CHƯƠNG 3: KHAI THÁC HỆ THỐNG PHANH ABS TRÊN XE KIA CERATO
3.3. Quy trình tháo lắp, bảo dưỡng - sửa chữa hệ thống phanh ABS
3.3.1. Quy trình tháo lắp, bảo dưỡng - sửa chữa hệ thống phanh trên xe Kia Cerato
- Trong suốt quá trình sử dụng, phanh là bộ phận chịu áp lực nhiều nhất, nhận tác động từ rất nhiều yếu tố khác nhau.
- Chính vì thế, việc bảo dưỡng phanh vô cùng cần thiết và được tiến hành thường xuyên.
- Theo các chuyên gia, xe ô tô nên được bảo dưỡng hệ thống phanh định kỳ sau mỗi 50.000 – 100.000 km tùy vào điều kiện sử dụng xe.
3.1.1.1. Tháo – lắp, bảo dưỡng - sửa chữa bàn đạp phanh
* Tháo bàn đạp phanh:
42
Hình 3.12 Tháo bàn đạp phanh - Tháo cụm đồng hồ táp lô
- Ngắt giắc nối công tắc đèn phanh - Tháo lò xo hồi
- Tháo kẹp và chốt chạc chữ U
- Ngắt chạc chữ U cần đẩy ra khỏi bàn đạp phanh
- Tháo cụm giá đỡ bàn đạp phanh (tháo 4 đai ốc và giá đỡ)
43
Hình 3.13 Tháo giá đỡ bàn đạp phanh
* Lắp bàn đạp phanh:
- Lắp cụm giá đỡ bàn đạp phanh + Lắp giá đỡ bằng 4 đai ốc
Hình 3.14 Bốn đai ốc của cụm giá đỡ bàn đạp phanh + Lắp bu lông vào giá đỡ
- Lắp bạc cần đẩy xylanh phanh chính
44 + Bôi mỡ vào chốt chạc chữ U
+ Lắp chốt chạc chữ U và một kẹp mới + Lắp lò xo hồi
- Kiểm tra điều chỉnh chiều cao bàn đạp phanh + Ngắt giắc nối ra khỏi công tắc đèn phanh.
+ Tháo công tắc.
+ Nới lỏng đai ốc hãm chạc chữ U của cần đẩy.
+ Điều chỉnh độ cao bàn đạp bằng cách vặn cần đẩy.
+ Xiết chặt đai ốc hãm.
+ Lắp công tắc vào bộ điều chỉnh cho đến khi nó chạm nhẹ vào bàn đạp.
+ Vặn công tắc 1/4 vòng theo chiều kim đồng hồ.
+ Lắp giắc nối vào công tắc và kiểm tra khe hở công tắc.
- Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp phanh
+ Tắt máy. Hãy đạp phanh một vài lần cho đến khi hết lượng chân không trong bộ trợ lực. Sau đó nhả bàn đạp.
+ Nhấn bàn đạp cho đến khi cảm nhận được có lực cản.
+ Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp bằng cách đo khoảng cách giữa vị trí ở bước trước đó và vị trí nhả bàn đạp.
+ Kiểm tra khe hở công tắc.
- Kiểm tra khoảng cách dự trữ bàn đạp phanh - Lắp cụm đồng hồ táp lô.
3.1.1.2. Tháo – lắp, bảo dưỡng – sửa chữa bộ trợ lực phanh và xy lanh phanh chính
* Tháo bộ trợ lực phanh:
- Xả dầu phanh
- Tháo xylanh phanh chính
+ Ngắt ống bình chứa li hợp có nhãn A ra khỏi xi lanh chính.
+ Ngắt giắc công tắc cảnh báo mức dầu phanh có nhãn B.
+ Tháo 6 đường ống phanh có nhãn C ra khỏi xi lanh phanh chính và cút chữ thập.
45
Hình 3.15 Tháo xy lanh phanh chính + Tháo 2 đai ốc và giá bắt với cút chữ thập.
Hình 3.16 Tháo đai ốc và giá bắt với cút chữ thập + Kéo xi lanh chính ra khỏi bộ trợ lực phanh.
+ Tháo gioăng chữ O ra khỏi xi lanh phanh chính.
- Tháo cụm trợ lực phanh + Ngắt ống chân không.
+ Tháo van một chiều và vòng đệm ra khỏi bộ trợ lực phanh.
+ Tháo lò xo hồi, kẹp và chốt chạc chữ u.
46
+ Nới lỏng đai ốc hãm chạc chữ U của cần đẩy.
+ Tháo 4 đai ốc và chạc chữ u cần đẩy.
+ Hãy kéo bộ trợ lực phanh và gioăng ra.
