ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
3.5. GIẢI PHÁP HỖ TRỢ
Cùng với các yếu tố nhân lực, vật lực, tin lực, tài lực (tiền) là yếu tố quan trọng để người cán bộ quản lý sử dụng đề giải quyết các công việc trong tổ chức
của mình.
Đối với công tác xử lý nội dung tài liệu tại Thư viện trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2, lãnh đạo Thư viện cần đề nghị lên cấp trường tăng cường nguồn kinh phí nhất định để giải quyết các vấn đề sau:
- Tăng cường xử lý hồi cố nguồn tài liệu hiện có ở các kho. Hiện nay số lượng tài liệu lưu trữ ở các kho của Thư viện lên đến gần 30.000 đầu, với hơn 300.000 bản
sách. Tuy nhiên, mới chỉ có 13231 tên tài liệu được xử lý, lưu trữ và tổ chức bằng.
phần mềm Libol. Số còn lại hoặc vẫn được tổ chức khai thác bằng hệ thống tra cứu
truyền thống hoặc không được đưa ra sử dụng do chưa được xử lý. Vì vậy để
nguồn lực thông tin của Thư viện phát huy tối đa hiệu quả thì nguồn tài liệu này cần phải được xử lý đưa vào cơ sở dữ liệu của phần mềm Libol. Đề làm được điều
đó, Thư viện cần phải có kinh phi chỉ cho việc xử lý ngoài giờ, mua các vật liệu
cần thiết
- Nâng cao trình độ và năng lực của cán bộ xử lý.
Bao gồm nguồn kinh phí chỉ cho việc đào tạo cán bộ tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, nâng cao năng lực xử lý. Tổ chức các chương trình tham
quan, giao lưu, trao đổi học hỏi kinh nghiệm với các Thư viện khác.
- Hoàn chỉnh các công cụ xử lý. Thư viện cần tăng cường nguồn kinh phí cho việc mua các công cụ kiểm soát từ vựng hiện đang được sử dụng trong các hệ thống thư viện ở Việt Nam hoặc xây dựng các công cụ riêng cho hệ thống của mình.
3.5.2. Tổ chức công việc
Quy trình xử lý nội dung tài liệu nói chung và xử lý nội dung tài liệu nói
riêng tại Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 được tiến hành chủ yếu bởi 06 cán bộ. Tuy nhiên quy trình xử lý đó chưa có sự chuyên môn hoá cao. Trong.
quá trình xử lý, mỗi cán bộ sẽ chịu trách nhiệm xử lý một tài liệu đầu đến cuối, có
nghĩa là vừa xử lý hình thức, vừa xử lý nội dung. Có 01 cán bộ còn vừa thực hiện nhiệm vụ xử lý tài liệu, vừa chịu trách nhiệm bổ sung tài liệu. Sự bỗ đều công việc đó sẽ tạo điều kiện để tắt cả các cán bộ được làm tắt cả các công việc, cũng như có
thể nắm được tắt cả các kiến thức nghiệp vụ cần thiết. Tuy nhiên, trình độ của cán
bộ ở từng khâu sẽ không sâu, dẫn đến chất lượng xử lý tài liệu nói chung và xử lý nội dung tài liệu nói riêng sẽ không được đảm bảo.
Để chất lượng công tác xử lý nội dung tài liệu được cao, Thư viện cần tiến
hành chuyên môn hoá trong công tác xử lý tài liệu. Mỗi nhóm cán bộ cần đảm nhiệm một số khâu nhất định trong công tác xử lý. Có thể chia làm hai nhóm cơ bản là nhóm xử lý hình thức (biên mục mô tả) và nhóm xử lý nội dụng (phân loại,
tóm tắt, định từ khoá,...). Tách biệt giữa công tác xử lý
¡ liệu với công tác bỗ
sung bằng việ
cử một cán bộ khác đảm nhiệm công tác này
Hiện nay tại Thư viện, công tác xử lý nội dung tài liệu được phân công theo
từng mảng ngôn ngữ, 04 cán bộ xử lý sách tiếng Việt, 02 cán bộ xử lý sách ngoại văn. Lý do phân như vậy là do khả năng sử dụng ngoại ngữ của 04 cán bộ không.
