Phân tích chất lượng đội ngũ CBCC của cơ quan UBND huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ công chức của cơ quan ủy ban nhân dân huyện ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 50 - 61)

3.2. Thực trạng chất lượng CBCC của cơ quan UBND huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

3.2.2. Phân tích chất lượng đội ngũ CBCC của cơ quan UBND huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

3.2.2.1. Tiêu chí về thể lực

Hàng năm, UBND huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn tổ chức định kỳ khám sức khỏe cho đội ngũ CBCC của huyện, kết quả khám sức khỏe CBCC của cơ quan UBND huyệnđược thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 3.4. Kết quả khám sức khỏe định kỳhàng năm CBCC của cơ quan UBND huyện Ba bể

Năm

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019

Xếp loại sức khỏe

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Loại I 14 17 13 15,8 14 19.4 14 20,9

Loại II 64 78 61 74,4 55 76,4 52 77,6

Loại III 4 5 8 9,8 3 4,2 1 1,5

Loại IV Loại V

Tổng CBCC 82 82 72 67

Nguồn: UBND huyện Ba Bể Qua bảng số liệu về kết quả khám sức khỏe, chúng ta có thể thấy sức khỏe của CBCC của cơ quan UBND huyện Ba Bể là rất tốt. Tỷ lệ CBCC tại cơ qua UBND đạt sức khỏe loại I và loại II đều chiếm trên 95%, không có CBCC có sức khỏe loại IV và loại V. Với kết quả này, tất cả CBCC của cơ quan UNBD đều đạt sức khỏe để đảm bảo công tác, hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Điều này cũng thể hiện chính sách chăm sóc sức khỏe đối với CBCC tại cơ quan UBND trong những năm qua đã phát huy những kết quả tốt, việc này có sự đóng góp hết sức quan trọng trong việc tham mưu cho lãnh đạo về chính sách chăm sóc sức khỏe cũng như công tác chăm sóc,

khám sức khỏe cho CBCC của Phòng Y tế thuộc UBND huyện ở cả trước và sau khi sát nhập vào Văn phòng HĐND & UBND.

3.2.2.2. Tiêu chí về trí lực

a. Trình độ học vấn và chuyên môn.

Qua số liệu thu thập được từ Phòng Nội vụ huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, tác giả đã thống kê và tổng hợp được thực trạng về trình độ học vấn và chuyên môn của đội ngũ CBCC của cơ quan UBND huyện từ năm 2016 đến năm 2019 như sau:

Bảng 3.5. Cơ cấu đội ngũ CBCC của cơ quan UBND huyện Ba Bểtheo trình độ học vấn và đào tạo giai đoạn 2016-2019

Tiêu chí

2016 2017 2018 2019

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Trình độ văn hóa

PTTH 82 100 82 100 72 100 67 100

THCS 0 0 0 0

Tiểu học 0 0 0 0

Trình độ đào tạo

Sau đại học 4 4,9 4 4,9 5 6,7 6 8,9

Đại học 69 84,1 69 84,1 63 84 58 86,6

Cao đẳng 1 1,2 1 1,2 1 1,3 1 1,5

Trung cấp 8 9,8 8 9,8 6 8 2 3,0

Chưa qua

đào tạo 0 0 0 0

Tổng cộng 82 82 72 67

Nguồn: UBND huyện Ba Bể Qua bảng được tổng hợp ở trên, ta có thể thấy cơ cấu về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC của cơ quan UBND huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn từ năm 2016 - 2019 không có sự biến động lớn.

Về trình độ học vấn, 100% CBCC có trình độ văn hóa trung học phổ thông.

Về trình độ chuyên môn, tỷ lệ CBCC có trình độ chuyên môn sau đại học còn chiếm tỷ trọng thấp, từ năm 2016 – 2019 về mặt tuyệt đối tăng thêm 02 người có trình độ sau đại học so với năm 2016, chiếm tỷ lệ 8,9%. Tỷ lệ CBCC có trình độ đại học là cao nhất, trong giai đoạn 2016 – 2019 tỷ lệnày đều chiếm tỷ lệ từ 84% trở lên, tuy nhiên về con số tuyệt đối thì số lượng CBCC có trình độ đại học trong giai đoạn 2016 - 2019 lại giảm từ 69 người xuống còn 58 người. Nguyên nhân là do Lãnh đạo UBND huyện trong giai đoạn này đang quyết liệt triển khai thực hiện Đề án số 03-ĐA/TU của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 305/KH- UBND của UBND huyện Bắc Kạn về sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế nên nhiều CBCC chuyển sang vị trí công tác mới hoặc xin nghỉ hẳn để chuyển sang môi trường công việc khác phù hợp hơn, phát huy được nhiều khả năng của mình. Tỉ lệ CBCC có trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm tỷ lệ thấp trong đội ngũ CBCC của cơ quan UBND huyện.

