CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ MƯỜNG LỐNG
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.2.1. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã Mường Lống
Qua bảng 3, cho thấy diện tích đất nông nghiệp (mà chủ yếu là đất lâm nghiệp được chính quyền giao cho người dân khoanh nuôi, bảo vệ) và diện tích đất khác (chủ yếu là đất núi đang để trống) chiếm tỷ lệ cao nhất. Các loại đất chuyên dụng và đất thổ cư chiếm tỷ lệ rất ít.
Tỷ lệ đất nông nghiệp được tăng dần qua các năm, năm 2007 loại đất này chiếm 48,9% tổng diện tích đất tự nhiên. Đến năm 2009, tỷ lệ này đã tăng lên 54,1%. Sự tăng này chủ yếu là do người dân tham gia thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng bằng cách nhận khoanh nuôi, bảo vệ, trồng mới bổ sung những khu rừng trên các núi cao.
Bên cạnh đó người dân còn khai hoang những triền đất núi để trồng cây ăn quả.
Diện tích đất canh tác không những không được mở rộng mà còn bị thu hẹp do hạn hán hoặc lũ quét làm sạt lở những mảnh đất trồng màu.
Đại học Kinh tế Huế
Bảmg 3: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã trong 3 năm qua (2007 –2009)
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh (%)
DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 08/07 09/08 BQ I–Diện tích đất tự nhiên 14.187 100,0 14.187 100,0 14.187 100,0 100,0 100,0 100,0 1.1. Diện tích đất nông nghiệp 6.938 48,9 7.335 51,7 7.672 54,1 105,7 104,6 105,2
1.1.1. Đất canh tác 1.080 - 1.076 - 1.030 - 99,6 95,7 97,7
-Đất trồng lúa 631 - 685 - 690 - 108,6 100,7 104,6
-Đất trồng cây ngắn ngày khác 449 - 391 - 340 - 87,1 87,0 87,0
1.1.2. Đất trồng cây lâu năm 55 - 55 - 85 - 100,0 154,5 127,3
1.1.3. Đất mặt nước 3 - 3,5 - 5 - 116,7 142,9 129,8
1.1.4. Đất lâm nghiệp 5.800 - 6.200 - 6.552 - 106,9 105,7 106,3
1.2. Đất chuyên dùng 11,15 0,1 11,68 0,1 11,83 0,1 104,8 101,3 103,0
1.3. Đất thổ cư 10,18 0,1 10,92 0,1 11,02 0,1 107,3 100,9 104,1
1.4. Đất khác 7.228 50,9 6.830 48,1 6.492 45,7 94,5 95,1 94,8
II- Chỉ tiêu bình quân
2.1. Đất nông nghiệp/hộ NN (ha) 11,5 12,25 12,7
2.2. Đất nông nghiệp/khẩu NN (ha) 1,67 1,74 1,82
2.3. Đất canh tác/hộ NN (ha) 1,82 1,68 1,72
2.4. Đất canh tác/khẩu NN (ha) 0,26 0,23 0,24
Nguồn: Phòng NN&PTNN huyện Kỳ Sơn
Đại học Kinh tế Huế
2.2.2 Tình hình dân số và lao động của xã
Xã Mường Lống có 15 bản, với 100% dân số là đồng bào dân tộc H’Mông thuộc 7 dòng họ, đa số các hộ đều có 4 thế hệ cùng sống chungtrong một mái nhà. Tổ tiên của 7 dòng họ này đều dư cư từ nước Lào sang từ cách đây khoảng 300 năm.
Qua bảng4, cho thấy năm 2007, toàn xã có 697 hộ, với 4.900 nhân khẩu trong đó hộ nông nghiệp chiếm 86,7%. Đến năm 2009, số hộ toàn xãđã tăng lên 735 hộ, với 5.145 nhân khẩu và hộ nông nghiệp cũng chiếm tỷ lệ rất cao 86,6%.
Do tập quán sinh hoạt của đồng bào dân tộc H’Mông là có nhiều thế hệ cùng sinh sống dưới một mái nhà, nên số nhân khẩu bình quân của một hộ rất cao. Năm 2007, số nhân khẩu bình quân của một hộ là 7,2 người thì đến năm 2009 con số này giảm không đáng kể, giữ ở mức 7,1 người/hộ.
