hiểu nội dung, ý nghĩa thực chất chính là hình thức tìm hiểu nội dung văn bản tác phẩm. Song trong việc tìm hiểu nội dung ý nghĩa của văn bản, giáo viên không chỉ dừng lại ở mức tái hiện những kiến thức có trong tác phẩm mà dựa trên những vấn đề học sinh đã phát hiện được như các biện pháp nghệ thuật, các ngữ liệu thể hiện các biện pháp nghệ thuật... để định hướng cho học sinh cảm nhận được giá trị nghệ thuật của văn bản. Muốn cảm nhận trọn vẹn giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm, trước hết giáo viên hướng dẫn các em tìm hiểu bố cục và nội dung bài.

Ví dụ:

- Bài thơ, đoạn trích được chia làm mấy đoạn.

- Giúp học sinh tìm hiểu nội dung từng đoạn thông qua hệ thống các câu hỏi từ đơn giản (trả lời theo nội dung đã có sẳn trong bài) đến những câu hỏi khó (học sinh phải hiểu nội dung bài mới có thể giải đáp). Từ việc trả lời đúng các câu hỏi, học sinh sẽ nêu được nội dung của đoạn (thơ, văn) hoặc toàn bài.

- Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm có sáng tạo nhằm giúp học sinh nâng cao cảm xúc thẩm mỹ và kích thích các em khám phá ra bí ẩn dưới những dòng chữ của tác phẩm.

2.2.3. Bồi dưỡng vốn sống, vốn văn hóa

Vốn sống là một khái niệm rộng rãi, bao gồm toàn bộ tri thức, kinh nghiệm về cuộc sống của mỗi cá nhân. Đó là những hiểu biết, những cảm xúc và cách ứng xử của mỗi người trong những mối quan hệ với thiên nhiên và xã hội. Yêu cầu của việc bồi dưỡng vốn sống đối với học sinh tiểu học là giúp các em tích luỹ được nhiều tri thức, kinh nghiệm về cuộc sống.

25 Cảm thụ văn học là quá trình nhận thức có ảnh hưởng bởi vốn sống, vốn văn hóa, kinh nghiệm, trải nghiệm của mỗi người. Bồi dưỡng vốn sống, vốn văn hóa cho các em là một quá trình lâu dài và công phu. Giáo viên nên hướng dẫn các em tích lũy vốn hiểu biết và cảm xúc của bản thân qua sự hoạt động và quan sát hàng ngày trong cuộc sống. Có vốn sống các em mới có khả năng liên tưởng để tiếp nhận tác phẩm. Có những cảnh vật, con người, sự việc diễn ra quanh ta tưởng chừng như rất quen thuộc, nhưng nếu ta không chú ý quan sát, nhận xét để có cảm xúc và ghi nhớ (hoặc ghi chép lại) thì chúng ta không thể làm giàu thêm vốn hiểu biết về cuộc sống. Chính vì vậy, tập quan sát thường xuyên, quan sát bằng nhiều giác quan (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi…) là một thói quen rất cần thiết cho học sinh. Quan sát nhiều, quan sát kĩ chẳng những giúp các em viết được những bài văn hay mà còn tạo điều kiện cho các em cảm nhận được vẻ đẹp của thơ văn một cách tinh tế và sâu sắc.

Tô Hoài đã nêu kinh nghiệm quan sát để phục vụ cho việc tích lũy “vốn sống”

như sau: “Quan sát giỏi là phải tìm ra nét chính, thấy được tính riêng, móc được những ngóc ngách của sự vật, của vấn đề. Nhiều khi không cần dàn đủ sự việc, chỉ cần chép lại những đặc điểm mà mình cảm nhất như: một câu nói lột tả tính nết, những dáng người và hình bóng, tiếng động, ánh đèn, nét mặt, một trạng thái tư tưởng do mình đã khổ công ngắm, nghe, nghĩ mới bật lên và khi thấy bật lên được thì thích thú, hào hứng, không ghi không chịu được”.

