Quy trình bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu

Một phần của tài liệu Khai thác hệ thống phun xăng đánh lửa trên xe Hyundai Santa FE 2018. Nghiên cứu chế tạo hệ thống phun xăng đánh lửa trên ô tô (Trang 41 - 52)

CHƯƠNG 3 QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG SỮA CHỮA THETA II

3.1. Quy trình bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu

Hệ thống nhiên liệu là tập hợp tất cả các bộ phận : bơm nhiên liệu, bơm cao áp hoặc bộ chế hoà khí, các đường ống dẫn, vòi phun cao áp, các bầu lọc, các bộ điều tôc và bộ phun sớm… Có nhiệm vụ : cung cấp hoà khí đúng yêu cầu làm việc của động cơ và tăng công suất cho động cơ.

Trong quá trình sử dụng, trạng thái kỹ thuật của hệ thống nhiên liệu động cơ dần thay đổi theo hướng xấu đi, dẫn tới hư hỏng và giảm độ tin cậy. Quá trình thay đổi có thể kéo dài theo thời gian (Km vận hành của ôtô) và phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân như : chất lượng vật liệu, công nghệ chế tạo và lắp ghép, điều kiên và môi trường sử dụng…Làm cho các chi tiết, bộ phận mài mòn và hư hỏng theo thời gian, cần phải được kiểm tra, chẩn đoán để bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời. Nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của hệ thống nhiên liệu ở trạng thái làm việc với độ tin cậy và an toàn cao nhất.

3.1.1. Cụm bơm xăng

Bơm xăng nhiên liệu thường được đặt trong bình xăng vì sẽ được giảm tiếng ồn khi làm việc, nhiên liệu sẽ làm mát và bôi trơn. Đặc biệt, giảm được nguy cơ thiếu nhiên liệu khi xe quay vòng nhanh, phanh hoặc tăng tốc khiến cho xăng dồn về phía trước. Tuy nhiên, có nhiều loại xe được sử dụng 2 bơm xăng đó chính là 1 bơm được đặt trong bình nhiên liệu và 1 bơm được đặt bên ngoài.

Bơm xăng thường khá bền song sau một thời gian sử dụng có thể gặp trục trặc nếu bị bám bẩn hoặc trong quá trinh làm việc bị quá tải. Do vậy, đối với mức xăng trong bình thấp và bơm không được bôi trơn và làm mát đầy đủ sẽ dẫn tới hiện tượng nóng quá mức làm giảm hiệu quả hoạt động. Đặc biệt, có một vài dấu hiệu khác liên quan đến như kết nối tiếp xúc kém hay dây điện bị đứt.

Quy trình bảo dưỡng gồm các bước cơ bản như : làm sạch bên ngoài, tháo rời bơm và các tiếp điểm, lọc bơm, các van, vỏ bơm… Làm sạch và thay thế các chi tiết có dấu hiệu hư hỏng hoặc sắp hư hỏng. Tiến hành kiểm tra sau đó lắp bơm lại như ban đầu.

Trang 32 Quy trình kiểm tra bơm xăng :

Bước 1 : Tắt công tắt máy và tháo cực âm accquy Bước 2 : Tháo bơm xăng

Bước 3 : Kiểm tra bơm xăng bằng cách lắp cực ( A – Nguồn bơm xăng ) vào nguồn ác quy và cực âm nối đất. Nếu bơm xăng không còn hoạt động thì ta tiến hành thay thế hoặc sữa chữa.

Hình 3.1. Các chân giắc nối bơm xăng Chú thích :

1- Tín hiệu cảm biến mức nhiên liệu ; 3- Mass cảm biến mức nhiên liệu 4- nguồn bơm xăng ; 5- Mass bơm xăng

Đo áp suất bơm xăng

Cách tốt nhất để kiểm tra lỗi bơm xăng đó là kiểm tra áp suất bơm xăng xe. Ở khoang máy ô tô có một cổng chờ. Cách đo áp suất bơm xăng rất đơn giản, chỉ cần lắp đồng hồ đo áp suất bơm xăng ô tô vào cổng chờ này. Nếu thấy áp suất xăng thấp hơn bình thường thì bơm xăng đang bị lỗi hoặc hệ thống đường ống nhiên liệu có vấn đề.

