Chương I: Cơ sở khoa học của về vấn đề cần nghiên cứu
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
- Nhóm đất đỏ vàng: Đây là nhóm đất chính của huyện Đăk Mil, chiếm 86,27% tổng diện tíchtự nhiên. Được hình thành trên 2đá mẹ bazan và phiến sét, thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao như cà phê,
Trường Đại học Kinh tế Huế
cao su, tiêu, cây năm quả... Tuy vậy khả năng sử dụng của đất phụ thuộc rất nhiều vào độ dày của tầng đất hữu hiệu. Nhóm đất này trên địa bàn huyện gồm loại đất:
+ Đất nâu đỏ và nâu vàng trên đá bazan (Fk, Fu), chiếm 72,74% diện tích nhóm đất đỏ vàng.
+ Đất đỏ vàng hình thành trên đá phiến sét (Fs), chiếm 3,49% diện tích nhóm đất đỏ vàng.
+ Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq) ), chiếm 23,77% diện tích nhóm đất đỏ vàng.
- Nhóm đất đen: Chiếm 10,6% diện tích tự nhiên phân bố chủ yếu ở phía Đông của huyện. Nhóm đất này có độ phì cao, ít dốc, rất thích hợp với ngô, đậu đỗ và cây lương thực, thực phẩm khác. Nhóm đất này trên địa bàn huyện gồm loại đất:
+ Đất nâu thẫm trên đá mácma bazơ và trung tính (Ru), chiếm 15,5% diện tích nhóm đất đen.
+ Đất đen trên đá bazan (Rk), chiếm 84,5% diện tích nhóm đất đen.
- Nhóm đất dốc tụ: Chiếm 1,24% diện tích tự nhiên, phân bố ven sống suối, các trũng và các thung lũng. Nhìn chung nhómđất này có tầng đất mịn dày, thành phần cơ giới trung bình đến thịt nặng, độ phì từ khá đến tốt nhưng chua. Địa hình thấp trũng khó thoát nước nên chỉ có khả năng trồng các loại cây hàng năm như lúa, hoa màu.
b. Tài nguyên nước
- Nước mặt: Nguồn nước mặt phân bố không đồng đều. Khu vực phía Nam và Tây Nam của huyện có nguồn nước khá phong phú với hệ thống sông suối, hồ đập khá dày đặc như hồ Tây, hồ Đắk Sắk, hồ Đắk Per, hồ Đắk Goun thượng… và hệ thống đầu nguồn sôngSêrêpốk như suối Đắk Ken, Đắk Đam, Đắk Mâm, Đắk Sôr…chiếm 75% lưu vực trên lãnh thổ huyện.
Khu vực phía Bắc và Đông bắc nguồn nước khá khan hiếm, mật độ sông suối thấp, hệ thống hồ đập ít. Tuy nhiên những năm gần đây nhờ sự đầu tư của nhà nước nên khu vực này hệ thống hồ đập phục vụ cho việc tưới tiêu đã được cải thiện.
Trường Đại học Kinh tế Huế
- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện tương đối phong phú nhưng chủ yếu vận động, tàn trữ trong thành tạo phun trào bazan. Chất lượng nguồn nước ngầm hầu hết đảm bảo cho ăn uống sinh hoạt (nước có tổng độ khoáng nhỏ, thuộc loại siêu hạt; M<0,2mg/l, loại hình hóa học là bicacbonat- clorua hợac clorua-bicacbonat, nồng độ các vi nguyên tố rất nhỏ và đều nhỏ hơn giới hạn cho phép: Cu=0,001mg/l; Pb=0,0015mg/l; Zn=0,003mg/l;
Hg=0,0005mg/l). Đây là yếu tố thuận lợi của huyện trong việc cung cấp nước sạch nông thôn.
c. Tài nguyên rừng
Huyện Đăk Mil nằm trong vùng hội tụ của hai luồng thực vật, của hai loại hình rừng:
- Rừng khộp gồm các cây họ Dầu chiếm ưu thế. Loại rừng này có đặc điểm cây tái sinh mạnh chịu được điều kiện khắc nghiệt như khô hạn,lửa rừng...và có thể tồn tại trên vùng lập địa xấu.
