CHƯƠNG 3: KHAI THÁC HỆ THỐNG PHANH ABS TRÊN XE KIA CERATO
3.1. Quy trình kiểm tra hệ thống phanh ABS
3.1.3. Kiểm tra các bộ phận chính
3.1.3.1. Kiểm tra bầu trợ lực chân không
26
Hình 3.1 Bầu trợ lực chân không - Kiểm tra van điều khiển chân không:
+ Van điều khiển là một van một chiều mà chỉ cho phép không khí được hút ra khỏi bầu trợ lực chân không.
+ Nếu động cơ tắt, hoặc nếu bị rò rỉ trong một ống chân không, van điều khiển bảo đảm rằng không khí không lọt vào bầu chân không.
+ Điều này rất quan trọng vì bầu chân không cần có thể cung cấp đủ trợ lực cho người lái xe tăng để thực hiện phanh dừng xe một vài lần trong trường hợp động cơ ngừng hoạt động.
+ Van điều khiển là bộ phận cần được kiểm tra đầu tiên nếu thấy bầu trợ lực phanh hoạt động bất thường.
27
Hình 3.2 Kiểm tra chức của bầu trợ lực chân không - Kiểm tra chức năng kín khí:
+ Muốn tạo ra sự cường hóa lực, phải duy trì được độ chân không bên trong bộ trợ lực phanh, phải đóng kín hoàn toàn buồng áp suất không đổi và buồng áp suất thay đổi bằng van chân không và không khí phải thổi từ van không khí.
+ Tắt động cơ sau khi cho chạy 1 đến 2 phút. Độ chân không sẽ được dẫn vào bộ trợ lực phanh.
+ Đạp bàn đạp phanh vài lần. Khi làm như vậy, nếu vị trí của bàn đạp lần thứ hai hoặc thứ ba cao hơn vị trí của lần thứ nhất, tức là van một chiều và van chân không được
28
đóng kín, van không khí mở và không khí được đi vào. Từ đó có thể xác định rằng độ kín khí của mỗi van là bình thường.
- Kiểm tra hoạt động:
+ Nếu khởi động động cơ khi không có độ chân không trong bộ trợ lực phanh, van chân không đóng và van không khí mở, chân không sẽ vào buồng áp suất không đổi.
Lúc này, có thể sử dụng tình trạng của bàn đạp phanh để kiểm tra hoạt động cường hóa lực.
+ Khi động cơ tắt, đạp bàn đạp phanh vài lần. Không khí sẽ đi vào buồng áp suất không đổi.
+ Khởi động động cơ với bàn đạp ấn xuống, sẽ tạo ra độ chân không và chênh lệch áp suất giữa buồng áp suất không đổi và buồng áp suất thay đổi. Nếu lúc đó bàn đạp phanh tụt xuống một chút nữa, có thể xác định là đã tạo ra sự cường hóa lực bình thường.
- Kiểm tra chức năng kín khí khi có tải:
+ Nếu tắt động cơ với bàn đạp phanh được đạp xuống, có thể sử dụng tình trạng của bàn đạp để kiểm tra xem độ chân không có bị rò từ buồng áp suất không đổi hay không
+ Đạp bàn đạp phanh trong khi động cơ đang chạy
+ Tắt động cơ với bàn đạp phanh được đạp xuống. Trong trạng thái là giữ bàn đạp, độ chênh lệch áp suất giữa buồng áp suất không đổi và buồng áp suất biến đổi sẽ được giữ cố định. Do đó, nếu chiều cao bàn đạp phanh không thay đổi trong khi tiếp tục giữ, thì có thể xác định là van một chiều và van chân không được đóng kín bình thường và buồng áp suất không đổi không có sự cố gì.
