Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Phân tích lợi ích chi phí của việc sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời ở các hộ gia đình tại huyện đăk mil tỉnh đăk nông (Trang 38 - 43)

Chương I: Cơ sở khoa học của về vấn đề cần nghiên cứu

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

a. Dân số và phân bố dân cư

Dân số toàn huyện Đăk Mil năm 2011 là 93.177 người, mật độ dân số trung bình 136,43người/km2, so với tỉnh Đăk Nông thì huyện Đăk Mil có mật độ dân số cao.

Thành phần dân tộc khá đa dạng: Trên địa bàn huyện có 19 dân tộc anh em, người kinh, dân tộc thiểu số tại chỗ, dân tộc thiểu số di cư từ các tỉnh phía Bắc.

Trong 5 năm (2006-2011) tỷ lệ dân số tăng bình quân là 2,93%, tỷ lệ tăng tự nhiên ngày càng giảm, tăng cơ học biến động theo từng năm, chủ yếu tăng do di cư tự do.

b. Lao động và nguồn nhân lực:

Năm 2011, nguồn lao động chiếm 56,21% dân số, lao động ngoài độ tuổi chiếm 1,99% dân số.

Về cơ cấu lao động: Lao động nông lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất:

79,91%, công nghiệp - xây dựng: 2,51%, thương mại - dịch vụ: 7,81%, đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm lao động nông lâm nghiệp vàtăng lao động thương mại- dịch vụ và công nghiệp- xây dựng.

2.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế của các ngành, lĩnh vực

Thời kỳ 2006-2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế là 9,28%. Trong đó Nông - lâm - thủy sản tăng 5,64%; công nghiệp - xây dựng tăng 23,52% và thương mại- dịch vụ tăng 17,56%.

Nét nổi bật trong quá trình tăng trưởng kinh tế là mức tăng trưởng cao của khu vực phi nông nghiệp, nhất là công nghiệp- xây dựng và sauđó là thương mại- dịch vụ.

a. Nông - lâm nghiệp và thủy sản:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Sản xuất, nông lâm nghiệp có bước phát triển khá, giữ vai trò quan trọng và chủ yếu trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị của địa phương. Quy mô, năng lực và sản xuất năm sau cao hơn năm trước.

Trong nội bộ ngành, sản xuất nông nghiệp tăng 5,96% (trồng trọt tăng 5,75%; chăn nuôi tăng 5,33%; dịch vụ nông nghiệp tăng2,46%).

Đến cuối năm 2011, diện tích gieo trồng tăng 14.022ha so với năm 2006 đạt 43.730ha. Cây hàng năm chiếm 45,67%, cây lâu năm giảm so với năm 2006 là 1.196ha, cà phê giảm mạnh từ 23.943ha xuống còn 18.964ha, cao su 1.026ha, hồ tiêu 268ha, ca cao 259ha.

Đến 31/12/2011, diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện là 21.271,98ha, chiếm 31,15% diện tích tự nhiên, độ chephủ rừng đạt trên 36,8%.

Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng 1,64% (trồng rừng và nuôi rừng tăng 77,49%, khai thác gỗ và lâm sản giảm 1,78%, dịch vụ lâm nghiệp tăng 12,09%).

Giá trịsản xuất ngành thủy sản năm 2011 tăng 3,86%.

b. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Với mức xuất phát CN - TTCN năm 2000 khá thấp, giai đoạn 2003 -2011 đã có tốc độ phát triển rất cao.

Giá trị ngành công nghiệp chế biến tăng nhanh nhờ vào các cơ sở sản xuất khu vực tư nhân ở ngành: khai thác chế biến đá xây dựng, khai thác than bùn, chế biến cà phê và thực phẩm, mộc dân dụng, dịch vụ sửa chữa, may đo, cơ khí…

một số ngành có kỹ thuật cao như thiết bị tin học, điện tử…hầu như không có.

Số lượng đơn vị sản xuất trên địa bàn huyện có 273 cơ sở, sử dụng 599 lao động.

Tuy vậy, CN - TTCN vẫn ở quy mô nhỏ, chưa có cơ sở công nghiệp với quy mô lớn, sản phẩm chủ lực. Tổ chức còn mang tính tự phát, một số cơ sở chưa bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn lao động.

c. Thương mại- dịch vụ:

Mạng lưới thương mại - dịch vụ toàn huyện được mở rộng cả quy mô lẫn loại hình kinh doanh dịch vụ, nhất là sau thời điểm thành lập tỉnh Đăk Nông đến nay.

