- Qua quá trình thực tập tại VKSND thành phố Sơn La, em nhận thấy để kiểm sát việc giải quyết của Cơ quan điều tra đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, Viện kiểm sát các cấp đã thực hiện thông qua một số phương thức chủ yếu sau:
+ Thường xuyên phối hợp với CQĐT cùng cấp để nắm kết quả tiếp nhận và phân loại tố giác, tin báo về tội phạm;
+ Phối hợp với Kiểm sát xét khiếu tố tổ chức kiểm sát trực tiếp;
+ Ký kết quy chế phối hợp liên ngành.
- Tuy nhiên, công tác Kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong các quy định của pháp luật, cụ thể:
+ Quy định của pháp luật còn chưa rõ ràng. Việc phân công, phân nhiệm cán bộ làm công tác này của Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an thành phố Sơn La chưa cụ thể.
+ Việc phối hợp với Cơ quan điều tra giữa Viện kiểm sát và Cơ quan Công an chưa được chặt chẽ; biện pháp để nắm đầy đủ số tin báo mà CQĐT đã tiếp nhận, thụ lý và giải quyết chưa cụ thể và còn gặp nhiều khó khăn; Viện kiểm sát chủ yếu nắm thông tin trên sổ sách do vấn đề về chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan là khác nhau.
+ Chất lượng kiểm sát trực tiếp việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm còn hạn chế: Việc phát hiện được các vi phạm để kiến nghị, yêu cầu khắc phục; việc phối kết hợp phân loại xử lý tố giác, tin báo về tội phạm mới chỉ tập trung ở Cơ quan cảnh sát điều tra
- Nhằm khắc phục những hạn chế của việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm thì cần có một số những giải pháp sau:
+ Kiểm sát chặt chẽ việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao một số nhiệm vụ điều tra: Phân công Kiểm sát viên thụ lý và nắm chắc các vi phạm, tội phạm xảy ra trên địa bàn quản lý của mình để yêu cầu Cơ quan điều tra cùng cấp tiếp nhận, giải quyết theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT
- BCA - BQP - BTC - BNN&PTNT - VKSNDTC ngày 02/08/2013 hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; định kỳ theo quy định, Viện kiểm sát các cấp phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra cùng cấp tổng hợp, đánh giá tình hình tội phạm xảy ra, công tác tiếp nhận, kết quả xử lý tố giác, tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra; phải báo cáo Viện kiểm sát cấp trên về những vụ, việc nghiêm trọng, phức tạp hoặc có khó khăn, vướng mắc để chỉ đạo giải quyết kịp thời. Mỗi Viện kiểm sát địa phương, đơn vị cần phân công 01 Kiểm sát viên chuyên trách theo dõi, quản lý tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;
bảo đảm có Kiểm sát viên trực 24/24 giờ trong ngày để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, nghiên cứu xét phê chuẩn việc bắt khẩn cấp và thực hiện các hoạt động công tố khác phát sinh một cách kịp thời.
Yêu cầu phải kiểm sát chặt chẽ việc giải quyết 100% các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố do Cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao một số nhiệm vụ điều tra thụ lý, giải quyết.
+ Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành: Kiểm tra là biện pháp quản lí, không kiểm tra là buông lỏng quản lí. Vì vậy cần phải tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của Viện kiểm sát cấp trên đối với VKS cấp dưới; và kiểm tra của Lãnh đạo Viện đối với bộ phận hoặc các phòng nghiệp vụ, kịp thời phát hiện những tồn tại cũng như những khó khăn vướng mắc để tháo gỡ; khắc phục cho được tình trạng VKS cấp tỉnh chỉ chú trọng kiểm tra VKS cấp huyện, không kiểm tra các phòng nghiệp vụ, trong khi đó các Vụ nghiệp vụ thuộc VKSNDTC lại ít có điều kiện kiểm tra đối với các đơn vị này.
- Lãnh đạo Viện ngoài việc trực tiếp kiểm tra, có thể thông qua việc nghe các đơn vị báo cáo để kiểm tra. Báo cáo được thực hiện thông qua các cuộc họp giao ban, các báo cáo của phòng nghiệp vụ hoặc báo cáo của KSV về một hoạt động kiểm sát cụ thể…
- Tăng cường tổ chức tập huấn, sơ kết, tổng kết thực tiễn: Đây là việc làm rất quan trọng nhằm làm cho mỗi cán bộ, KSV nắm vững căn cứ pháp luật để vận dụng vào thực tiễn công tác kiểm sát.