Trang 33 Quy trình tháo bơm xăng :

Bước 1 : Xả nhiên liệu áp suất cao Bước 2 : Tháo ghế sau của xe Bước 3 : Tháo nắp đậy bơm xăng

Bước 4 : Tháo giắc nối của bơm (A), giắc cảm biến áp suất bình nhiên liệu (B) , ống dẫn nhiên liệu và ống dẫn hơi xăng.

Bước 5 : Tháo vòng khóa bình xăng bằng SST và tháo bình xăng khỏi thùng nhiên liệu.

Trang 34 Quy trình tháo lọc bơm xăng :

Sau khi tháo bơm xăng, ta tiến hành tháo lọc của bơm xăng. Nếu lọc xăng bị bẩn nên vệ sinh ngay. Trong trường hợp đã gần đến hạn hay quá hạn thay lọc xăng thì nên thay mới lọc xăng càng sớm càng tốt. Thời gian thay lọc xăng ô tô định kỳ là sau mỗi 40.000 km hoặc sau 2 năm vận hành.

Bước 1 : Tiến hành tháo giắc cảm biến mức nhiên liệu (A)

Bước 2 : Tháo các chốt cố định và tháo cụm báo mức nhiên liệu

Bước 3 : Tháo các chốt(A) còn lại và tiến hành tháo lọc bơm xăng

Trang 35 Quy trình tháo động cơ bơm nhiên liệu :

Khi thực hiện tháo động cơ bơm nhiên liệu, ta thực hiện các bước như tháo lọc nhiên liệu thay vào bước cuối cùng là tháo động cơ bơm nhiên liệu.

Quy trình tháo bộ điều chỉnh áp suất nhiên liệu : Bước 1 : Tháo bơm xăng

Bước 2 : Tháo các chốt cố định và nắp đậy của bộ điều chỉnh áp suất nhiên liệu Bước 3 : Tháo bộ điều chỉnh áp suất nhiên liệu (A)

Sau khi tháo bơm xăng, ta tiến hành kiểm tra các chi tiết và thay thế các chi tiết đã xuống cấp hoặc hư hỏng để đảm bảo động cơ hoạt động tốt nhất theo chỉ định của nhà sản xuất. Theo các nhà sản xuất thì bơm nhiên liệu cần được bảo dưỡng sau khoảng 15.000 miles.

Trang 36 3.1.2 Ống dẫn nhiên liệu

Quy trình tháo lắp bảo dưỡng ống dẫn nhiên liệu Bước 1 : Tắt máy và tháo cực âm accquy

Bước 2 : Xả nhiên liệu áp suất cao

Bước 3 : Tháo giắc nối với bơm áp suất thấp (A)

Bước 4 : Tháo vòi dẫn nhiên liệu bay hơi được nối từ van kiểm soát hơi nhiên liệu

Bước 5 : Nâng xe lên bằng hệ thống thủy lực Bước 6 : Tháo bình chứa nhiên liệu

Bước 7 : Tháo ống nối nhanh dẫn hơi xăng

Bước 8 : Tháo vỏ bảo vệ phía dưới

Trang 37

Bước 9 : Tháo tắm chắn bảo vệ ống dẫn nhiên liệu và ống dầu phanh.

Bước 10 : Tháo các chốt cố định ống dẫn nhiên liệu và tháo ống nhiên liệu

Sau khi tháo ống dẫn nhiên liệu, ta tiến hành kiểm tra tổng quát và làm sạch ống dẫn nhiên liệu bằng khí nén.Kiểm tra nứt, gãy, hở của các đường ống dẫn nhiên liệu và các đầu nối bị chờn ren. Nếu ống dẫn gãy, đầu nối chờn ren phải thay.Lắp các đường ống dẫn vào hệ thống nhiên liệu.

Trang 38 3.1.3. Hướng dẫn tháo ống rail

Lưu ý : Khi tháo lắp các bộ phận như bơm cao áp, ống dẫn nhiên liệu cao áp, ống rail và kim phun cần tắt máy và đợi một khoảng thời gian rồi mới thực hiện tháo lắp, nếu thực hiện tháo lắp ngay sau khi động cơ ngừng hoạt động, trong nhiều trường hợp sẽ gây nguy hiểm do rò rỉ dầu áp suất cao.