Đến nay 7/10 xã, thị trấn đã có chợ. Tuy nhiên chợ trung tâm huyện diện tích nhỏ, không có khả năng mở rộng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Các loại hình dịch vụ như tín dụng, ngân hàng, bưu chính viễn thông, vận tải… đã hình thành và có mặt hầu hết các khu dân cư. Riêng trong du lịch, huyện có tiềm năng phát triển du lịch và đã hoàn thành quy hoạch, kêu gọi các nguồn vốn để xây dựng phát triển khu du lịch Hồ Tây, gắn khu du lịch Hồ Tây với các điểmtuyến du lịch khác trong tỉnh.

2.1.2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng a. Hệ thống giao thông –vận tải

Hệ thống giao thông khá hoàn thiện và phân bổ tương đối hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các mối giao lưu ở các xã trong huyện, giữa huyện Đăk Mil với các huyện trong tỉnh và trung tâm tỉnh lỵ.

* Quốc lộ

- Quốc lộ 14: Dài 46 km, tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng, bê tông nhựa, chất lượng tốt, là tuyến giao thông huyết mạch của huyện, cũng là tuyến trục nối trung tâm huyện với trung tâm các xãĐắk Gằn, Đắk R’La, Đức Mạnh, Thuận An.

- Quốc lộ 14C: Dài 33 km, đạt tiêu chuẩn cấp V miền núi, có 1,5 km đường nhựa, còn lại là cấp phối chất lượng trung bình là tuyến phục vụ khu vực biên giới và an ninh quốc phòng. Quốc lộ 14C là tuyến kết nối trung tâm huyện vớixã biên giới Đăk Lao.

* Tỉnh lộ

- Tỉnh lộ 682: Đoạn qua huyện dài 10 km, có thể kết nối trung tâm huyện với xãĐăk Săk, đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi.

- Tỉnh lộ 683: Đoạn qua huyện dài 24 km, kết nối trung tâm huyện với xã Long Sơn, 10 km đạt tiêu chuẩn cấp IV, đoạn còn lại 14 km đường đất.

* Đường huyện: Đăk Mil có 8 tuyến đường huyện với chiều dài 67,5 km, trong đó đường rải nhựa 25,5 km, đá dăm cấp phối 17km và đường đất 25km;

* Đường xã: Có 33 tuyến đường xã chính với tổng chiều dài 143m, nền 5m - 7m; mặt 3,5m - 5,5m. Mặt đường: rải nhựa 9km, đá dăm cấp phối 52,2km và đường đất 82,6 km.

* Đường nội thị: Có 35 tuyến trong thị trấn Đăk Mil, dài 18,785 km, trong đó: rải nhựa 12,325km; đường đất: 6,46km. Các tuyến nội thị đạt tiêu chuẩn cấp VI, một số chưavào cấp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

* Đường thôn, bon:có 101 tuyến dài 203 km, nền 4m- 6m, mặt 3m - 5m.

Mặt đường: nhựa 11,5km, đá dăm, cấp phối 45,92 km, đường đất 145,6km.

* Đường tuần tra biên giới: Chuyên dùng phục vụ cho công tác khu vực biên giới gồm đường chạy dọc sát biên giới, có 32 đường tuần tra biên giới điểm đầu từ Đồn biên phòng 753 đến Đồn biên phòng 755 và điểm cuối đồn biên phòng 763, làđường đá dăm cấp phối, đang thi công hệ thống cầu cống.

Nhìn chung, mạnh lưới giao thông đường bộ trong huyện phát triển khá về tuyến, hịên đã có đường ô tô đến tất cả các trung tâm xã. Tuy nhiên mật độ còn thấp, chất lượng còn kém, tỷ lệ đường cấp phối và đường đất cao, cầu tạm còn nhiều nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.

b. Hệ thống thủy lợi

Đến năm 2011, hệ thống hồ đập Đăk Mil có trên 57 công trình, đáp ứng được nước tưới cho 80% diện tích lúa nước, 60% diện tích cà phê và 20% diện tích các loại cây trồng cạn khác.