Để có cái nhìn rõ hơn về cơ cấu đội ngũ CBCC của các Phòng được phân theo trình độ đào tạo chúng ta theo dõi bảng 3.6

Bảng 3.6. Cơ cấu đội ngũ CBCC của các phòng chuyên môn theo trình độđào tạo năm 2019

Tên đơn vị Sau đại

học Đại học Cao đẳng

Trung cấp

Chưa qua đào tạo

VP HĐND&UBND huyện 3 11 1

Phòng Nội vụ 6 1

Phòng Lao động TB&XH 1 6

Phòng Tư pháp 3

Thanh tra 3

Phòng Kinh tế và Hạ tầng 7

Phòng Tài nguyên và MT 1 4 1

Phòng Tài chính – KH 7

Phòng Văn hóa - Thông tin 3

Phòng NN & PTNT 1 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo 5

Nguồn: UBND huyện Ba Bể

Qua bảng 3.6 chúng ta có thể thấy đối với trình độ sau đại học, đã ít về số lượng nhưng lại tập trung vào VP HĐND & UBND 03 người, còn lại ở các Phòng Lao động TB & XH, Phòng Tài nguyên & MT, Phòng Nông nghiệp & PTNT là 01 người. Qua đó chúng ta có thể thấy, trong giai đoạn tới Lãnh đạo cơ quan UBND huyện Ba Bể cần có chính sách khuyến khích cử CBCC đi học nâng cao trình độ chuyên môn sau đại học cho đội ngũ lãnh đạo hiện tại cũng như đội ngũ kế cận, tạo nguồn trong tương lai.

b. Trình độ tin học và ngoại ngữ.

Ngoại ngữ và tin học là những kỹ năng hết sức cần thiết, phục vụ cho công việc của các CBCC nói chung chứ không chỉ riêng đội ngũ CBCC của cơ quan UBND huyện Ba Bể. Qua các số liệu thu thập được, tác giả đã tổng hợp thực trạng về trình độ tin học và ngoại ngữ của đội ngũ CBCC của cơ quan UBND huyện Ba Bể, được thể hiện qua các bảng sau.

- Về trình độ tin học:

Bảng 3.7. Trình độ tin học của đội ngũ CBCC của cơ quan UBND huyện Ba Bể giai đoạn 2016-2019

Trình độ

2016 2017 2018 2019

Sốlượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Sốlượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Sốlượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Sốlượng (Người)

Tỷ lệ (%) ĐH,

CĐ 2 2,4 2 2,4 3 4 3 4,5

Chứng

chỉ 53 64,6 53 64,6 60 80 60 89,5

Chưa qua đào

tạo

27 33 27 33 12 16 4 6

Nguồn: UBND huyện Ba Bể Qua bảng số liệu, chúng ta có thể thấy trình độ về tin học của CBCC tại UBND huyện Ba Bể có sự thay đổi mạnh mẽ; nếu như năm 2016 số lượng có trình độ ĐH, CĐ là 02 người, có chứng chỉ là 53 người và chưa qua đào tạo là 27 người thì đến

năm 2019 số lượng có trình độ ĐH, CĐ là 03 người, có chứng chỉ là 60 người và chưa qua đào tạo là 4 người. Có thể thấy rằng lãnh đạo cơ quan UBND huyện nhận thức rất rõ việc nâng cao trình độ tin học là rất cần thiết: nâng cao trình độ tin học là nâng cao chất lượng phục vụ người dân; đẩy nhanh công việc hành chính, công việc tham mưu cho lãnh đạo, đặc biệt trong thời đại công nghệ số hiện nay đây là điều bắt buộc.

Hàng năm, các CBCC của cơ quan UBND huyện Ba Bể chưa được đào tạo đã được cử đi tham gia các khóa học và thi lấy chứng chỉ tin học theo quy định của Thông tư 11/2014/TT-BNV ngày 9/10/2014 của Bộ Nội vụ.

