ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN QUẢNG ĐIỀN

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện quảng điền tỉnh TT huế (Trang 34 - 38)

Mặc dù trong tình hình nền kinh tế thế giới cũng như trong nước gặp rất nhiều khó khăn do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới, nhưng nhờ sự quan tâm chỉ đạo sáng suốt của Thường vụ Huyện Ủy, UBND Huyện và ban lãnhđạo chi nhánh nên NHNo & PTNT Quảng Điền đãđạt được những thành tựu đáng kể, luôn đảm bảo đúng với những phương châm chiến lược đặt ra đó là phát triển an toàn và hiệu quả, mang phồn vinh đến với khách hàng. Biểu hiện thị trường tín dụng được mở rộng, chi nhánh đã có nhiều cố gắng để đắp ứng các nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Những mặc đã làmđược:

- Công tác tín dụng là nhiệm vụ quan trọng, tiếp tục chấn chỉnh và củng cố vừa tăng trưởng dư nợ vừa đảm bảo chất lượng tín dụng

- Tích cực cho vay và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng truyền thống, quan hệ song phẳng, ổn định.

- Bám sát các chương trình phát triển kinh tế của Huyện, xác định đúng đối tượng đầu tư doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất, ngành nghề truyền thống, đa dạng hóa các loại hình cho vay

- Tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, đầu tư các dự án có hiệu quả kinh tế cao, khả năng trả nợ tốt.

- Gắn công tác chuyên môn với công tác đoàn thể, gắn công tác huy động vốn với công tác sử dụng vốn.

- Mở rộng quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng, tạo phong cách phục vụ tốt đồng thời đa dạng các hình thức huy động, thay đổi hình thức tuyên truyền, có nhiều hình thức khuyến mãi hấp dẫn phong phú nhằm thu hút khách hàng, tận tình chu đáo tạo tâm lý thoải mái, yên tâm cho khách hàng

- Khoán chỉ tiêu cho từng cán bộ tín dụng, hàng quý có đánh giá sơ kết, khen thưởng kịp thờ. Do đó đã phát huy tinh thần phấn đấu vươn lên của từng cán bộ

Đại học Kinh tế Huế

Những mặc chưa làm được

-Đầu tư hộ sản xuất còn mang tính sản xuất quy mô nhỏ, tín dụng truyền thống cho vay doanh nghiệp chiếm tỷ trọng còn thấp do quy mô sản xuất và năng lực tài chính của doanh nghiệp còn hạn chế

-Dư nợ bình quân cho vay hộsản xuất còn thấp - Nhận thức tư tưởng mới của cán bộ chưa toàn diện

- Giao chỉ tiêu, phát động phong trào nhưng thiếu đôn đốc theo dõi

- Một số cán bộ tín dụng chưa chịu khó học hỏi nâng cao trình độ nghiệp vụ, tính tự giác chưa cao, chưa nhiệt tình trong công việc

- Công tác kiểm tra sau khi cho vay chưa chặc chẽ, còn mang tính hình thức 3.2 Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh

Xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong quá trình hoạt động kinh doanh, tiếp tục thực hiện tốt các hình thức huy động bằng các sản phẩm tiền gửi truyền thống để đẩy mạnh huy động tiền gửi trong dân cư, các tổ chức kinh tế xã hội, nhằm đáp ứng vốn trung, dài hạn trên địa bàn.

Về công tác tín dụng: đẩy mạnh cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án có hiệu quả của các thành phần kinh tế trên địa bàn, tích cực tiếp cận khách hàng chọn lọc các dự án, phương án có hiệu quả để đầu tư, đảm bảo chất lượng tín dụng thu hồi nợ gốc an toàn, giảm thấp tỷ lệ nợ xấu

Thực hiện cơ chế khoán đến từng cán bộ

3.3 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh 3.3.1 Về công tác huy động vốn

Công tác huy động vốn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, là cơ sở để có được một Nguồn vốn ổn định và tạo thế chủ động cho Ngân hàng trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, có được một nguồn vốn đủ mạnh là cơ sở quyết định sự tăng trưởng hoạt động của Ngân hàng. Một số giải pháp để tăng nguồn vốn huy động:

- Giữ vững mối quan hệ với khách hàng cũ, thực hiện chi trả chính xác kịp thời, đảm bảo lợi nhuận và an toàn vốn.

- Mở rộng thêm các loại hình dịch vụ kinh doanh như chi trả kiều hối, chuyển tiền điện tử, phát hành thẻ ATM, kinh doanh mua bán ngoại tệ

Đại học Kinh tế Huế

- Chú trọng đến tiền gởi tiết kiệm, nhất là tiền gởi có kỳ hạn trên một năm để gia tăng vốn trung hạn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, thực hiện nguyên tắc ưu tiên về lãi suất.

- Lãi suất là một yếu tố rất quan trọng không những đối với khách hàng gởi tiền mà cònđối với cả Ngân hàng. Tâm lý người gởi tiền bao giờ cũng muốn có lãi suất cao và an toàn đồng vốn, còn mục tiêu của Ngân hàng là lợi nhuận, do đó Ngân hàng phải áp dụng một khung lãi suất sao cho vừa có được lợi nhuận vừa thu hút được khách hàng gởi tiền.