Nước sinh hoạt: Số hộ gia đìnhđược dùng nước sạch là 52%, trong đó ở thị trấn đạt 84%, các xã có tỷ lệ hộ dùng nước sạch thấp là xã Đăk Gằn 37,2%, xã Long Sơn 30,4%. Người dân phổ biến sử dụng nước sinh hoạt từ giếng đào, tại thị trấn có công trình cấp nước tập trung công suất 1.200m3/ngày đêm (công suất thiết kế 2.000m3). Tại nông thôn, chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn và các chương trình TTCX, chương trình 135, chương trình 134, Nhà nước đã hỗ trợ các công trình cấp nước sạch sinh hoạt. Tuy nhiên, một số công trình hiệu quả chưa cao, do vậy chỉ đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu của người dân.

c. Hệ thống cấp điện

Đăk Mil được phân phối điện lưới quốc gia thông qua trạm trung thế 110 Kv/35/22Kv Tâm Thắng (huyện Cư Jút). Lưới trung thế gồm 2 cấp điện áp 35Kv và 10Kv. Hiện nay đã lắp đặt trạm trung thế huyện Đăk Mil, hiện có 118km đường dây trung áp.

Hệ thống lưới điện hạ thế, trong giai đoạn 2003 - 2011, được sự quan tâm của nhà nước, các công trìnhđường hạ thế, trạm biến áp và các đường nhánh đã

Trường Đại học Kinh tế Huế

được xây dựng bổ sung rất nhiều trên địa bàn, đến nay đường dây hạ áp đến tất cả 10/10 xã, thị trấn.

Tổng số hộ được dùng điện >80%. Có 111/133 thôn bon có điện đầy đủ (83%), 19 thôn bon có điện chưa đầy đủ và chỉ còn 3 thôn bon chưa có điện.

d. Bưu chínhviễn thông

Mạng lưới bưu chính viễn thông đãđược phủ khắp trên toàn địa bàn huyện cung cấp đầy đủ các dịch vụ. Thị trấn Đăk Mil có bưu cục cấp II, tại các xã có 1 bưu cục cấp III, 7 bưu điện văn hoá xã cung cấp các dịch vụ cơ bản, có 23 điểm đại lý bưu điện đa dịch vụ cùng nhiều điểm truy cập Internet phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Mạng vận chuyển đường thư có 1 tuyến đường thư cấp I, 1 tuyến cấp II và mạng đường thư cấp III từ huyện xuống 9 xãđáp ứng nhu cầu thư báo.

Viễn thông: Trạm viễn thông Đăk Mil và 4 điểm chuyển mạch cáp quang, 1 điểm chuyển mạch viba cung cấp các dịch vụ điện thoại cố định, điện thoại di động có 6 trạm BTS của các đơn vị viễn thông là Mobifone, Vinaphone, Viettel Mobile và EVN Mobile.

Năm 2011 toàn huyện có 5.780 máy điện thoại cố định, đạt tỷ lệ 6,8 máy/100 dân.

Nhận xét chung về điều kiệnkinh tế- xã hội:

Thuận lợi

- Đất rừng và đất sản xuất nông nghiệp lớn, đặc biệt là đất trồng cây lâu năm, là vùng phát triển nông- lâm nghiệp năng động, có điều kiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn không ngừng được cải thiện, đời sống nhân dân được nâng lên, trìnhđộ dân trí ngày càng tăng, xuất hiện nhiều hộ nông dân giàu.

- Cở sở hạ tầng tương đối đồng bộ và hoàn thiện là điều kiện thuận lợi để đầu tư, phát triển các ngành kinh tế mà huyện có thế mạnh.

- Tình hình an ninh chính trị ổn định, chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng đi sâu vào cuộc sống.

- Nguồn lực lao động khá dồi dào, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước cấp huyện có năng lực chuyên môn, nhiệt tình, am hiểu địa bàn, đáp ứng được nhu cầu hiện nay và tương lai.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khó khăn

- Là vùng vừa có đồng bào dân tộc tại chỗ, vừa có nhiều dân di cư tự do, tập quán canh tác sản xuất còn nhiều yếu kém, nhận thức xã hội còn hạn chế.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn khá cao nhưng còn phụ thuộc vào khách quan, kinh tế nông nghiệp là chính nhưng các sản phẩm chủ lực chưa có thị trường ổn định.

- Cán bộ cơ sở xã, thôn buôn trình độ còn nhiều hạn chế. Lao động nông nghiệp và phổ thông còn chiếmtỉ lệ cao. Đời sống một bộ phân dân cư còn thấp, thiếu vốn để đầu tư mở rộng sản xuất.

Một phần của tài liệu Phân tích lợi ích chi phí của việc sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời ở các hộ gia đình tại huyện đăk mil tỉnh đăk nông (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)