Hướng dẫn tháo ống rail dẫn nhiên liệu : Bước 1: Tắt máy và tháo cực âm ác quy.

Bước 2 : Giải phóng áp suất dư trong đường nhiên liệu Bước 3 : Tháo ống xả nhiên liệu động cơ

Bước 4 : Tháo cụm bảo vệ kim phun A

Bước 5 : Tháo các đầu nối kim phun A

Bước 6 : Tháo ống dẫn nhiên liệu C và cảm biến áp suất ống rail B

Trang 39

Bước 7 : Tháo các chốt cố định D và tháo cụm kim phun và ống rail ra khỏi động cơ

3.1.4. Tháo kim phun

Sau khi tháo ống rail, ta tiến hành tháo kim phun nhiên liệu :

Tháo chốt cố định và tách kim phun với ống rail. Sau khi tháo xong ta tiến hành kiểm tra kim phun xem có hư hỏng gì hay không. Kiểm tra kim phun bằng cách đo điện trở ở 2 đầu của kim phun. Nếu điện trở nằm trong khoảng cho phép ( 1.18 – 1.31 Ω) thì không cần thay thế kim phun mới. Sau nó tiến hành kiểm tra kim phun có bị bám cặn bẩn, mụi đốt hay không, nếu có ta tiến hành súc rửa kim phun và gắn lại với ống rail.

Hình 3.2. Kim phun động cơ

Chú ý khi tháo kim phun :

+ Không sử dụng lại các móc, vòng đệm, bulong

+ Khi lắp kim phun vào các xi lanh, hãy cẩn thận không làm hỏng kim phun + Không sử dụng thanh rail nếu trong quá trình tháo lắp bị rơi

+ Phải lắp nắp bảo vệ thanh rail khi lắp kim phun

Trang 40 3.1.5. Hướng dẫn tháo bơm cao áp

Lưu ý : Khi tháo lắp các bộ phận như bơm cao áp, ống dẫn nhiên liệu cao áp, ống rail và kim phun cần tắt máy và đợi một khoảng thời gian rồi mới thực hiện tháo lắp, nếu thực hiện tháo lắp ngay sau khi động cơ ngừng hoạt động, trong nhiều trường hợp sẽ gây nguy hiểm do rò rỉ dầu áp suất cao.

Quy trình tháo bơm cao áp

Bước 1: Tắt máy và tháo cực âm ác quy.

Bước 2 : Giải phóng áp suất dư trong đường nhiên liệu Bước 3 : Tháo ống dẫn khí và lọc khí

Bước 4 : Tháo đầu nối van điều khiển áp suất nhiên liệu (A) Bước 5 : Tháo các cuộn đánh lửa

Bước 6 : Tháo ống dẫn nhiên liệu áp suất cao

6.1. Tháo đầu nối B với bơm cao áp bằng thiết bị chuyên dụng loại : 09314-3Q100

Trang 41

6.2. Tháo đầu nối C với bơm cao áp bằng thiết bị chuyên dụng loại 09314-3Q100

6.3. Tháo van kiểm soát hơi nhiên liệu.

6.4. Tháo chốt D và tháo ống dẫn nhiên liệu áp suất cao

Bước 7 : Tháo các chốt cố định E và tháo bơm cao áp từ nắp xy lanh

Sau khi tháo bơm cao áp ra khỏi động cơ, ta tiến hành tháo bơm cao áp và vệ sinh bơm cao áp, đồng thời kiểm tra các bộ phận của bơm cao áp như các đầu nối với ống dẫn áp suất cao và bơm áp suất thấp, các van dẫn nhiên liệu cũng như van điều chỉnh áp suất nhiên liệu bơm. Nếu có bộ phận nào hư hỏng hoặc xuống cấp thì tiến hành thay thế. Sau khi kiểm tra ta tiến hành lắp lại bơm vào động cơ theo quy trình ngược lại với quy trình tháo bơm.

Một phần của tài liệu Khai thác hệ thống phun xăng đánh lửa trên xe Hyundai Santa FE 2018. Nghiên cứu chế tạo hệ thống phun xăng đánh lửa trên ô tô (Trang 41 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)