Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các lĩnh vực trong chiến lược phát triển bền vững ở việt nam (Trang 71 - 74)

Tại các vùng nông thôn, các chất phế thải của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp truyền thống (như thân lá cây, rơm rạ, vỏ hạt, phân gia súc...) hầu hết được sử dụng để đun nấu, làm phân bón hoặc chôn lấp. Những chất phế thải có nguồn gốc công nghiệp, như chất dẻo, nhựa, kim loại, dư lượng hóa chất khó phân hủy, tuy chưa trở thành vấn đề bức xúc, nhưng đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Vấn đề rác thải bắt đầu xuất hiện ở những vùng có mật độ dân số đông đúc.

Tại các đô thị và khu công nghiệp, việc thu gom và xử chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp, chất thải nguy hại đang là vấn đề môi trường cấp bách. Năng lực thu gom chất thải rắn hiện nay ở tất cả các đô thị và khu công nghiệp ở Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 20-40%, riêng ở các thành phố lớn có thể lên tới 50-80%. Rác thải chưa được phân loại tại nguồn, được thu gom lẫn lộn và vận chuyển đến bãi chôn lấp. Công việc thu nhặt và phân loại các chất phế thải có thể tái chế hoàn toàn do những người nghèo sinh sống bằng nghề bới rác thực hiện. Việc ứng dụng các công nghệ tái chế chất thải rắn để tái sử dụng còn rất hạn chế, chưa được tổ chức và quy hoạch phát triển. Các cơ sở tái chế rác thải có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Mới chỉ có một phần nhỏ rác thải (khoảng 1,5-5% tổng lượng rác thải) được chế biến thành phân bón vi sinh và chất mùn với công nghệ hợp vệ sinh.

Biện pháp xử lý chất thải rắn hiện nay chủ yếu là chôn lấp, nhưng chưa có bãi chôn lấp chất thải rắn nào đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vệ sinh môi trường. Các bãi chôn rác thải gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí nặng nề.

lý chung với rác thải sinh hoạt đô thị. Lượng chất thải nguy hại (trong đó có chất thải bệnh viện) chỉ được thu gom với tỷ lệ khoảng 50-60%.

Công tác quản lý chất thải rắn còn nhiều điểm yếu kém:

- Sự phân công trách nhiệm quản lý chất thải giữa các ngành chưa rõ ràng.

- Cơ chế thực hiện dịch vụ thu gom và quản lý chất thải vẫn còn mang nặng tính bao cấp.

- Việc thu gom chất thải chủ yếu sử dụng lao động thủ công. Sự tham gia của cộng đồng và của khu vực tư nhân vào việc thu gom và quản lý chất thải chưa rộng rãi. Đã có một số mô hình thành công về việc tư nhân và cộng đồng tổ chức thu gom và xử lý rác thải đô thị; nhưng do vốn đầu tư của họ có hạn, nên số lượng và chất lượng của dịch vụ còn xa mới đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

- Thiếu sự đầu tư thỏa đáng và lâu dài đối với các trang thiết bị thu gom, vận chuyển, phân loại, xây dựng các bãi chôn lấp đúng quy cách và các công nghệ xử lý chất thải.

- Chưa có các công nghệ và phương tiện hiện đại cũng như vốn đầu tư để tái chế chất thải đã thu gom; còn thiếu kinh phí cũng như công nghệ thích hợp để xử lý chất thải nguy hại.

- Nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường và an toàn sức khỏe liên quan tới việc thu gom, xử lý và quản lý chất thải rắn còn đang ở trình độ thấp.

Những hoạt động ưu tiên cần thực hiện trong lĩnh vực này là:

1. Về thể chế, pháp luật:

- Xây dựng và ban hành kế hoạch kiểm soát ô nhiễm cấp quốc gia, cấp ngành hoặc địa phương để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý, khắc phục và tiến tới kiểm soát được tình trạng ô nhiễm môi trường do các chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải nguy hại gây ra.

rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 và Quy chế quản lý chất thải nguy hại đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.

- Tiến hành nghiên cứu để xác định các cơ chế tăng cường hoàn trả chi phí liên quan tới thu gom, xử lý, tiêu huỷ chất thải rắn và chất thải nguy hại.

2. Về kinh tế:

- Xây dựng các bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh tại các thành phố lớn và trung bình.

- Đẩy mạnh việc áp dụng các công nghệ tái chế chất thải để tái sử dụng. Khuyến khích việc phân loại chất thải từ nguồn để phục vụ công nghệ tái chế, góp phần làm giảm diện tích các bãi chôn lấp rác thải và các hệ thống xử lý tốn kém.

- Khuyến khích khu vực tư nhân thành lập các công ty cổ phần, công ty tư nhân, hợp tác xã…để tham gia vào việc thu gom và xử lý chất thải rắn.

- Đẩy nhanh tốc độ lắp đặt hệ thống lò đốt rác thải ở các bệnh viện, trước hết tại các bệnh viện điều trị các loại bệnh truyền nhiễm.

3. Về công nghệ:

- Giảm lượng chất thải rắn thải ra ngay từ nguồn bằng cách khuyến khích áp dụng những quy trình công nghệ sản xuất sạch và thân thiện với môi trường.

- Khuyến khích các cơ sở sản xuất sử dụng các công nghệ tiên tiến, tiêu tốn ít nguyên, nhiên, vật liệu; giảm các vật liệu bao bì đóng gói sản phẩm gây lãng phí tài nguyên; thay đổi thói quen tiêu dùng của nhân dân theo hướng tiết kiệm và thải ít chất thải ra môi trường.

- Khuyến khích áp dụng các công nghệ tái chế chất thải để làm phân bón vi sinh, tạo chất mùn phục vụ sản xuất và giảm diện tích chôn lấp chất thải.

4. Về nâng cao nhận thức:

- Triển khai các chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng; khuyến khích nhân dân chủ động tham gia các hoạt động thu gom, xử lý và quản lý chất thải trong cộng đồng tại các thành phố lớn, trung bình góp phần

ngăn chặn việc đổ rác thải, nhất là các chất thải nguy hại một cách bừa bãi ra đường phố.

- Hình thành các phong trào quần chúng về phân loại rác thải ngay tại nhà; chăm lo vệ sinh môi trường sống; sử dụng tiết kiệm tài nguyên và các sản phẩm.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các lĩnh vực trong chiến lược phát triển bền vững ở việt nam (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w