CHƯƠNG 3 QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG SỮA CHỮA THETA II
4.3. Các bộ phận trên mô hình
Ác quy là bộ phận có chức năng tích trữ điện năng để cung cấp năng lượng cho thiết bị khởi động và hệ thống đánh lửa cùng một số động cơ khác. Đồng thời, cung cấp điện năng cho các phụ tải trong trường hợp máy phát điện chưa làm việc hay vòng tua máy chưa đạt tốc độ quy định.
4.3.2. Bảng táp lô
Bảng táp lô trên xe bao gồm các đồng hồ thể hiện các thông số của xe như tốc độ, mức nhiên liệu, vòng tua máy… ngoài ra còn hiển thị các ký hiệu khác phụ thuộc vào tình trạng của xe.
Trang 60
Hình 4.2. Bảng Táp Lô 4.3.3. Cổng OBD
OBD 2 (On-board Diagnostics) là hệ thông có chức năng đọc thông số trên xe, giám sát hoạt động của các bộ phận quan trọng trên động cơ, đồng thời chẩn đoán lỗi của các bộ phận này và phát ra tín hiệu cảnh báo.
4.3.4. Cầu chì
Cầu chì ô tô có nhiệm vệ bảo vệ các thiết bị điện trên xe, tránh hiện tượng quá tải gây cháy, nổ.
Trang 61 4.3.5. Rờ le chính
Rơ le khởi động là thiết bị cho phép một lượng điện nhỏ điều khiển một lượng lớn dòng điện.Tuy là một bộ phận nhỏ nhưng Rơ le đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống khởi động ô tô. Động cơ khởi động cần sử dụng một lượng lớn dòng điện, chính xác là 250+ amps. Đây là một dòng điện lớn, không thể kiểm soát trực tiếp được từ công tắc đánh lửa, do vậy, rơ le được sử dụng trong mạch để điều khiển quá trình khởi động dòng điện này.
Hình 4.3. Rờ le khởi động 4.3.6. Rờ le bơm
Cũng giống như rờ le khởi động ô tô ,rờ le bơm có chức năng điều khiển dòng điện qua bơm xăng ô tô.
Trang 62 Hình 4.4. Rờ le bơm 4.3.7. Cảm biến lưu lượng khí nạp
Cảm biến lưu lượng khí nạp có chức năng đo khối lượng khí nạp vào động cơ. Sau đó chuyển thông tin này thành tín hiệu gửi về ECU phân tích, để đưa ra các tính toán hợp lý cho việc phun xăng cũng như góc đánh lửa sớm.
Hình 4.5. Cảm biến lưu lượng khí nạp
Trang 63 4.3.8. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát Engine Coolant Temperature (ECT) sử dụng để đo nhiệt độ nước làm mát của động cơ và gửi tín hiệu về ECU để ECU thực hiện những hiệu chỉnh sau: hiệu chỉnh góc đánh lửa sớm, hiệu chỉnh thời gian phun nhiên liệu, điều khiển quạt làm mát, điều khiển tốc độ không tải và điều khiển chuyển số.
Hình 4.6. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát 4.3.9. Cảm biến kích nổ
Cảm biến kích nổ có nhiệm vụ ghi lại các rung động của động cơ ô tô do hiện tượng kích nổ gây ra và truyền về ECU. Từ dữ liệu này, ECU sẽ tính toán điều chỉnh lại thời điểm đánh lửa cũng như ngăn chặn hiện tượng kích nổ.
Hình 4.7. Cảm biến kích nổ
Trang 64 4.3.10. Cảm biến nhiệt độ khí nạp
Cảm biến nhiệt độ khí nạp được dùng để đo nhiệt độ khí nạp vào động cơ và gửi về hộp ECU để ECU thực hiện hiệu chỉnh:
Hiệu chỉnh thời gian phun theo nhiệt độ không khí: Bởi ở nhiệt độ không khí thấp mật độ không khí sẽ đặc hơn, và ở nhiệt độ cao mật độ không khí sẽ thưa hơn (ít ô xy hơn)
– Nếu nhiệt độ thấp thì ECU sẽ hiệu chỉnh tăng thời gian phun nhiên liệu.
– Nếu nhiệt độ cao thì ECU sẽ hiệu chỉnh giảm thời gian phun nhiên liệu.
Hiệu chỉnh góc đánh lửa sớm theo nhiệt độ không khí: Bởi nếu nhiệt độ khí nạp thấp thì thời gian màng lửa cháy lan ra trong buồng đốt sẽ chậm hơn khi nhiệt độ khí nạp cao
– Nếu nhiệt độ thấp thì ECU sẽ hiệu chỉnh tăng góc đánh lửa sớm.
– Nếu nhiệt độ cao thì ECU sẽ hiệu chỉnh giảm góc đánh lửa sớm.
