CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
3.1. Thực trạng sản xuất mận tam hoa của các hộ điều tra
3.1.1. Tình hình chung của các hộ điều tra
Để tiến hành điều tra, nghiên cứu thực hiện đề tài này chúng tôi đã chọn 45 hộ đại diện cho các hộ trồng mận tam hoa ở xã Mường Lống, trên cơ sở dựa vào tiêu chí qui mô sản xuất mận của các hộ:
+ Những hộ trồng mận có qui mô lớn: > 200 cây, tương đương với diện tích>
3.500 m2
+ Những hộ trồng mận có qui mô trung bình: 100 –200 cây, tương đươngvới diện tích từ1.000–3.500 m2
+ Những hộ trồng mận có qui mô nhỏ: < 100 cây, tương đương vớidiện tích là
< 1.000 m2
Dựa trên tiêu chí trên, chúng tôi chia các hộ điều tra vào 3 nhóm sau:
+ Hộ có qui mô lớn: 6 hộ, chiếm 13,3%
+ Hộ có qui mô trung bình: 13 hộ, chiếm 28,9%
+ Hộ có qui mô nhỏ: 26 hộ, chiếm 57,8%
3.1.1.1. Tình hình về nhân khẩu và nguồn lao động của hộ điều tra
Qua bảng 7, cho thấy tình hình về nhân khẩu và nguồn lao động của các nhóm hộ điều tra, cụ thể như sau:
Về tuổi bình quân của chủ hộ, ở cả ba nhóm hộ tương đối đồng điều nhau:
nhóm hộ qui mô lớn có mức tuổi bình quân của chủ hộ là 49,4 tuổi; nhóm hộ qui mô trung bình là 46,0 tuổi; nhóm hộ qui mô nhỏ là 46,5 tuổi. Việc tuổi bình quân của các chủ hộ nằm trong ngưỡng độ tuổi lao động nên rất thuận lợi cho việc ra quyết định và chỉ đạo sản xuất của hộ gia đình.
Trìnhđộ văn hóa của chủ hộ ở cả ba nhóm hộ đều thấp, hầu hết mới học hết cấp II tại xã. Số chủ hộ không được đi học ở nhóm hộ qui mô trung bình vẫn 23,1% và nhóm hộ qui mô nhỏ là 26,9%. Những chủ hộ không được đi học này hầu hếtlà những
Đại học Kinh tế Huế
người tuổi đã cao trên 65 tuổi, sinh ra trong thời kỳ chiến tranh, thời gian đó nạn trồng thuốc phiện còn phát triển ở vùng đất này, cái đói luôn đeo bám người dân nên không có điều kiện được đi học.
Bình quân nhân khẩu của các hộ tương đối cao so với bình quân chung của cả tỉnh Nghệ An. Ở nhóm hộ qui mô lớn là 5,4 người/hộ; ở nhóm hộqui mô trung bình là 6,3 người/hộ; ở nhóm hộ qui mô nhỏ là 6,7 người/hộ.
Bảng7: Tình hình cơ bản của các hộ điều tra năm 2009
Chỉ tiêu ĐVT Quy
mô lớn
Quy mô TB
Quy mô nhỏ
1. Tổng số hộ điều tra hộ 6 13 26
2. Tuổi bình quân chủ hộ tuổi 49,4 46,0 46,5
3. Trìnhđộ văn hóa của chủ hộ
- Không học người 0 3 7
- Cấp I " 1 2 8
- Cấp II " 3 8 10
- Cấp III " 2 0 1
5. Bình quân nhân khẩu/hộ khẩu 5,4 6,3 6,7
- Nam % 50,9 49,2 50,7
- Nữ % 49,1 50,8 49,3
6. Bình quân laođộng/hộ LĐ 3,1 3,7 4,2
- Nam % 53,1 52,8 55,2
- Nữ % 46,9 47,2 44,8
7. Bình quân laođộng nông nghiệp/hộ LĐ 3,3 3,5 3,9 8. Bình quân laođộng phi nông nghiệp/hộ LĐ 0,6 0,2 0,1 9. Bình quân diện tích đất canh tác/hộ m2 1.520,0 1.564,3 1.462,5 10. Bình quân diện tích đất trồng mậntam hoa/hộ m2 7.045,5 3.114,3 683,9 11. Bình quân số cây mận tam hoa/hộ cây 325,1 136,7 54,3 12. Phương tiện phục vụ/hộ
- Trâu, bò con 2,5 1,5 1
-Xe đạp chiếc 1 1,5 1,8
- Xe máy chiếc 2,2 1,6 0,5
- Tivi chiếc 1 1 0,2
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra – 2010 Hoạt động kinh tế chính của các hộ dân là nông nghiệp nên hầu hết nguồn lao động của các hộ đều tham gia hoạt động nông nghiệp. Ở nhóm hộ có qui mô lớn có bình quân 3,3 lao động nông nghiệp/hộ; ở các nhóm hộ qui mô trung bình và qui mô nhỏ lần lượt là 3,5 và 3,9 lao động nông nghiệp/hộ.