- Rừng thường xanh: Điển hình là bằng lăng, cưam xe, dầu, gáo vàng…
Loại rừng này phân bố ở các vùngẩm, tầng đất sau và khả năng tái sinh kém.
Tài nguyên rừng này thuộc sự quản lý của Công ty lâm nghiệp Đăk Mil, Công ty Lâm nghiệp Đắk Song và UBND các xã. Tuy nhiên trong những năm gần đây do sự gia tăng dân số, đặc biệt là dân di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc vào cùng với sự phát triển của cây cà phê một cách ồ ạt không kiểm soát được đã làm cho diện tích rừng trên địa bàn huyện liên tục giảm, trong khi đó diện tích trồng mới là không đáng kể.
d. Tài nguyên khoáng sản
- Đá xây dựng: Mỏ đá bazan đãđược thăm dò và khai thác:
+ Mỏ đá Đô Ry: sử dụng làm đá xây dựng, xây dựng cầu đường, trữ lượng khoảng 4,5 triệu m3.
+ Mỏ đá thôn 3, xãĐức Mạnh.
+ Mỏ đá thôn 5, xãĐắk Lao.
- Đá mỹ nghệ: Mỏ đá thôn 10A, xã Đắk Lao, kết cấu hình trụ, chiều dài trung bình 2-2,5m, đường kính trung bình 0,5m.
Trường Đại học Kinh tế Huế
- Đá bán quý opan - canxedon: Tập trung tại xã Đắk Lao và Đắk Gằn. Mỏ đá Đắk Lao nằm trong địa phận công ty Lâm nghiệp Đắk Mil quản lý đãđược Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép thăm dò.
- Mỏ than bùn: Tập trung tại khu vực Bàu 2, xã Thuận An đãđược UBND tỉnh Đăk Nông cấp phép cho 02 tổ chức khai thác, dùng để sản xuất phân bón vi sinh.
Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
Với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên như trên, huyện Đăk Mil có những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển KT - XH:
Thuận lợi:
- Đăk Mil là huyện có tầm quan trọng đặc biệt trong phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng. Quỹ đất lớn phù hợp phát triển nền kinh tế nông lâm nghiệp đa dạng, đặc biệt là cây công nghiệp (cà phê, cao su, tiêu…), gắn với phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
- Nhóm đất đỏ vàng chiếm 87,5% diện tích tự nhiên. Đây là loại đất thích hợp cho các loại cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao.
- Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên kết hợp nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc là điều kiện tốt trong phát triển dịch vụ du lịch.
- Mật độ sông suối khá cao, địa hình khá thuận lợi cho việc xây dựng các công trình thủy nông vừa và nhỏ, phục vụ cho sản xuất các loại cây trồng có hiệu quả kinhtế cao với chi phí thấp.
- Là trung điểm kết nối trung tâm tỉnh Đăk Nông với các tỉnh bắc Tây Nguyên, thuận lợi trong việc giao lưu hàng hóa tiếp cận thị trường.
- Thuộc khu vực Tam giác phát triển của 3 nước Đông Dương, có cửa khẩu Đăk Per tương lai là cửa khẩu kinh tế.
Khó khăn:
- Nằm trong vùng có lượng mưa lớn nhưng phân bố không đều trong năm, nên trong mùa khô việc khai thác nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất gặp nhiều khó khăn.
Trường Đại học Kinh tế Huế
- Đối với các vùng đất dốc, phân cắt mạnh tình trạng thoái hóa, xói mòn rửa trôi đất đã xảy ra.
- Mùa mưa thường đến sớm và kết thúc muộn nênảnh hưởng việc thu hoạch và vận chuyển nông sản của nhân dân.
- Nguồn tài nguyên rừng đang ngày càng bị giảm sút, tài nguyên khoáng sản hạn chế.