Hình 4.8. Cảm biến nhiệt độ khí nạp
Trang 65 4.3.11. Cảm biến oxy
Chức năng và nhiệm vụ của cảm biến oxy đó là để đo nồng độ oxy còn thừa trong khí xả gửi về ECU ( .ECU viết tắt của electronic control unit hay còn gọi là Bộ điều khiển Trung tâm), ECU sẽ dựa vào tín hiệu cảm biến ô xy gửi về và hiểu được tình trạng nhiên liệu đang đậm hay đang nhạt, từ đó nó đưa ra tín hiệu điều chỉnh lượng phun cho thích hợp. Cảm biến oxy giúp phân tích thông số Long Term Fuel Trim và Short Term Fuel Trim, từ đó thấy được sự hiệu chỉnh nhiên liệu.
Hình 4.9. Cảm biến oxy 4.3.12. Cảm biến vị trí bớm ga
Cảm biến vị trí bướm ga được sử dụng để đo độ mở vị trí của cánh bướm ga để báo về hộp ECU. Từ đó, ECU sẽ sử dụng thông tin tín hiệu mà cảm biến vị trí bướm ga gửi về để tính toán mức độ tải của động cơ nhằm hiệu chỉnh thời gian phun nhiên liệu, cắt nhiên liệu, điều khiển góc đánh lửa sớm, điều chỉnh bù ga cầm chừng và điều khiển chuyển số.
Trang 66
Hình 4.10. Cảm biến vị trí bớm ga 4.3.13. Van thanh lọc
Van thanh lọc (Solenoid) Van thanh lọc còn gọi là Solenoid, đây là một loại van hoạt động bằng điện cho phép máy hút động cơ hấp thụ hơi xăng từ thùng EVAP( thùng kiểm soát hơi xăng ).
Hình 4.11. Van thanh lọc
Trang 67 4.3.14. Hộp điều khiển ECU
ECU có khả năng giúp kiểm soát toàn bộ các hoạt động của động cơ nhằm đem đến cho xe sự ổn định, chính xác, tối ưu và cực kỳ an toàn cho xe. Các bộ phận như đánh lửa, bơm nhiên liệu, ga động lực, phối cam, hay lực phanh,.. đều chấp hành và luôn tuân theo những quyết định đưa ra từ bộ điều khiển điện tử ECU.
Hình 4.12. Hộp điều khiển ECU 4.3.15. Bộ chia điện
Bộ chia điện là bộ phận quan trọng của hệ thống đánh lửa, nó giúp phân chia dòng điện cao áp đến đúng thứ tự làm việc của động cơ vào đúng thời điểm cần thiết một cách chính xác. Vì vậy nếu gặp hỏng hóc bộ chia điện sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của hệ thống đánh lửa và động cơ
Trang 68
Hình 4.13. Bộ chia điện 4.3.16. Cuộn đánh lửa
Cuộn dây đánh lửa là một bộ phận không thể thiếu trong các hệ thống động cơ ngày nay. Xe ô tô đều phải sử dụng cuộn dây đánh lửa để cung cấp tia lửa cho bu-gi động cơ.
Hình 4.14. Cuộn đánh lửa
Trang 69 4.3.17. Kim phun nhiên liệu
Kim phun (béc phun – tiếng Anh là Injectors) là bộ phận đầu ra cuối cùng trong hệ thống cung cấp nhiên liệu của động cơ ô tô. Công dụng kim phun là trực tiếp thực hiện việc phun nhiên liệu vào buồng đốt xy lanh động cơ để tạo ra sự cháy.
Hình 4.15. Kim phun ô tô 4.3.18. IC đánh lửa
IC đánh lửa thực hiện một cách chính xác sự ngắt dòng sơ cấp đi vào cuộn đánh lửa, phù hợp với tín hiệu đánh lửa (IGT) do ECU động cơ phát ra.
Hình 4.16. IC đánh lửa
Trang 70 4.3.19. Công tắc máy
Công tắc máy hay còn gọi là công tắc khởi động, dùng để khỏi động ô tô.
4.3.20. Van điều khiển không tải
Hệ thống ISC – Idle Speed Control Hay còn gọi là Điều khiển tốc độ không tải nhận nhiệm vụ điều khiển cho một lượng gió đi tắt qua bướm ga khi không đạp ga (tức bướm ga không mở) để điều khiển tốc độ không tải phù hợp với các điều kiện khác nhau của động cơ.
Hình 4.17 Van điều khiển không tải
Trang 71 4.4. Mạch điện mô hình
Hình 4.18 . Mạch điện mô hình phun xăng đánh lửa Nissan Altima Chú thích :
1. Rờ le bơm ; 2. Rờ le chính ;3. Kim phun ;4. Tín hiệu khếch đại.
5.Đèn báo lỗi ;6. Van thanh lọc ;7.Van thanh lọc ;8. Rờ le quạt két nước 9.IC đánh lửa ;10. Bô bin đánh lửa ;11.Công tắc ly hợp ;12. Công tắc phanh 13.Hộp điều hòa không khí; 14.Cổng OBD ;15.Cảm biến nhiệt độ nước
16.Cảm biến vị trí bướm ga ;17.Bộ đo gió ;18.Tín hiệu G,NE ;19.Cảm biến ô xy 20. Bơm xăng