Bên cạnh vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống, các em còn cần tích lũy cả vốn hiểu biết về văn hóa. Đọc sách thường xuyên là con đường tích lũy vốn văn hóa hữu hiệu. Mỗi cuốn sách có biết bao điều bổ ích và lí thú. Nó giúp ta mở rộng tầm nhìn cuộc sống, khơi sâu những suy nghĩ, cảm xúc, góp phần khơi dậy năng lực cảm thụ văn học ở mỗi chúng ta. Việc chọn sách đọc là rất quan trọng. Các em phải chọn những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi, có ích cho việc học tập và rèn luyện. Khi đọc sách, cần tập trung tư tưởng cao, luôn suy nghĩ về những điều đáng đọc để thấy cái hay, cái đẹp của tác phẩm (cả về nội dung và nghệ thuật). Đọc sách đến mức say mê cũng có nghĩa là “sống” cùng với nhân vật, biết vui - buồn - sướng - khổ hay yêu - ghét…, đồng thời cảm nhận được những hình ảnh đẹp, những câu văn hay, những chi tiết xúc động…

Ngoài ra, đọc sách cần phải chọn lọc, ghi chép công phu để thu nhận, tích luỹ những điều bổ ích, làm giàu thêm vốn sống. Các em cần tập thói quen ghi chép trong sổ tay “văn học” những từ ngữ hay, hình ảnh đẹp, những câu thơ, đoạn văn có ý nghĩa,

26 hoặc những điều cảm nhận được… nhằm trau dồi năng lực cảm thụ văn học của bản thân.

Chăm đọc sách, đọc sách có phương pháp tốt sẽ giúp mỗi người tự học được nhiều điều thú vị, từ đó mà lớn lên về cả trí tuệ lẫn tâm hồn. Càng hiểu biết sâu sắc về thực tế cuộc sống và văn học, trí tưởng tượng và cảm xúc của mỗi người càng thêm phong phú, chân thực. Đó chính là điệu kiện quan trọng để cảm thụ văn học tốt.

Bên cạnh việc đọc sách, vốn văn hóa còn được tích lũy qua những điều học được từ gia đình, nhà trường, xã hội. Qua cuộc sống sinh hoạt và học tập hàng ngày, các em có thể tích lũy dần những điều bổ ích về cách ăn nói, giao tiếp trong quan hệ giữa những người thân hay quan hệ cộng đồng; có thể học được cách ăn mặc, cách ứng xử văn minh, cách giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc; những phẩm chất cần có cũng là nét đẹp văn hóa của con người: lễ phép, lịch sự, đồng cảm, giúp đỡ người khác, tôn trọng người già, thầy cô, bảo vệ trẻ em...

Trong nhà trường, Tiếng Việt là môn học có khả năng đem đến cho học sinh nhiều tri thức cuộc sống, nhiều bài học giáo dục nhân cách… Bằng cách cung cấp nhiều câu chuyện, nhiều bài thơ, đoạn văn, trong đó chứa đựng những tri thức phong phú và đa diện về cuộc sống; bằng cách hướng dẫn, khuyến khích các em khám phá nội dung, nghệ thuật, ghi nhớ những tri thức cần thiết, và liên hệ với thực tế cuộc sống, sẽ có tác dụng làm giàu vốn sống cũng như phát triển tốt tình cảm, tâm hồn cho các em.

Ở bộ môn Tự nhiên và xã hội, các em sẽ được tích luỹ ngày càng đầy đủ những kiến thức về tự nhiên và xã hội, có ý thức tôn trọng và bảo vệ môi trường, có nền nếp, đạo đức trong sinh hoạt hàng ngày, hình thành những thói quen lành mạnh, chuẩn mực ứng xử trong cuộc sống… Đó chính là việc bồi dưỡng vốn sống, là những bước đi đầu tiên trong tích luỹ tri thức và kinh nghiệm sống cho học sinh.

2.2.4. Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm 2.2.4.1. Khái niệm đọc diễn cảm

Đọc diễn cảm là hoạt động đọc tác phẩm văn chương có sử dụng các sắc thái giọng điệu (ngữ điệu, nhịp điệu, cường độ...) và các phương tiện diễn cảm (ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ...) nhằm truyền đạt ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm trong tác phẩm và cả thái độ, tâm trạng, cảm xúc, sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đến với người nghe.