Đại học Kinh tế Huế
3.1.1.2. Tình hình về nguồn lực phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất mận tam hoa nói riêng
Hầu hết các hộ sản xuất nông nghiệp ở xã Mường Lống đều theo phương thức canh tác truyền thống, thủ công, dùng lao động chân tay là chủ yếu nên nguồn lực phục vụ cho sản xuất khá đơn giản, như: dao, rựa, cuốc, xẻng, cày, bừa, gùi. Đối với người nông dân Mường Lống, hiện nay con trâu, con bò vẫn là đầu cơ nghiệp. Gia đình nào cóđiều kiện đều sắm xe máy để làm phương tiện đi
Bảng8: Những phương tiện, công cụ phục vụ sản xuất mận tam hoa của các hộ trong năm 2009
(Bình quân hộ) Nhóm hộ Phương tiện, công cụ Số năm
sử dụng
Giá mua (đồng)
Giá trị hiện tại (đồng)
Bình quân chung
1. Dao, rựa 1,7 181.100 88.700
2. Cuốc, xẻng 1,8 159.600 76.800
3. Cày, bừa 1,3 115.300 63.200
4. Gùi 1,3 327.000 160.400
Quy mô lớn
1. Dao, rựa 1,8 175.000 83.300
2. Cuốc, xẻng 2,0 176.700 81.700
3. Cày, bừa 1,3 138.300 66.700
4. Gùi 1,2 350.000 183.300
Quy mô TB
1. Dao, rựa 2,0 180.000 71.500
2. Cuốc, xẻng 2,0 166.900 63.100
3. Cày, bừa 1,3 114.600 63.100
4. Gùi 1,4 323.500 165.400
Quy mô nhỏ
1. Dao, rựa 1,5 183.100 98.500
2. Cuốc, xẻng 1,6 151.900 82.500
3. Cày, bừa 1,2 110.400 62.500
4. Gùi 1,3 323.100 152.700
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra – 2009 và phục vụ cho sản xuất như chở hàng hóa, nông sản ra thị trấn Mường Xén để bán và mua những nông cụ và nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống.
Những phương tiện nghe, nhìn như tivi, radio cũng đã được các gia đình quan tâm, mua sắm đặc biệt là những gia đìnhđã được sử dụng điện. Nhờ có trạm thu phát sóng điện thoại của Viettel nên nhiều hộ đã sắm điện thoại để làm công cụ trao đổi thông tin với bên ngoài và các đối tác làm ăn.
Đại học Kinh tế Huế
3.1.1.3. Quỹ đất nông nghiệp của hộ điều tra
Do địa hình chủ yếu là núi có độ dốc cao, đất bằng ở thung lũng ít nên diện tích dành cho canh tác lúa và các cây trồng ngắn ngày khác củacác hộ nông dân khá ít. Về diện tích đất trồng lúa nước bình quân của một hộ nhiều nhất cũng chỉ được 833,3m2 ở nhóm hộ có qui mô sản xuất mận tam hoa lớn; ở nhóm hộ có qui mô trung bình là 769,2m2/hộ và nhóm hộ có qui mô nhỏ là 619,2m2/hộ.
Bảng9: Tình hình nguồn lực đất đai của hộ trồng mận tam hoa trong năm 2009 (Bình quân hộ) (ĐVT: m2)
Loại đất
Bình quân chung
Quy mô lớn
Quy mô TB
Quy mô nhỏ
1. Đất thổ cư 148,70 195,00 134,60 145,00
2. Đất nông nghiệp
- Đất trồng lúa nước 633,30 833,30 769,20 619,20
- Đất trồng cây hàng năm khác 880,00 845,50 1.230,80 784,60 - Đất trồng mận tam hoa 2.433,30 7.716,70 3.134,60 863,50 - Đất trồng cây lâu năm khác 762,20 915,20 746,10 698,30
- Đất ao, hồ 289,50 426,50 197,30 189,50
3. Đất Xây dựng cơ bản
- Đấtchuồng trại 160,90 313,30 146,60 132,70
4. Đất lâm nghiệp 15.095,00 19.164,00 12.320,00 9.016,00 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra – 2010 Mặc dù chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò và ngựa ở xã Mường Lống khá phát triển nhưng chủ yếu nuôi theo hình thức thả rông nên diện tích dành cho xây dựng chuồng trại của các hộ ít, bình quân 160,9m2/hộ.
Để tận dụng thế mạnh của vùng rừng núi và hưởng ứng phong trào xã hội hóa nghề rừng, nên nhiều hộ gia đình đã đứng ra nhận khoanh nuôi, bảo vệ và trồng bổ sung rừng để biến diện tích đất rừng tự nhiên thành đất lâm nghiệp. Bình quân mỗi hộ nhận khoanh nuôi và bảo vệ khoảng 15.095m2, trong đó nhóm hộ có qui mô sản xuất mận lớn có bình quân 19.164m2/hộ; ở các nhóm hộ sản xuất mận có qui mô trung bình và nhỏ lần lượtlà 12.320m2/hộ và 9.016m2/hộ.