được tốt. Việc phân chia như vậy là không cần thiết, trình độ ngoại ngữ cũng giống
như các kiến thức về chuyên môn, các cán bộ Thư viện phải tự ý thức học tập để nâng cao trình độ của mình.
Để công tác xử lý nội dung dat chất lượng và hiệu quả, Thư viện nên phân công công việc theo từng lĩnh vực chủ đề của tài liệu. Mỗi cán bộ có thể đảm
nhiệm xử lý các tài liệu về một hoặc một nhóm chủ đề nào đó. Như vậy, cán bộ sẽ có điều kiện nắm bắt được những kiến thức cơ bản về ngành đó, nắm vững được sự
phân chia các chủ đề chuyên sâu trong ngành. Như vậy khi tiến hành xử lý nội
dung tài liệu các cán bộ sẽ nhanh chóng phân tích và nắm chắc được nội dung của
tài liệu
3.6. KHUYÊN NGHỊ
Nhằm nâng cao chất lượng xử lý nội dung tài liệu tại Thư viện Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 nói riêng và đối với hệ thống thư viện Việt Nam nói riêng, luận văn
xin đưa ra một số khuyến nghị sau:
- Hoàn thiện việc xây dựng và dịch các công cụ sử dụng kiểm soát chất
lượng công tác xử lý nội dung bao gồm: bảng phân loại DDC, khung đề mục chủ đề của Thư viện Quốc hội.
Vu Thư viện lên phương án giao cho Thư viện Quốc gia, Cục Thông tin
Khoa học và Công nghệ Quốc gia và một số trung tâm thông tin thư viện lớn trong.
nước chịu trách nhiệm việc hoàn thiện công tác dịch khung phân loại DDC và
Khung đề mục chủ đề của Thư viện Quốc hội. Trên cơ sở đó, tuỳ theo từng hình
thực tiễn, các thư viện có thé sử dụng làm công cụ kiểm soát chất lượng xử lý nội dung tài liệu của mình.
- Đối với việc xây dựng các bộ từ khoá
Qua nghiên cứu tình hình sử dụng bộ từ khoá của Thư viện Quốc gia tại Thư
viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 cho thấy, khả năng bao quát vốn từ vựng.
của bộ từ khoá trên vẫn còn hạn chế, mới chỉ kiểm soát được khoảng 70% số lượng các từ khoá tự do. Thư viện Quốc gia cần tăng cường thường xuyên hơn nữa việc
cập nhật vốn từ trong bộ từ khoá của mình nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn công
tác định từ khoá tài liệu.
Bên cạnh đó, việc xây dựng bảng từ khoá nhân vật và từ khoá địa lý, đối với những trường hợp tên riêng nước ngoài còn chưa hợp lý. Trong bảng từ khoá, các tên riêng nước ngoài được lựa chọn làm từ chuẩn không theo một quy tắc chặt chẽ.
Có tên riêng được để giữ nguyên dạng, có tên được đề theo phiên âm.
Trên cơ sở nghiên cứu các luận điểm của các nhà ngôn ngữ học, qua khảo sát tình hình sử dụng các loại từ khoá trên ở cơ sở dữ liệu của một số thư viện và trung tâm thông tin, luận văn xin đưa ra kiến nghị.
Đối với các tên riêng nước ngoài khi xây dựng các bảng từ khoá, Thư viện Quốc gia cũng như các thư viện và trung tâm thông tin khác không nên đưa ra các danh sách các từ chuẩn để kiểm soát các loại từ khoá đặc biệt này. Thay vào đó
nên đưa ra các quy tắc lựa chọn. Đối với các nhân vật nổi tiếng, nên đưa ra sự lựa
chọn các tên khác nhau thay vì lựa chọn các cách trình bày tên (các cách phiên âm),
Cu thé:
-_ Để nguyên dạng đối với tên riêng Âu, Mỹ.