Nguồn sinh kế chính của các hộ dân ở xã Mường Lống dựa chủ yếu vào nghề nông nghiệp nên số lao động tham gia vào hoạt động này rất lớn. Năm 2007, số lao động nông nghiệp bình quân của mỗi hộ chiếm 77,6% tổng số lao động của hộ. Đến năm 2009, con số này vẫn đạt mức 77,5%.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 4: Tình hình dân số và lao động của xã trong 3 năm qua (2007 –2009)
Chỉ tiêu ĐVT
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh (%)
Số
Lượng CC (%) Số
Lượng CC (%) Số
Lượng CC (%) 08/07 09/08 BQ
I–Tổng số hộ hộ 697 100,0 715 100,0 735 100,0 102,6 102,8 102,7
1.1. Hộ nông nghiệp " 604 86,7 619 86,6 634 86,3 102,5 102,4 102,5
1.2. Hộ phi nông nghiệp " 93 13,3 96 13,4 101 13,7 103,2 105,2 104,2
II–Tổng số nhân khẩu người 4.900 100,0 4.948 100,0 5.145 100,0 100,9 103,9 102,5
2.1. Khẩu nông nghiệp " 4.231 86,3 4.278 86,5 4.428 86,1 101,1 103,5 102,3
2.2. Khẩu phi nông nghiệp " 669 13,7 670 13,5 717 13,9 100,2 107,1 103,6
III–Tổng số lao động người 3.405 100,0 3.423 100,0 3.915 100,0 100,5 114,4 107,5
3.1. Lao động nông nghiệp " 2.670 78,4 2.548 74,4 3.015 77,0 95,4 118,3 106,9
3.2. Lao động phi nông nghiệp " 735 21,6 857 25,6 900 23,0 116,6 105,0 110,8
IV–Một số chỉ tiêu bình quân
4.1. Nhân khẩu/hộ người 7,2 6,9 7,1
4.2. Lao động/hộ LĐ 4,9 4,7 5,3
4.3. Lao động nông nghiệp/hộ NN LĐ 3,8 3,5 4,1
Nguồn: Phòng NN&PTNN huyện Kỳ Sơn
Đại học Kinh tế Huế
2.2.3. Một số kết quả sản xuất – kinh doanh của xã trong 3 năm qua (2007 – 2009) Kết quả sản xuất –kinh doanh của xã Mường Lống qua 3 năm (2007 – 2009) được thể hiện thông qua bảng5. Qua đó cho thấy, năm 2007 tổng giá trị sản xuất của toàn xã đạt khoảng 22,8 tỷ đồng trong đó ngành nông nghiệp chiếm 73,5%, trong ngành nông nghiệp chủ yếu được đóng góp từ chăn nuôi. Đến năm 2009, tổng giá trị sản xuất toàn xã đạt khoảng 29,7 tỷ đồng, trong đó ngành nông nghiệp chiếm 73,9% với mức đóng góp của lĩnh vực chăn nuôi là 79,4% trong tổng thu của ngành nông nghiệp.
Về thương mại dịch vụ, có mức đóng góp thấp, nguyên nhân là đường giao thông vận tải còn khó khăn và hạ tầng còn kém nên việc phát triển ngành này còn hạn chế. Nguồn này chủ yếu được đóng góp từ các hộ tư thương kinh doanh nhỏ lẻ những nhu yếu phẩm cần thiết hàng ngày.