Đứng sau diện tích đất lâm nghiệp là diện tích đất trồng mận tam hoa, diện tích đất dành cho trồng mận khá lớn so với diện tích đất khác của hộ. Bình quân mỗi hộ có
Đại học Kinh tế Huế
nhóm hộ qui mô trung bình là 3.134,6m2/hộ; nhóm hộ qui mô nhỏ cũng có khoảng 863,5m2/hộ.
3.1.1.4. Tình hình trồng trọt của hộ điều tra
Trước năm 1996, ở xã Mường Lống, cây trồng chính của các hộ nông dân là cây thuốc phiện (hoa anh túc). Những cánh rừng, những ruộng lúa dành chỗ cho cây hoa anh túc độc chiếm. Nhưng từ năm 1996, có chủ trương xóa bỏ triệt để cây thuốc phiện, thì những cây trồng như: mận tam hoa, cây lúa, ngô, khoai, sắn trở thành cây trồngchính.
Cây mận tam hoa đóng vai trò là nguồn nông sản hàng hóa của các hộ dân thì cây lúa, ngô, khoai, sắn là những cây trồng chính cung cấp lương thực cho các hộ dân.
Do không có nhiều đất canh tác nên diện tích đất bình quân của các các hộ dành cho sản xuất lương thực khá khiêm tốn. Năm 2007, bình quân diện tích đất trồng lúa khoảng 800m2/hộ; đất trồng ngô khoảng 600m2/hộ; đất trồn khoai, sắn khoảng 400m2/hộ. Đến năm 2009, diện tích bình quân của các loại đất này lần lượt là 700, 500, 500m2/hộ.
Qua bảng 10, cho thấy sản lượng lương thực bình quân của các hộ rất thấp, nên thường xuyên xẩy ra tình trạng đói lương thực nếu không có nguồn thu nhập khác mua bổ sung lương thực hàng năm, đặc biệt là thời điểm giáp hạt. Trước năm 1996, khi chưa có cây mận tam hoa đưa vào thay thế cây thuốc phiện thì hầu hết các hộ nông dân đều rơi vào tình trạng thiếu đói từ 7 – 9 tháng/năm. Vì trước đó thu nhập từ cây hoa anh túc tuy cao nhưng những người tham gia trồng loại cây này hầu hết cũng lại nghiện hút nên bao nhiêu sản phẩm làm ra bán thì ít, tự cung tự cấp là nhiều, làm cho nguồn tiền mua lương thực bổ sung không có. Nhiều hộ phải vào rừng kiếm củ rừng, lá cây để ăn.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng10: Tình hình sản xuất một số cây trồng chính (ngoài mận tam hoa) của hộ nông dân trồng mận tam hoa ở xã Mường Lống qua 3 năm(2007–2009)
Phân loại hộ
Các loại cây trồng chính
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
DT (ha)
NS (tạ/ha)
SL (tạ)
Giá bán (đồng/tạ)
DT (ha)
NS (tạ/ha)
SL (tạ)
Giá bán (đồng/tạ)
DT (ha)
NS (tạ/ha)
SL (tạ)
Giá bán (đồng/tạ)
Tính chung
1. Lúa 0,08 15,30 2,44 510.000 0,08 15,10 2,42 600.000 0,07 14,70 2,06 645.000 2. Ngô 0,06 42,40 2,54 220.000 0,06 43,50 2,61 325.000 0,05 42,10 2,11 315.000 3. Khoai, sắn 0,04 60,10 2,40 297.000 0,04 62,00 2,48 315.000 0,05 61,50 3,08 331.000
Quy mô lớn
1. Lúa 0,08 15,00 2,40 500.000 0,08 15,00 2,40 595.000 0,08 15,00 2,40 615.000
2. Ngô 0,0 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,0 0,00 0,00 0,00 0,00
3. Khoai, sắn 0,05 60,00 3,00 305.000 0,05 60,00 3,00 375.000 0,05 60,00 3,00 392.000
Quy mô TB
1. Lúa 0,09 15,00 2,80 500.000 0,09 15,00 3,00 535.000 0,10 15,00 3,00 661.000 2. Ngô 0,1 40,20 4,00 299.000 0,08 40,00 3,20 345.000 0,08 40,00 3,20 320.000 3. Khoai 0,05 60,00 3,00 346.000 0,05 60,00 3,00 385.000 0,05 60,00 3,00 395.000 Quy
mô nhỏ
1. Lúa 0,08 15,00 2,40 500.000 0,08 15,00 2,40 550.000 0,07 15,00 2,40 620.000 2. Ngô 0,06 40,00 2,40 335.000 0,06 40,00 2,40 365.000 0,06 40,00 2,40 315.000 3. Khoai, sắn 0,03 60,00 1,80 260.000 0,03 64,00 1,90 365.000 0,03 62,50 1,90 330.000 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra – 2010
Đại học Kinh tế Huế