2.2.4.2. Yêu cầu và tầm quan trọng của việc đọc diễn cảm

27 Vấn đề trước tiên đặt ra là đọc tác phẩm như thế nào? Bởi vì “đọc văn” là bước đầu đi vào tác phẩm. Đọc văn phải rõ ràng, diễn cảm với tất cả tâm hồn của mình. Có như vậy ta mới hiểu hết ý nghĩa biểu hiện của ngôn ngữ văn chương, một thứ ngôn ngữ đặc biệt mang tính hình tượng, cụ thể, giàu hình ảnh, phát huy đến mức cao độ chức năng biểu cảm của ngôn ngữ. Ngôn ngữ văn chương nhất là ngôn ngữ thi ca rất hàm súc và tinh tế. Cho nên, khi giảng văn, ta nên đọc trước bài văn, bài thơ.

Yêu cầu cần đạt được của việc đọc văn bản là phải nắm bắt trúng giọng điệu của tác phẩm: “Sự phong phú, tính đa nghĩa, ý vị đậm đà của bài văn trước hết là ở giọng.

Năng khiếu văn ở phần tinh tế nhất là năng lực bắt được trúng cái giọng của văn bản mình đọc và tạo ra được giọng đích đáng cho tác phẩm mình viết. Bắt được giọng đã khó, làm cho học sinh cảm nhận được cái giọng càng khó, công việc này đòi hỏi sáng kiến và tài tình của giáo viên…” (GS Hoàng Ngọc Hiến).

Không biết đọc diễn cảm, không tìm được ngữ điệu thích đáng trong giảng bài, đó là sự bất lực của người dạy văn. Có nhiều giáo viên có kiến thức, nhưng khi giảng bài, học sinh thấy chán, buồn ngủ, bởi vì giáo viên đó thiếu khẩu khí, thiếu hơi văn, chưa tìm được ngữ điệu, giọng điệu thích đáng cho mình. Như vậy, người dạy văn giỏi, ngoài kiến thức cần phải có ngữ điệu, giọng điệu phù hợp, đa dạng. Có như vậy tác phẩm mới tác động sâu vào cảm nhận của học sinh. Và đây là một phần quan trọng để phát huy tiềm lực, kích thích hứng thú học văn của học sinh.

Ngữ điệu và giọng điệu trong dạy học môn văn trước hết được thể hiện ở khả năng đọc diễn cảm và ngữ điệu giảng bài của giáo viên. Ngoài việc đọc đúng quy tắc ngữ pháp, đúng đặc trưng thể loại. Mỗi tác phẩm có một giọng điệu riêng. Nắm bắt đúng giọng điệu của tác phẩm chính là nắm bắt đúng tư tưởng và tình cảm của tác giả.

Tuỳ từng văn bản cụ thể mà giáo viên và học sinh có thể chọn cho mình một “tông giọng” phù hợp.

Ví dụ: Tác phẩm trữ tình cần đọc khác với tác phẩm tự sự; đọc đoạn đối thoại khác đoạn độc thoại nội tâm; đọc văn tả khác đọc văn kể, văn tường thuật; đọc văn chính luận khác với đọc bài tùy bút…

Có thể xem đọc diễn cảm là nghệ thuật của trình diễn. Đọc diễn cảm không phải là “khoe giọng” mà là sự thể hiện xúc động của trái tim. Thơ là âm vang của cảm xúc.

Đọc thơ là để làm cho tác phẩm thơ vang lên như một bản nhạc, làm cho nó ngân nga trong hồn người. Về thực chất đọc diễn có những điểm tương đồng với ngâm thơ hoặc trình diễn ca khúc. Đọc ở đây là thể hiện sự cảm thụ và thể nghiệm sâu sắc về tác

Một phần của tài liệu CẢM THỤ VĂN HỌC VÀ VIỆC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HSTH (Trang 22 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)