Phân tích SWOT của ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược chăm sóc khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu petrolimex (Trang 45 - 49)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XĂNG DẦU PETROLIMEX

2.1 GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

2.1.9 Phân tích SWOT của ngân hàng

Điểm mạnh

Qua phân tích chúng ta có thể thấy rằng tình hình hoạt động của PG Bank có những điểm mạnh nhất định, có thể xem đó là những lợi thế mà ngân hàng đạt được.

 Với chiến dịch phát hành Flexicard kết hợp cùng với việc mua xăng dầu,sử dụng ngay các cây xăng của Petrolimex làm nơi rút tiền,gửi tiền như các máy ATM sẽ tạo ra lợi thế và thu hút được rất nhiều khách hàng.Tính tiện ích của thẻ Flexicard là một trong các yếu tố giúp cho PG Bank có thể cạnh tranh được và tạo ra sự khác biệt của mình.

 PG Bank chi nhánh nằm ngay chợ cây dừa đây là một trong những nơi khu vực sầm uất của Bình Dương, đông dân cư, nhiều công ty, văn phong, trường đại học nên điều kiện giao dịch cũng như thu hút nguồn vốn huy động khá dễ dàng.

 PG Bank là một trong số những chi nhánh quan trọng của hệ thống PG Bank tại khu vực miền nam nên sẽ được tạo nhiều điều kiện cũng như cơ hội để phát triển vững mạnh,khẳng định vị thế của PG Bank.

 PG Bank là ngân hàng mà Tổng công ty xăng dầu Việt Nam là cổ đông lớn nhất, do đó Petrolimex luôn tạo điều kiện để PG Bank có thể phát triển. Bằng chứng là khách hàng của PG Bank phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các đối tác, công ty con của Petrolimex.

Trên đây là những ưu điểm có thể do yếu tố khách quan cũng như chủ quan mà chi nhánh Bình Dương có được. Song bên cạnh đó thì chi nhánh vẫn tồn tại những nhược điểm, đó là những vấn đề mà chi nhánh sẽ phải khắc phục trong tương lai để hoàn thiện hơn nữa. Dưới đây là một số ưu điểm do bản than cá nhân tôi nhận thấy trong quá trình tìm hiểu chung về chi nhánh PG Bank Bình Dương.

Điểm yếu

- Tổng công ty xăng dầu Petrolimex là cổ đông lớn nhất đã tạo rất nhiều điều kiện cho PG Bank phát triển nhưng điều đó cũng có thể làm cho đội ngũ nhân viên, đặc biệt là nhân viên tín dụng kém năng động do có các hợp đồng từ phía Petrolimex.Dựa quá nhiều vào Petrolimex sẽ làm cho năng lực cạnh tranh của ngân hàng giảm xuống.

- Thương hiệu, uy tín của PG Bank mới chỉ được khách hàng biết đến vào những năm gần đây.Với một ngân hàng mà lịch sử thành lập từ lâu nhưng uy tín trong ngành thì mới ở mức độ đang khẳng định sẽ rất khó khăn để phát triển.Như chúng ta đã biết loại hàng hóa mà các ngân hàng kinh doanh là tiền – một loại hàng mang đầy rủi ro.Vì vậy ngân hàng nào càng có uy tín thì sẽ dễ thu hút được khách hàng.Niềm tin chính là thứ mà PG Bank còn thiếu.

- Mặc dù là nơi rất dễ kinh doanh nhưng lại là nơi tập trung quá nhiều chi nhánh của ngân hàng khác như là: Vietcombank, Techcombank, Á Châu,... Do đó chi nhánh khó tao ra sự khác biệt đối với các ngân hàng khác.

Cơ hội và thách thức

Năm 2022 được coi là năm mà sức bền của toàn ngành ngân hàng được kiểm chứng khi phải căng mình đồng hành cùng nền kinh tế đối mặt với hai cuộc chiến: xung đột Nga - Ukraine và cuộc chiến chống lạm phát toàn cầu. Song song với đó, biến động tỷ giá khi đồng USD mạnh lên đáng kể, trái phiếu tắc, thị trường bất động sản ngưng trệ và tâm lý thị trường suy yếu sau loạt sai phạm

“rung chuyển” thị trường vốn bị phanh phui đã làm liên đới và đặt áp lực lên ngân hàng - kênh dẫn vốn chủ lực cho nền kinh tế.