3.1.3.2. Kiểm tra dầu phanh
Để nắm được khả năng hoạt động của hệ thống phanh ô tô thì chúng ta nên theo dõi và kiểm soát lượng dầu phanh thường xuyên. Nếu phát hiện lượng dầu phanh bị thiếu hụt thì hãy châm thêm vào. Đặc biệt, khi thấy lượng dầu thường xuyên thiếu dù đã châm thêm mới thì điều đó có nghĩa là hệ thống ống dẫn dầu đã bị rò rỉ hoặc tắc nghẽn, lúc này chúng ta cần đem xe đi bảo dưỡng ngay để bảo đảm hoạt động của xe. Quy trình kiểm tra hệ thống dầu phanh:
- Kiểm tra đèn cảnh báo mức dầu phanh:
+ Một công tắc phao được đặt bên trong bình chứa dầu phanh.
29
+ Nếu mức dầu phanh giảm xuống dưới một mức nhất định (do rò rỉ hoặc mòn má phanh), đèn cảnh báo mức dầu phanh sẽ được nối mát và bật sáng.
Hình 3.3 Dầu phanh
- Kiểm tra dầu phanh: Sau mỗi 10,000 km hay 6 tháng hoặc thay thế sau 40,000km hay 2 năm. Tầm quan trọng của việc thay thế dầu phanh:
+ Dầu phanh là một chất hút ẩm. Điều đó có nghĩa là dầu phanh hấp thụ hơi ẩm từ không khí, và do đó điểm sôi của nó sẽ giảm xuống.
+ Khi nhiệt sinh ra trong quá trình phanh, dầu sẽ sôi và tạo ra bọt khí.
+ Khi bọt khí được tạo ra, chúng sẽ hấp thụ lực đạp của phanh tác dụng lên xylanh phanh chính, làm giảm toàn bộ hiệu quả phanh.
30
Hình 3.4 Nhiệt độ sôi của các loại dầu phanh
- Dầu phanh là dầu thuỷ lực loại trung dùng để truyền lực trong hệ thống phanh.
Nó đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt là điều cần thiết để đảm bảo hoạt động đáng tin cậy của hệ thống phanh. Những yêu cầu như sau:
+ Điểm sôi ướt + Điểm cân bằng + Độ nhớt
+ Khả năng chịu nén + Khả năng chống ăn mòn + Độ giãn nở
- Khi dầu thủy lực (hoặc bất cứ loại dầu khác cùng mục đích sử dụng) không thể nén được, đẩy dầu qua một ống giống như đẩy một thanh thép qua một đường ống.
Không giống như một thanh thép, tuy nhiên, dầu có thể được dẫn qua nhiều đường xoắn và gấp khúc tới điểm đích, bảo toàn động năng và áp lực mà nó nhận được tại điểm bắt đầu. Quan trọng là dầu là chất lỏng sạch và không có bong bóng không khí trong đó.
Không khí có thể bị nén, mà nguyên nhân làm lún bàn đạp phanh và làm giảm hiệu quả phanh. Nếu nghi ngờ có không khí bên trong, hệ thống phải được xả gió để loại bỏ không khí. Có những "vít xả gió" ở mỗi xi lanh bánh xe và càng phanh dùng cho mục đích này.
- Dầu phanh là một loại dầu đặc biệt có các tính chất cụ thể.
+ Nó được thiết kế để chịu được nhiệt độ thấp mà không co lại cũng như nhiệt độ rất cao mà không sôi. (Nếu dầu phanh bị sôi, nó sẽ gây ra lún bàn đạp phanh và xe sẽ
khó dừng lại khi phanh).
+ Dầu phanh phải đáp ứng các tiêu chuẩn được Sở Giao thông Vận tải (DOT) quy định. Bình chứa dầu phanh nằm bên trên xi lanh phanh chính.
+ Hầu hết xe hơi hiện nay đều trang bị bình chứa trong suốt để có thể thấy mức dầu mà không cần mở nắp.
31
+ Mức dầu phanh sẽ giảm nhẹ khi má phanh mòn. Đây là hiện tượng bình thường và không cần quá quan tâm.