- Về trình độ ngoại ngữ:

Bảng 3.8. Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ CBCC của cơ quan UBND huyện Ba Bểgiai đoạn 2016-2019

Trình độ

2016 2017 2018 2019

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

ĐH, cao đẳng Chứng

chỉ 32 39 32 39 59 78,67 56 83,6

Chưa qua đào tạo

50 61 50 61 16 21,33 11 16,4

Nguồn: UBND huyện Ba Bể Theo quy định của Bộ Nội vụ tại Thông tư số 11/2014/TT-BNV thì trình độ ngoại ngữ của cán bộ, CBCC, viên chức phải ít nhất đạt trình độ tương đương bậc 1 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Vì vậy trong giai đoạn 2016 – 2019 các CBCC của cơ quan UBND huyện Ba Bể đã được cử đi học tập và thi được các chứng chỉ về ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của vị trí công việc. Điều này thể hiện qua bảng số liệu

3.8 năm 2016 số lượng người có chứng chỉ ngoại ngữ là 32 người chiếm 39%, số người chưa có chứng chỉ là 50 chiếu 61% tổng số CBCC thì đến năm 2019 tỷ lệ này đã có sự thay đổi đáng kể, số lượng người có chứng chỉ lên đến 56 người chiếm 83,6%, số lượng người chưa có chứng chỉ giảm xuống 11 người chỉ còn chiếm 16,4%.

Đối với sốlượng này UBND đều đã yêu cầu trong năm tới phải có kế hoạch học tập để hoàn thiện chứng chỉ để đáp ứng theo yêu cầu vị trí việc làm của mình. Tuy nhiên cũng có một vấn đề đặt ra ở đây cho các nhà làm chính sách là trên thực tế tại huyện Ba Bể việc sử dụng tiếng nước ngoài trong công việc hàng ngày là rất ít, do đối tượng tiếp xúc hàng ngày ở đây chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều khi còn sử dụng toàn tiếng dân tộc để giải quyết công việc.

c. Trình độ lý luận chính trị

Việc học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị là hết sức cần thiết, có vai trò quan trọng trong việc phát triển tư duy lý luận của con người. Học tập lý luận chính trị không chỉ là nhiệm vụ mà còn là nghĩa vụ và là biện pháp nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất, đạo đức cán bộ. Theo quy định của Bộ Nội vụ tại Thông tư số 11/2014/TT-BNV đối với từng vị trí công tác phải có trình độ lý luận chính trị tương ứng. Trình độ lý luận chính trị đội ngũ CBCC của cơ quan UBND huyện Ba Bể, được thể hiện qua bảng sau.

Bảng 3.9. Cơ cấu đội ngũ CBCC của cơ quan UBND huyện Ba Bểtheo trình độ lý luận chính trịgiai đoạn 2016 - 2019

Trình độ lun chính

trị

2016 2017 2018 2019

S lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

S lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

S lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

S lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Cao cấp 22 26,8 22 26,8 24 32 24 35,8

Trung cấp 7 8,5 7 8,5 10 13,3 15 22,3

Sơ cấp 2 2,4 10 12,2 21 28 20 29,9

Chưa qua

đào tạo 51 62,3 43 52,5 20 26,7 8 12

Nguồn: UBND huyện Ba Bể

Nhìn chung đội ngũ CBCC của cơ quan UBND huyện Ba Bể đều nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. lập trường; có quan điểm chính trị vững vàng, đoàn kết nhất trí, có tinh thần trách nhiệm trong công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đây là tiền đề vững chắc để đảm bảo sự ổn định chính trị, tập trung vào phát triển kinh tế - xã hội. Qua bảng số liệu, chúng ta có thể thấy số lượng CBCC đạt trình độ lý luận cao cấp có tỷ lệ khá cao năm 2016 tỷ lệ này mới chỉ đạt 26,8% thì đến năm 2019 đã đạt tỷ lệ 35,8%. Nhưng quan trọng hơn, chúng ta có thể thấy sốlượng CBCC đạt trình độsơ cấp và trung cấp tăng đều qua: như trình độ trung cấp năm 2016 mới có 7 người chiếm 8,5% thì đến năm 2019 đã tăng lên 15 người chiếm 22,3%; trình độ sơ cấp năm 2016 có 02 người chiếm 2,4% thì đến năm 2019 có 20 người chiếm 29,9%. Việc tăng nhanh CBCC có trình độ lý luận trung cấp và sơ cấp đồng nghĩa với việc CBCC chưa qua đào tạo giảm mạnh, năm 2016 là 51 người chiếm 62,3% thì đến năm 2019 chỉ còn 8 người chiếm 12%.