Với năm 2023, các ngân hàng tham gia khảo sát của Vietnam Report chỉ ra top 5 cơ hội cho sự tăng trưởng, bao gồm:

(1) Các ngân hàng tăng cường đầu tư công nghệ số.

(2) Những chính sách mới của ngân hàng nhà nước.

(3) Kỳ vọng từ các gói kích thích kinh tế.

(4) Các ngân hàng đang chuyển hướng mạnh mẽ trong cơ cấu hoạt động.

(5) Triển vọng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam.

Theo kết quả khảo sát vào tháng 6/2023 của Vietnam Report, cơ hội từ những chính sách mới của ngân hàng nhà nước có tỷ lệ số ngân hàng nhận định là yếu tố quan trọng nâng đỡ ngành tăng mạnh nhất so với thời điểm khảo sát một năm trước (+58,4%).

Có thể thấy, từ đầu năm đến nay, ngân hàng nhà nước đã ban hành một loạt chính sách mới nhằm tăng thanh khoản cho thị trường tài chính, hỗ trợ những thị trường khó khăn có rủi ro nợ xấu cao đối với ngân hàng như thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản cũng như toàn nền kinh tế. Chẳng

hạn, Thông tư 26/2022/TT-NHNN ngày 31/12/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 22/2019/TT-NHNN liên quan đến điều chỉnh cách tính tỷ lệ LDR được kỳ vọng tạo tác động tích cực lên thanh khoản hệ thống, khi xấp xỉ 50%

tiền gửi kho bạc có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại sẽ có khả năng được tính vào phần dư địa cho vay của hệ thống, qua đó góp phần giảm áp lực lên lãi suất cho vay; Thông tư 02/2023 của ngân hàng nhà nước hướng dẫn các tổ chức tín dụng cơ cấu lại nợ vay giúp ngăn gia tăng nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng trong đó có ngân hàng; Nghị định 08/2023/NĐ-CP ngày 5/3/2023 sửa đổi Nghị định 65/2022/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ và sắp tới là Thông tư 16 sửa đổi sẽ giải quyết điểm nghẽn của thị trường trái phiếu doanh nghiệp; Nghị quyết số 33/2023 ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản, giải tỏa bớt nguy cơ gia tăng nợ xấu trong năm nay…

Trong bối cảnh khó khăn chung, những động thái điều hành lãi suất linh hoạt, bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước của ngân hàng nhà nước mang lại động lực lớn cho các ngân hàng vượt sóng vươn lên.

Điển hình như bốn lần hạ lãi suất điều hành, huy động vốn và cho vay ngắn hạn, cho vay lĩnh vực ưu tiên từ đầu năm đến nay của ngân hàng nhà nước đã thể hiện bước thay đổi của chính sách tiền tệ, từ thận trọng sang linh hoạt, nới lỏng một phần, qua đó giúp lãi suất cho vay và huy động giảm dần, hỗ trợ cho doanh nghiệp, nền kinh tế.

Bên cạnh đó, thời gian qua, khi số hóa bùng nổ, ứng dụng mọi mặt của lĩnh vực tài chính và đòi hỏi những hành lang pháp lý rõ ràng, ngân hàng nhà nước đã không ngừng hoàn thiện khung pháp lý và chính sách, xúc tiến sửa đổi bổ sung nhiều văn bản quy phạm pháp luật như sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng, sửa đổi Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt, kiến nghị Quốc hội ban hành cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong hoạt động

tài chính ngân hàng… Tuy vẫn còn những quy định hiện hành về giao dịch điện tử, chữ ký điện tử, định danh và xác thực khách hàng điện tử, chia sẻ dữ liệu, bảo mật thông tin khách hàng… cần phải rà soát, điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh mới, song nỗ lực của ngân hàng nhà nước đã thể hiện sự cố gắng đồng hành cùng doanh nghiệp, không ngừng đổi mới để tạo thuận lợi cho phát triển hệ sinh thái số, thanh toán số và ngân hàng số.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược chăm sóc khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu petrolimex (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)