- Chăm sóc tốt khách hàng nhất là khách hàng truyền thống, có thể áp dụng các hình thức khuyến mãi như khen thưởng, tặng quà đối với khách hàng có lượng tiền gởi cao và có mối quan hệ lâu dài với Ngân hàng, duy trì và phát triển thị trường và thị phần trên địa bàn

- Bám sát các chủ trương phát triển 3.3.2 Về công tác cho vay

- Phải có kế hoạch đầu tư đúng hướng đúng đối tượng khách hàng.

- Tạo khả năng tăng vòng quay vốn tín dụng.

-Tăng tỷ suất lợi nhuận của hoạt động tín dụng.

- Mở rộng địa bàn cho vay phải có cơ sở đảm bảo tiền vay.

Để thực hiện được những yêu cầu trên thì vấn đề quan trọng nhất là năng lực của cán bộ tín dụng khi xác định nhu cầu vay vốn của khách hàng, kiểm tra tình hình nguồn vốn để cho vay. Cán bộ tín dụng là người nắm rõ nhất những thông tin về khách hàng của mình, quản lý khách hàng để kịp thời xử lý những rủi ro nếu có. Do vậy việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực và kinh nghiệm là một yêu cầu cấp thiết. Ngân hàng cần tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng theo học các lớp tập huấn về trình độ nghiệp vụ, trao đổi về khả năng xử lý các nghiệp vụ tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trong nền kinh tế thị trường.

* Giải quyết nợ quá hạn:

Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nợ quá hạn là một vấn đề ảnh hưởng không riêng đối với Ngân hàng mà cònảnh hưởng tới những mặt khác của nền kinh tế, do đó đòi hỏi Ngân hàng phải quan tâm thích đáng nhằm đảm bảo thu hồi được các khoản nợ vay quá hạn, cụ thể như:

Đại học Kinh tế Huế

- Tổ chức thu hồi dần các khoản vay: đối với các khoản nợ qúa hạn mà khách hàng chưa thanh toán được thì cán bộ tín dụng tiến hành làm việc với khách hàng để tìm hiểu nguyên nhân và cùng với họ tìm ra biện pháp thu hồi nợ, khuyến khích khách hàng trả dần món nợ, tạo điều kiện cho khách hàng duy trì quá trình sản xuất kinh doanh mà vẫn trả được nợ vay cho Ngân hàng. Từ đó cán bộ Tín dụng sẽ đưa ra phương án trả nợ cho khách hàng dựa vào khả năng sản xuất kinh doanh của họ.

- Thanh lý tài sản: Biện pháp này áp dụng khi khách hàng không có khả năng trả được nợ cho Ngân hàng, lúc này Ngân hàng sẽ phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ.

Đây là biện pháp cuối cùng để giúp Ngân hàng thu hồi vốn. Tuy nhiên do thời gian phát mãi khá lâu, thủ tục pháp lý rườm rà sẽ làmứ đọng Nguồn vốn của Ngân hàng.

3.3.3 Một số giải pháp khác:

+ Đưa ra nhiều kỳ hạn tiền gửi khác nhau: Để thu hút được nhiều tiền gửi, Ngân hàng cần phải có nhiều kỳ hạn huy động khác nhau. Tuy nhiên thời gian gửi tiền ứng với mức lãi suất, thời gian dài hay ngắn ứng với mức lãi suất cao hay thấp để đảm bảo được lợi ích của người gửi tiền.

+ Cơ sở vật chất và đội ngũ nhân viên: Ngân hàng có trụ sở kiên cố, tập huấn, nâng cao chất lượng trìnhđộ đội ngũ cán bộ mạnh đủ năng lực, kiến thức, hiểu biết kinh tế - xã hội, có năng khiếu trong lĩnh vực Ngân hàng và tâm quyết với công việc được giao + Nâng cao kỷ cương, kỷ luật, đoàn kết chống và ngăn chặn tiêu cực, lãng phí, giữu vững uy tín trong hoạt động kinh doanh

+ Cungứng tốt nhiều dịch vụ: ngoài mục đích kiếm lời hay đảm bảo an toàn tiền gửi, những vấn đề thiết yếu như: dịch vụ thông tin, chuyển tiền nhanh, chính xác… Ngân hàng đưa ra các dịch vụ tốt như vậy thực chất cũng chỉ làm giảm các chi phí khác cho người gửi tiền.

+ Hiện đại hóa khoa học công nghệ ngân hàng, trước hết là công tác thanh toán, nâng cao công tác thanh toán không dùng tiền mặt

+ Về công tác thuỷ lợi: Đây là vấn đề mấu chốt đối với những hộ sản xuất Nông nghiệp. Trong những năm gần đây, thiên tai đã xảy ra liên tiếp ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của người dân. Do đó Ngân hàng phải kết hợp cùng UBND huyện, xã vận động bà con thực hiện công tác thuỷ lợi nội đồng

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện quảng điền tỉnh TT huế (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)