* Lắp bộ trợ lực phanh:
- Lắp một gioăng mới vào bộ trợ lực phanh.
- Lắp bộ trợ lực bằng 4 đai ốc.
Hình 3.17 Lắp bốn đai ốc - Lắp chạc chữ U cần đẩy
- Bôi mỡ bò lên chốt chạc chữ U
- Lắp chốt chạc chữ U và một kẹp mới.
Hình 3.18 Chốt chạc chữ U và kẹp mới
47
- Kiểm tra và điều chỉnh cần đẩy bộ trợ lực phanh
+ Hãy đặt SST lên xi lanh chính và sau đó hạ thấp chốt cho đến khi đỉnh của nó chạm nhẹ và píttông.
Hình 3.19 Dụng cụ đặc biệt SST + Lật ngược SST xuống và sau đó đặt nó lên bộ trợ lực.
+ Đo khe hở giữa cần đẩy bộ trợ lực phanh và đầu chốt SST (khe hở tiêu chuẩn 0 mm).
Hình 3.20 Tiến hành đo khe hở bộ trợ lực phanh với đầu chốt SST
+ Để điều chỉnh khe hở của cần đẩy, trước hết đạp bàn đạp phanh sao cho cần đẩy nhô lên. Sau đó cố định cần đẩy tại vị trí đó bằng SST và quay đai ốc lục giắc để điểu chỉnh khe hở.
48
Hình 3.21 Điều chỉnh khe hở bộ trợ lực phanh - Lắp cụm xy lanh chính
Hình 3.22 Cụm xylanh phanh chính + Lắp gioăng chữ O mới vào xi lanh chính.
+ Lắp xi lanh phanh chính và giá bắt (cút 4 ngả) vào bộ trợ lực phanh bằng 2 đai ốc.
+ Dùng SST, lắp 6 đường ống phanh có nhãn C vào xi lanh phanh chính và cút chữ thập.
49
Hình 3.23 Xylanh phanh chính và cút chữ thập
+ Nối giắc công tắc cảnh báo mức dầu phanh có nhãn B vào xi lanh chính.
+ Lắp ống bình chứa li hợp A vào xi lanh chính.
- Đổ dầu phanh vào bình chứa - Xả khí khỏi xy lanh phanh chính
+ Dùng SST, tháo 2 đường ống phanh ra khỏi xi lanh phanh chính.
Hình 3.24 Xả khí xy lanh phanh chính
50 + Đạp từ từ và giữ bàn đạp phanh.
+ Bịt các lỗ bên ngoài bằng ngón tay của bạn và nhả bàn đạp phanh.
+ Lặp lại 2 bước trên từ 3 tới 4 lần.
+ Dùng SST, lắp 2 đường ống phanh vào xi lanh phanh chính.
- Xả khí đường ống phanh
Hình 3.25 Xả khí đường ống phanh + Tháo nắp nút xả khí.
+ Lắp ống nhựa vào nút xả khí.
+ Đạp bàn đạp phanh vài lần và sau đó nới lỏng nút xả khí với bàn đạp phanh đã được nhấn xuống.
+ Khi dầu ngừng chảy ra, hãy xiết ngay nút xả khí. Sau đó nhả bàn đạp.
+ Lặp lại 2 bước trên cho đến khi khí trong dầu phanh được xả hết.
+ Xiết chặt nút xả khí.
+ Lắp nắp.
+ Xả khí ra khỏi ống phanh cho từng bánh xe bằng cách lặp lại các quy trình trên.
- Xả khí đường ống ly hợp:
51
Hình 3.26 Xả khí đường ống ly hợp + Tháo nắp nút xả khí.
+ Lắp ống nhựa vào nút xả khí.
+ Đạp bàn đạp li hợp vài lần và sau đó nới lỏng nút xả khí trong khi đạp bàn đạp xuống.
+ Tại điểm mà dầu ngừng chảy ra, xiết chặt nút xả và sau đó nhả bàn đạp li hợp.
+ Lặp lại 2 bước trước đó cho đến khi xả được xả ra khỏi hệ thống.
+ Xiết chặt nút xả khí.
+ Lắp nắp nút xả khí.
+ Kiểm tra rằng tất cả khí đã được xả ra khỏi đường ống li hợp.
- Kiểm tra và điều chỉnh chiều cao bàn đạp phanh - Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp phanh - Kiểm tra khoảng cách dự trữ bàn đạp phanh - Kiểm tra mức dầu phanh trong bình chứa - Kiểm tra sự rò rỉ dầu phanh
- Kết thúc bảo dưỡng bộ trợ lực phanh và hệ thống ống dầu phanh.