Tham gia phiên toà giải quyết vụ án dân sự

Một phần của tài liệu Bài thu hoạch thực tập viện kiểm sát nhân dân (Trang 28 - 31)

II. Pháp luật Dân sự

1. Kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính

1.1. Tham gia phiên toà giải quyết vụ án dân sự

- Tại phiên tòa sơ thẩm, Kiểm sát viên tiến hành các hoạt động:

+ Kiểm tra tư cách pháp lý của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng;

+ Kiểm tra số lượng, điều kiện tham gia Hội đồng xét xử của mỗi thành viên Hội đồng xét xử, đối chiếu danh sách Hội đồng xét xử trên thực tế với danh sách Hội đồng xét xử được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử; kiểm tra tư cách pháp lý của Thư ký Tòa án.

+ Yêu cầu Hội đồng xét xử quyết định việc thay đổi Thẩm phán hoặc Hội thẩm nhân dân nếu họ thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi theo quy định tại khoản 14 Điều 70 BLTTDS, hoặc Thư ký Tòa án nếu thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi theo quy định tại Điều 52 BLTTDS.

+ Đề nghị Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa trong trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án.

+ Kiểm tra tư cách pháp lý của các đương sự và những người tham gia tố tụng khác theo quy định tại các điều 68, 71, 72, 73, 75, 77 BLTTDS.

+ Yêu cầu Hội đồng xét xử quyết định việc thay đổi người giám định, người phiên dịch nếu họ thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi theo quy định tại Điều 83 BLTTDS.

+ Đề nghị Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa trong các trường hợp luật quy định.

+ Kiểm sát việc chấp hành thủ tục tố tụng tại phiên tòa của Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án và những người tham gia tố tụng từ khi bắt đầu đến khi kết thúc phiên tòa, bao gồm: Thủ tục bắt đầu phiên tòa; thủ tục hỏi tại phiên tòa; thủ tục tranh luận tại phiên tòa; thủ tục nghị án và tuyên án. Yêu cầu Hội đồng xét xử khắc phục kịp thời nếu phát hiện có vi phạm về thủ tục tố tụng.

+ Theo dõi và ghi chép việc hỏi và trình bày ý kiến tại phiên tòa.

+ Tham gia hỏi sau khi các đương sự đã hỏi xong theo thứ tự quy định tại Điều 249 BLTTDS. Khi tham gia hỏi, Kiểm sát viên phải tôn trọng sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa; tôn trọng quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng; Đặt câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu; câu hỏi không được mang tính chất gợi ý trước hướng trả lời. Khi hỏi xong, Kiểm sát viên phải tập trung lắng nghe câu trả lời; ghi lại thông tin trong câu trả lời; phân tích thông tin trong

câu trả lời, so sánh, đối chiếu với câu hỏi để xem câu trả lời đã đáp ứng được yêu cầu của câu hỏi hay chưa. Kiểm sát viên có thể hỏi lại, hỏi bổ sung. Khi kết thúc đợt hỏi, Kiểm sát viên nói với Chủ tọa là mình đã hỏi xong.

+ Phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án: Căn cứ quy định tại Điều 262 BLTTDS, tại phiên tòa, để thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử; việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng dân sự, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án.

+ Trường hợp tại phiên tòa đương sự xuất trình tài liệu mới có thể làm thay đổi quan điểm giải quyết vụ án đã được lãnh đạo Viện cho ý kiến, Kiểm sát viên cần xem xét về nguồn gốc, nội dung tài liệu để có kết luận về tính hợp pháp và có căn cứ của tài liệu, trên cơ sở đó quyết định hướng giải quyết vụ án cho phù hợp và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Sau phiên tòa phải báo cáo Lãnh đạo Viện.

+ Kiểm sát việc nghị án và tuyên án theo quy định tại Điều 264, 267 BLTTDS. Kiểm sát viên phải ghi lại những nhận định quan trọng và nội dung quyết định của bản án sơ thẩm để làm căn cứ kiểm tra biên bản phiên tòa; xem xét biên bản phiên toà, yêu cầu ghi những sửa đổi bổ sung vào biên bản phiên tòa (nếu có) và ký xác nhận theo quy định tại BLTTDS.

- Sau phiên tòa sơ thẩm, Kiểm sát viên tiến hành các hoạt động sau:

+ Viết báo cáo kết quả kiểm sát xét xử sơ thẩm. Báo cáo phải được lập thành hai bản, một bản báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát cấp mình, đồng thời lưu vào hồ sơ kiểm sát; một bản gửi cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.

+ Yêu cầu Tòa án gửi kịp thời bản án cho Viện kiểm sát theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 268 BLTTDS.

- Đề xuất với Lãnh đạo Viện xem xét, quyết định việc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm nếu xét thấy bản án, quyết định sơ thẩm có vi phạm nghiêm trọng về nội dung hoặc về thủ tục tố tụng, cụ thể:

+ Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo Viện đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên xem xét, quyết định việc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm nếu thời hạn kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm của VKS cùng cấp đã hết.

+ Kiểm sát viên đề xuất với Lãnh đạo Viện có văn bản báo cáo đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên xem xét, quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm nếu thời hạn kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát cấp trên đã hết.

+ Sao gửi bản án, quyết định sơ thẩm, thông báo về việc kháng cáo của Tòa án cấp sơ thẩm cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp để kiểm tra xem xét

Một phần của tài liệu Bài thu hoạch thực tập viện kiểm sát nhân dân (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w