Qua đó có thể thấy lãnh đạo cơ quan UBND huyện Ba Bể rất quan tâm đến việc trang bị đầy đủ, toàn diện hơn, có sự hiểu biết sâu sắc hơn tri thức lý luận chính trị; giữ vững bản lĩnh chính trị; củng cố, tăng cường niềm tin vào tương lai của dân tộc, của cách mạng, lý tưởng cộng sản; làm cho CBCC huyện Ba Bể tự tin hơn trong công tác; là cơ sở để CBCC hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

d. Trình độ quản lý nhà nước

Bảng 3.10. Cơ cấu đội ngũ CBCC của cơ quan UBND huyện Ba Bể theo trình độ quản lý nhà nước giai đoạn 2016 - 2019

Trình độ quản lý nhà nước

2016 2017 2018 2019

Slượng (Người)

T l (%)

Slượng (Người)

T l (%)

Slượng (Người)

T l (%)

Slượng (Người)

T l (%) CVCC

CVC 6 7,3 7 8,5 14 18,7 16 23,9

CV 52 63,4 55 67,1 49 65,3 46 68,7

Chưa qua

đào tạo 24 29,3 20 24,4 12 16 5 7,4

Nguồn: UBND huyện Ba Bể

Qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy đại đa số đội ngũ CBCC của cơ quan UBND huyện Ba Bể đều đã được tham gia các lớp học về quản lý nhà nước trong giai đoạn 2016 – 2019 nếu như năm 2016 còn 24 người chiếm tỷ lệ 29,3% chưa được tham gia học các lớp về quản lý nhà nước nhưng đến năm 2019 số người này đã giảm xuống còn 5 người và chỉ còn chiếm tỷ lệ 7,4% trên tổng sốCBCC. Điều này chứng tỏ lãnh đạo huyện luôn chú trọng và quan tâm đến việc phát triển năng lực thực thi công vụ cho đội ngũ CBCC của cơ quan UBND huyện như: nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công vụ, góp phần triển khai các văn bản quản lý nhà nước một cách hiệu quả, nâng cao năng lực kỹ năng, phong cách làm việc chuyên nghiệp trong quản lý, điều hành và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3.2.2.3. Tiêu chí về tâm lực

Tâm lực biểu hiện chủ yếu qua thái độ, trách nhiệm trong công tác. Mặc dù đây là vấn đề hết sức nhạy cảm nhưng gắn liền với cuộc sống hàng ngày và được biểu hiện rất rõ qua phẩm chất đạo đức, thái độ ứng xử; ý thức kỷ luật và trách nhiệm đối với công việc của người CBCC.

Qua điều tra khảo sát người dân, tác giả đã tổng hợp được ý kiến đánh giá về phẩm chất đạo đức của đội ngũ CBCC của cơ quan UBND huyện Ba Bể được thể hiện qua hình vẽ như sau:

Biểu đồ 3.1. Phẩm chất đạo đức CBCC của cơ quan UBND huyện Ba Bể Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

3.6 3.7 3.8 3.9 4 4.1 4.2

Phẩm chất đạo

đức và lối sống Trách nhiệm với

công việc Sự công bằng, công tâm, trung

thực khi làm việc

- Về phẩm chất đạo đức, lối sống đạt điểm trung bình 3,8 - Trách nhiệm với công việc đạt 4.2

- Sự công bằng, công tâm, trung thực khi làm việc đạt 3.9

Kết quả trên thể hiện người dân đánh giá khá tốt về phẩm chất đạo đức của CBCC của cơ quan UBND huyện Ba Bể. Điều này chứng tỏ đội ngũ CBCC của cơ quan UBND huyện Ba Bể có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống giản dị, gương mẫu, có ý thức tổ chức kỷ luật, luôn tu dưỡng, rèn luyện, trình độ, năng lực được nâng lên, phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Đặc biệt trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, bên cạnh những tác động tích cực, thì tác động tiêu cực của kinh tế thị trường và hội nhập cũng không nhỏ, làm cho môi trường xã hội phức tạp.

3.2.2.4. Các chỉtiêu đánh giá mức độ hoàn thành công việc

Đánh mức độ hoàn thành công việc của CBCC của UBND huyện Ba Bể thông qua các chỉ tiêu sau:

- Kết quả đánh giá phân loại CBCC cuối năm: Được thể hiện qua bảng 3.11 Bảng 3.11. Kết quảđánh giá phân loại CBCC của cơ quan UBND huyện Ba Bể

giai đoạn 2016-2019 Xếp

loại

2016 2017 2018 2019

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%) Hoàn

thành xuất xắc

nhiệm vụ

2 2,44% 2 2,44% 2 2,67% 0 0%

Hoàn thành nhiệm tốt

vụ

79 96,34% 78 95,12% 73 97,33% 67 100%

Hoàn thành nhiệm nhưng vụ còn hạn

chế về năng

lực

1 1,22% 2 2.44% 0 0% 0 0%

Không

Xếp loại

2016 2017 2018 2019

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%) hoàn

thành nhiệm

vụ

Nguồn UBND huyện Ba Bể Qua bảng số liệu, chúng ra có thể thấy đại đa số CBCC tại UBND huyện Ba Bể đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm đều đạt trên 95%. Có thể thấy CBCC của cơ quan UBND huyện trong những năm qua đều có ý thức cố gắng, phấn đấu để có thể hoàn thành tốt công việc của mình trong việc tham mưu những chính sách để phát triển KT – XH ở địa phương, cũng như việc nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công.Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số công chức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực vào năm 2016, 2017.

- Khả năng làm việc của CBCC qua đánh giá của người dân.

Bảng 3.12. Đánh giá của người dân về khả năng làm việc của CBCC huyện Ba Bể, Bắc Kạn

STT Chỉ tiêu Tỷ lệ (%)

1 Có khả năng tiếp xúc với dân 90

2 Có khả năng làm việc tốt 74,5

3 Biết khích lệ, động viên thực hiện những mục tiêu chung 83,5

4 Làm tốt công tác dân vận 85

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) Kết quả điều tra cho thấy người dân trả lời đánh giá cao khả năng làm việc của công chức huyện. Có 90% người dân trả lời rằng cán bộ công chức có khả năng tiếp xúc với dân tương đương với 180 phiếu, 74,5% có khả năng làm việc tốt tương đương với 149 phiếu, 83,5% biết khích lệ, động viên thực hiện những mục tiêu chung tương đương với 167 phiếu, 85% làm tốt công tác dân vận tương đương với 170 phiếu. Qua đây ta có thể thấy, đa số người dân cho rằng CBCC của cơ quan UBND huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn có năng lực khá tốt trong việc tiếp xúc và làm việc với dân.

- Đánh giá của người dân về việc cung cấp dịch vụ công. Được thể hiện thông

qua hình sau:

Biểu đồ 3.2. Đánh giá của người dân về việc cung cấp dịch vụ công

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Qua hình 3.3, chúng ta có thể thấy người dân đã chấm điểm trung bình cho từng tiêu chí như sau:

- Quy trình thủ tục dịch vụ hành chính được công khai minh bạc: 4.2 - Hồ sơ không bị mất mát: 4.1

- Người dân dễ liên hệ với cán bộ thụ lý hồ sơ: 3.6 - Thời gian giải quyết hồ sơ nhanh gọn: 3.5

Điều này chứng tỏ CBCC của cơ quan UBND huyện Ba Bể đã có rất nhiều có gắng trong việc cung cấp dịch vụ công cho người dân từ việc hướng dẫn người dân các quy trình, thủ tục làm hồ sơ, lưu giữ hồ sơ cũng như cố gắng giải quyết các thủ tục của người dân. Tuy nhiên vẫn có một số ít phản ánh, đôi khi vẫn còn những hiện tượng CBCC giải quyết kiến nghị của nhân dân chưa kịp thời; giải thích các thủ tục hành chính chưa rõ ràng làm người dân phải đi lại nhiều lần mới giải quyết được; việc chấp hành chưa nghiêm quy chế làm việc, nội quy, giờ giấc...làm người dân đến liên hệ công việc còn phải chờ đợi gây mất nhiều thời gian, công sức. Vấn đề này cần phải được khắc phục ngay để làm tăng niềm tin của nhân dân với Đảng, với chính quyền UBND huyện Ba Bể.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ công chức của cơ quan ủy ban nhân dân huyện ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 50 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)