+ Nếu mức dầu giảm đáng kể trong một thời gian ngắn hoặc giảm xuống khoảng hai phần ba, hệ thống phanh cần được kiểm tra càng sớm càng tốt.
+ Giữ bình chứa dầu đóng kín trừ thời gian đổ dầu và không bao giờ để bình chứa dầu phanh mở.
+ Dầu phanh phải duy trì tại một điểm sôi rất cao tiếp xúc với không khí sẽ gây ra các việc hấp thụ hơi ẩm và dầu sẽ có điểm sôi thấp hơn.
+ Không bao sử dụng loại dầu khác dầu phanh cho hệ thống phanh xe của bạn.
Chúng có thể gây ra hư hỏng hệ thống phanh đột ngột.
+ Bất cứ loại nào dầu hoặc chất lỏng nào khác sẽ phản ứng với dầu phanh và rất nhanh chóng phá hủy gioăng cao su trong hệ thống phanh gây ra hư hỏng phanh.
- Kiểm tra đường ống dầu phanh:
+ Sau mỗi 20,000 km hay 1 năm.
+ Đường ống phanh được làm bằng cao su dễ bị biến chất và hư hỏng do nứt gãy.
+ Nếu đường ống phnah không được kiểm tra thì dầu phanh có thể sẽ bị rò rỉ và phanh không làm việc được.
+ Khi phát hiện thấy có hư hỏng phải thay thế ngay lập tức.
3.1.3.3. Kiểm tra má phanh
32
Hình 3.5 Má phanh
- Theo dõi bộ phận má phanh. Sau một thời gian sử dụng nếu má phanh bị mòn sâu sẽ ảnh hưởng đến việc giảm tốc hoặc dừng xe rất nguy hiểm.
- Kiểm tra sau mỗi 10,000 km hay 6 tháng. Khi chiều dày còn lại của má phanh giảm xuống dưới 1mm hãy thay chúng.
- Để kiểm tra đĩa phanh ô tô:
+ Cần tháo bánh xe, gỡ phần đĩa phanh ở hai bánh trước và bánh sau và quan sát xem mức độ trầy xước trên mặt đĩa phanh( độ dày đĩa phanh tối thiểu và tối đa trong khoảng 26 mm đến 28 mm).
+ Khi kiểm tra, nếu thấy đĩa phanh của xe ô tô đã quá cũ và xuất hiện trầy xước nhiều thì nên đem đĩa đi vớt lại hoặc thay mới.
+ Theo dõi bộ phận má phanh. Sau một thời gian sử dụng nếu má phanh bị mòn sâu sẽ gây ảnh hưởng đến việc giảm tốc hoặc dừng xe rất nguy hiểm.
+ Để đảm bảo an toàn cho chính bạn và những hành khách trên xe và tùy thuộc vào tần suất đi lại, tính chất địa hình mà chọn thời gian thực hiện vệ sinh phanh phù hợp.
- Kiểm tra miếng báo mòn má phanh:
+ Nó được lắp ở phần lưng của má phanh.
33
+ Khi miếng báo mòn má phanh chạm vào đĩa phanh, nó sẽ tạo ra tiếng kêu để báo cho người lái biết rằng má phanh đã mòn đến giới hạn.
3.1.3.4. Kiểm tra bàn đạp phanh
Hình 3.6 Bàn đạp phanh - Chu kì kiểm tra sau mỗi 10,000 km hay 6 tháng.
- Tầm quan trọng của việc điều chỉnh bàn đạp phanh:
+ Hiệu chỉnh hành trình của bàn đạp phanh là cần thiết để đạt được lực phanh đủ lớn.
+ Điều chỉnh phanh sao cho nó không bị bó phanh hay kẹt phanh khi không đạp phanh.
- Các mục kiểm tra:
+ Kiểm tra chiều cao bàn đạp: Độ cao bàn đạp tiêu chuẩn tính từ tấm vách ngăn:
152.9 đến 162.9 mm.
+ Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp phanh:
34
Hình 3.7 Hành trình tự do của bàn đạp
• Tắt máy. Hãy đạp phanh một vài lần cho đến khi hết lượng chân không trong bộ trợ lực. Sau đó nhả bàn đạp
• Nhấn bàn đạp cho đến khi cảm nhận được có lực cản
• Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp bằng cách đo khoảng cách giữa vị trí ở bước trước đó và vị trí nhả bàn đạp (hành trình tự do tiêu chuẩn của bàn đạp 1 đến 6 mm).
• Kiểm tra khe hở công tắc: Khe hở công tắc đèn phanh tiêu chuẩn 1.5 đến 2.5mm.
+ Kiểm tra khoảng cách dự trữ bàn đạp phanh
Hình 3.8 Khoảng cách dự trữ của bàn đạp
• Nhả cành phanh tay. Khởi động động cơ
• Đạp bàn đạp và kiểm tra khoảng cách dự trữ của bàn đạp ( khoảng cách dự trữ của bàn đạp tiêu chuẩn 78 mm.
35 3.1.3.5. Kiểm tra xylanh chính - Kiểm tra áp suất phanh:
+ Một trong những dấu hiệu cho thấy xilanh chính bị hư hỏng đó là áp suất phanh không đủ.
+ Để kiểm tra bạn hãy đạp bàn đạp phanh vài lần rồi đạp nó sát xuống sàn và cảm nhận xem phản lực của bàn đạp phanh có lớn không.
+ Nếu bàn đạp phanh quá nhẹ thì áp suất phanh sẽ không đạt.
+ Lúc này có thể cuppen bên trong xilanh chính đã bị hư hỏng và làm cho dầu phanh rò rỉ, hoặc cũng có thể rò rỉ dầu phanh trên các đường ống dầu.
- Kiểm tra mức dầu phanh:
+ Mở nắp bình chứa dầu phanh ngay trên xilanh chính và kiểm tra mức dầu phanh, đảm bảo rằng dầu phanh phải luôn nằm tại vị trí đủ.
+ Nếu mức dầu phanh thấp hơn tiêu chuẩn thì áp suất phanh sẽ giảm và làm giảm lực phanh, khi đó bàn đạp phanh cũng có cảm giác nhẹ.
+ Sau khi kiểm tra và châm thêm dầu phanh thì bạn cần đậy chặt nắp bình chứa để tránh mất mát dầu phanh.
- Kiểm tra đường ống dầu:
+ Các đường ống dầu phanh đi ra từ xilanh chính cũng có thể bị rò rỉ do bị gỉ xét hay bị ăn mòn.
+ Nếu như vậy, bạn có thể dùng một miếng khăn sạch và khô, lần theo đường ống dầu để phát hiện sự rò rỉ dầu phanh.
+ Còn nếu không có rò rỉ thì nguyên nhân có thể là do hư hỏng trong xilanh chính.
- Kiểm tra các vòng sin và cuppen của bình chứa dầu phanh:
+ Bình chứa dầu phanh được lắp trên xilanh chính thông qua sự làm kín của một vòng sin và cuppen.
+ Nó còn có nhiệm vụ làm kín, không để dầu phanh rò rỉ ra ngoài.
+ Tuy nhiên, sau quá trình sử dụng vòng sin này vẫn có thể bị hư hỏng và khiến dầu phanh chảy ra ngoài.
3.1.3.6. Kiểm tra hệ thống ABS
- Xe ô tô được trang bị hệ thống phanh ABS sẽ hạn chế được nhiều nguy hiểm khi tình huống phanh gấp xảy ra.
36
- Tuy nhiên, điều này sẽ không giữ được tác dụng vốn có nếu hệ thống này gặp trục trặc.
- Kiểm tra phanh ABS thường xuyên là điều lái xe nên làm để đảm bảo những chuyến đi suôn sẻ.
- Cách kiểm tra phanh ABS tổng quát (Khi không dùng máy chẩn đoán) theo các bước dưới đây:
+ Bước 1: Tiến hành nhả phanh tay.
+ Bước 2: Bật khóa điện, sau khi nhả phanh tay đèn cảnh báo ABS sáng vài giây rồi tắt là dấu hiệu lái xe thường thấy. Trường hợp phanh tay đã nhả nhưng đèn ABS vẫn báo sáng tức là hệ thống đang gặp vấn đề.
+ Bước 3: Tiến hành đạp phanh chân, lúc này cả hai đèn đều sáng và sẽ tắt ngay khi nhả bàn đạp phanh là dấu hiệu phanh hoạt động ổn định.
+ Bước 4: Tiếp tục đạp phanh chân, cùng lúc đó nhồi liên tục nhiều lần với những lực đạp tương đương. Lái xe cảm thấy bàn đạp mềm dần và lún sâu thì rất có thể hệ thống xuất hiện tình trạng rò rỉ dầu phanh hoặc có khí lọt vào.
+ Bước 5: Duy trì việc đạp phanh với lực mạnh hơn trong một lúc. Nếu có biểu hiện bàn đạp phanh đi xuống, đèn báo phanh không sáng ngay mà có phản ứng chậm thì chứng tỏ hệ thống đang rò rỉ dầu hoặc xi lanh thủy lực đang hỏng.
- Kiểm tra tín hiệu cảm biến ABS bằng chế độ kiểm tra (Khi dùng máy chẩn đoán):
+ Tắt khóa điện OFF
+ Kiểm tra rằng cành số ở vị trí P + Nối máy chẩn đoán với giắc DLC3
37
Hình 3.9 Nối máy chẩn đoán + Khởi động động cơ
+ Hãy chọn chế độ kiểm tra bằng cách dùng máy chẩn đoán.
+ Kiểm tra rằng đèn báo ABS nháy
Hình 3.10 Đèn cảnh báo ABS
+ Kiểm tra cảm biến tốc độ: Lái xe thẳng về phía trước với tốc độ sau. Sau đó kiểm tra rằng đèn báo ABS như sau:
38
Bảng 3.1: Kiểm tra đèn báo ABS
Thử Kiểm tra Đèn cảnh báo ABS
3 đến 5 km/h Phản hồi của các cảm biến Nháy
45 km/h Sai lệch tín hiệu cảm biến Tắt off
+ Dừng xe và đọc các mã lỗi: Nối máy chẩn đoán với giắc DLC3 → Bật khóa điện ON → Đọc các mã DTC theo hướng dẫn trên màn hình của máy chẩn đoán.
- Kiểm tra cảm biến tốc độ trước sau:
+ Đo điện trở của cảm biến:
Hình 3.11 Các giắc của hai cảm biến tốc độ trước và sau
39
Bảng 3.2: Kiểm tra giắc cảm biến tốc độ
Nối đồng hồ đo Điều kiện tiêu chuẩn 1 (RL -) – 2 (RL +) 0.65 đến 1.8 kΩ
1 (RL -) – Mass thân xe 10 kΩ trở lên 2 ( RL +) – Mass thân xe 10 kΩ trở lên
* Lưu ý: Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, hãy thay thế cảm biến tốc độ.
- Kiểm tra sự hoạt động của mô tơ bộ chấp hành:
+ Bật rơle mô tơ ON và kiểm tra tiếng kêu hoạt động của mô tơ bộ chấp hành + Tắt rơle mô tơ OFF
+ Đạp hết bàn đạp phanh và giữ nó trong xấp xỉ 15 giây. Kiểm tra rằng chiều sâu bàn đạp ban đầu vẫn không thay đổi trong thời gian 15 giây.
+ Bật rơle ON và kiểm tra rằng bàn đạp không bị rung + Tắt rơle mô tơ OFF và nhả bàn đạp.