Ở Mường Lống, nghề chăn nuôi đặc biệt là nuôi gia súc mà chủ yếu là giống bò vàng H’Mông và ngựa rất phát triển. Vì thời tiết mát mẻ, đất đai khá tốt nên nguồn thức ăn cho chăn nuôi rất dồi dào, đặc biệt rất phù hợp với phương thức nuôi gia súc thả rông trên các triền núi.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 5: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã trong 3 năm qua (2007 –2009)
Nguồn: Phòng NN&PTNN huyện Kỳ Sơn Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tốc độ phát triển (%)
GT (tr,đ)
CC (%)
GT (tr,đ)
CC (%)
GT (tr,đ)
CC
(%) 08/07 09/08 BQ
Tổng giá trị sản xuất 22.776 100,0 26.262 100,0 29.692 100,0 15,3 13,1 14,2
I- Ngành nông nghiệp 16.746 73,5 19.512 74,3 21.929 73,9 16,5 12,4 14,5
1.1. Trồng trọt 3.752 22,4 4.096 21,0 4.523 20,6 9,2 10,4 9,8
1.2. Chăn nuôi 12.994 77,6 15.416 79,0 17.406 79,4 18,6 12,9 15,8
II- Thương mại dịch vụ - TTCN 6.030 26,5 6.750 25,7 7.763 26,1 11,9 15,0 13,5
Đại học Kinh tế Huế
2.2.4. Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu của xã năm 2009
Qua bảng 6, cho thấy, cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu của xã năm 2009, xét về số lượng thì tương đối đầy đủ nhưng về chất lượng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Đặc biệt là đường giao thông, nước sạch và điện thắp sáng.
Về đường giao thông, số km đường đất mà các phương tiện đi lại rất khó khăn đặc biệt là ô tô không thể đi được còn nhiều. Có nhiều bản muốn đi từ trung tâm xã vào phải đi bộ mất hàng tiếng đồng hồ. Việc này gây khó khăn cho người dân đặc biệt là vận chuyển các nông sản đi tiêu thụ.
Về điện, xã Mường Lống vẫn chưa có điện lưới quốc gia, hiện xãđang sử dụng một máy phát điện mini chạy bằng sức nước, với công suất bé nên mới chỉ cung cấp được cho 30% tổng số hộ trong xã, chủyếu nằm ở trung tâm xã.
Về nước sạch, tuy hệ thống chứa nước sạch đã được xây dựng nhưng về mùa khô không đủ nước cung cấp, nhiều công trình bỏ hoang, người dân vẫn phải đi bộ hàng cây số để lấy nước trong các khe suối về sinh hoạt.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng6: Tình hình trang bị cơ sở vật chất chủ yếu của xã năm 2009
Chỉ tiêu ĐVT Số
lượng I- Thủy lợi
1. Số trạm bơm hoặc đập chứa nước trên cao trạm 1
2.Kênh mương
-Trong đó kênh mương được bê tông hóa
km 30
km 0
3. Diện tích canh tác được tưới tiêu chủ động - Chiếm tỷ lệ % diện tích canh tác
ha 50
% 6,2
II- Giao thông vận tải
1. Tổng km đường xã quản lý (đường liên thôn, đường trục xã, thôn, ngõ xóm)
km 53
Trong đó: -Đường nhựa - Đường bê tông - Đường cấp phối - Đường đất
km 10
km 18
km 0
km 25
2. Tổng km đường liên xã, liên huyện đi qua xã Trong đó: -Đường nhựa
- Đường bê tông - Đường cấp phối - Đường đất
km 70
km 43
km 15
km 0
km 12
3. Số km đường xã quản lý mà ô tô có thể đi lại được bình thường km 28 4. Số km đường liên xã, liên huyện đi qua xã mà ô tô có thể đi lại
được bình thường km 58
III- Công trìnhđiện 1. Số trạm biến áp
- Công suất
trạm 1
kw 40kw
2. Số km đường điện hạ thế km 20
3. Tỷ lệ hộ được sử dụng điện % 30
IV-Trường học
1. Số phòng học Trường Tiểu học phòng 40
2. Số phòng học trường THCS phòng 32
3.Trường mẫu giáo, nhà trẻ phòng 15
V- Trạm xá trạm 1
VI- Công trình cung cấp nước sạch c.trình 6
VII- Trụ sở làm việc của UBND tr.sở 1
VIII- Trụ sở làm việc của các thôn tr.sở 11
IX- Số thôn có nhà văn hóa thôn 9
X- Trạm phát sóng điện thoại trạm 2
XI-Đài phát thanh trạm 1
Nguồn: Phòng NN&PTNN huyện Kỳ Sơn
Đại học Kinh tế Huế