Shakespears William, Hugo Victor, Washington, New York,
- Sirdung tén tiéng Viet
Anh, Pháp, Đức, Bién den,..
với các tên nước ngoài đã được Việt hoá
- _ Sử dụng tên Hán Việt đối với các tên Hán Việt quen thuộc.
Lý Bạch, Mao Trạch Đông, Bắc Kinh, Quảng Đông...
- _ Sử dụng nguyên dạng phiên âm Latinh của tiếng Hán đối với các tên mới Li Tie, Hao Haidong,
-_ Chuyển tự Latinh đối với hệ ngôn ngữ slavơ
Moskva, Lomonosoy,...
Các quy tắc được đưa ra trên đây cũng tương ứng với các quy tắc mà các cán
bộ Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 sử dụng trong khi định từ khoá.
KET LUAN
Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác xử lý nội dung tài liệu đối với hiệu quả của hoạt động thư viện thông tin, Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã có một sự đầu tư hợp lý vào công tác này. Công việc này được thực hiện bởi các cán bộ có trình độ chuyên môn vững, có kinh nghiệm, được trang bị đầy đủ các máy vi tính, các công cụ ngôn ngữ. Trong quá trình làm việc, cán bộ thư viện luôn luôn có những sáng kiến áp cải tiến các phương pháp, các quy tắc xử
lý nội dung, áp dụng cho các tính huống cụ thể. Vì vậy công tác xử lý nội dung tài liệu tại Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã đạt được chất lượng và hiệu quả tương đối cao. Với ba phương thức phân loại, định từ khoá và làm tóm tắt nội dung tài liệu, công tác xử lý nội dung tài liệu đã hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của
Thư viện, góp phần quản trị tốt nguồn lực thông tin, giới thiệu nguồn lực thông tin
tới người dùng tin và hỗ trợ người dùng tin trong việc Iya chon str dung thong tin.
Tuy nhiên do năng lực xử lý nội dung của cán bộ còn hạn chế, khâu tổ chức công việc còn chưa hợp lý cùng một vài nguyên nhân khác nên công tác xử lý nội dung.
tài liệu của tại Thư viện vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần phải hoàn thiện. Để công.
tác xử lý nội dung tài liệu đạt chất lượng và hiệu quả hơn, Thư viện cần tăng cường.
hơn nữa việc đào tạo cho cán bộ các kiến thức về xử lý nội dung, tăng cường trao đổi hỏi kinh nghiệm với các cơ quan thông tỉn thư viện khác, xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tổ chức lại công việc một cách hợp lý. Hoàn thiện công tác xử lý nội
dung tài liệu góp phần vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của
Thư viện nói riêng và sự nghiệp giáo dục đảo tạo của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 nói chung.
TAL LIEU THAM KHẢO
“Tiếng Việt
1. Vũ Thuý Bình (1994), Lý thuyết và thực tiễn sử dụng ngôn ngữ từ khoá trong
quá trình tin học hoá các hoạt động của các cơ quan thông tin thư viện, Luận
văn thạc sĩ, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Đào (2009), “Thực trạng định từ khoá và tiêu đề chủ đề trong các cơ quan thông tin — thư viện Việt Nam hiện nay”, Tư viện Việt Nam, 4(20), tr.2 _9
3. Cao Xuân Hạo (1996), “Về cách viết và cách đọc tên riêng nước ngoài trên văn bản tiếng Việt”, Kiến thức ngày nay, 220.tr.22 ~ 28.
4. Lê Thị Thuý Hiền (2004), Nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ từ khoá tại Thư viện Y học Trung ương, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội
5. Phan Huy Quế (2002), Mô rả nội dung tài liệu bằng từ khoá, Trung tâm Thông.
tin Tư liệu Khoa học và Công Nghệ Quốc gia, Hà Nội.
6. Phan Huy Quế (1998), biên soạn bài chú giải và tóm tắt tài liệu, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội.
7. Dinh Thuy Quynh (2009), Nang cao chat lượng xử lý nội dung tài liệu tai The viện Tạ Quang Bửu trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Luận văn Thạc sỷ Khoa học Thư viện, Hà Nội
$. Đoàn Phan Tân (2006), Thông tin hoc, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội