Ph ương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác tuyển dụng công chức cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện, tỉnh lào cai​ (Trang 54 - 58)

6. Bố cục của luận văn

2.2. Ph ương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

+ Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Các thông tin thứ cấp được thu thập bao gồm các thông tin liên quan trực tiếp đến công tác tuyển dụng công chức cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện của tỉnh Lào Cai, các số liệu được thu thập từ Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai bao gồm:

Số lượng công chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và của UBND các huyện trong tỉnh; trình độ lý luận chính trị; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và của UBND các huyện trong tỉnh; công tác tuyển dụng; công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy cơ quan hành chính của các đơn vị trong tỉnh; hoạt động công vụ của công chức; công tác đánh giá, xếp loại cán bộ công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện của tỉnh Lào Cai.

Ngoài ra, các thông tin thứ cấp còn được thu thập thông qua các Đề án xây dựng công chức tấp tỉnh Lào Cai; Niêm giám thống kê tỉnh Lào Cai; các công trình nghiên cứu, sách báo, các tạp chí chuyên ngành, luận văn, luận án, các website chuyên ngành và website của tỉnh Lào Cai nhằm cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

+ Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:

Luận văn sử dụng số liệu sơ cấp để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tới công tác tuyển dụng công chức cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện của tỉnh Lào Cai thông qua bảng hỏi được thiết kế sẵn.

Đối tượng khảo sát là cán bộ công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện thuộc tỉnh Lào Cai.

Theo số liệu báo cáo của Sở Nội Vụ tỉnh Lào Cai, tính đến hết năm 2019 tổng số cán bộ công chức chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện của tỉnh Lào Cai là 2.357 người. Để có được một kết quả có cơ sở thống kê và hạn chế tối đa những sai sót trong quá trình chọn mẫu, mẫu được lựa chọn dựa trên công thức xác định cỡ mẫu của Slovin như sau:

n = N/(1+N* e2) Trong đó:

n: cỡ mẫu

N: Tổng thể mẫu e2: Sai số

Ta có N= 2.357, hay vào công thức ta có n= 342 quan sát, tương đương 342 cán bộ công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện của tỉnh Lào Cai, với e = 0,05.

Bảng 2.1. Quy mô mẫu khảo sát

Đối tượng Tổng số

công chức

Số lượng CBCC khảo sát

Công chức CQCM cấp tỉnh 1444 210

Công chức CQCM cấp huyện 913 132

Tổng số 2.357 342

+ Phương pháp điều tra

Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện của tỉnh Lào Cai.

Trong đó, Công chức CQCM cấp tỉnh là 210 cán bộ, Công chức CQCM cấp huyện là 132 cán bộ thông qua bảng hỏi đã được thiết kết sẵn theo yêu cầu của đề tài, như: trình độ học vấn, thời gian công tác, những nhận định của cán bộ, người LĐ về các yếu tố ảnh hưởng tới công tác tuyển dụng công chức cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện của tỉnh Lào Cai.

Các câu hỏi trong phiếu điều tra được sử dụng thang đo Likert 5: 1-Rất không đồng ý; 2-Không đồng ý; 3-Không có ý kiến; 4-Đồng ý; 5 - Rất đồng ý. Nội dung phiếu điều tra gồm 2phần:

Phần 1: Thông tin chung về đối tượng khảo sát: Tên, đơn vị/bộ phận công tác; giới tính; tuổi; trình độ; thâm niên.

Phần 2: Đánh giá của người được khảo sát về ảnh hưởng của các yếu tố công tác tuyển dụng công chức cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện của tỉnh Lào Cai: chính sách của tỉnh về công tác tuyển dụng công chức, mức thu nhập của cán bộ công chức, phúc lợi cho cán bộ công chức,...

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Nguồn thu thập thông tin gồm hai nguồn thông tin: sơ cấp và thứ cấp.

Do đó, tác giả sẽ tiến hành xử lý thông tin như sau:

+ Đối với thông tin sơ cấp tác giả sẽ tổng hợp lại bằng phần mềm Excel để tổng hợp và đưa những ý kiến đóng góp giống nhau và khác nhau.

+ Đối với thông tin thứ cấp, tác giả tiến hành tổng hợp lại và xử lý bằng phần mềm excel để xử lý các thông tin sau khi đã thu thập được.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích diễn biến sựthay đổi của các chỉ tiêu nghiên cứu qua thời gian, trong đề tài tác giả

so sánh các dữ liệu về sốlượng cán bộ công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện của tỉnh Lào Cai qua các năm; so sánh số lượng cán bộ công chức được cử đi học tập, bồi dưỡng qua các năm, so sánh thu nhập của cán bộ công chức qua các năm, các khoản phúc lợi cán bộ công chức được hưởng qua các năm,... Trong đề tài, tác giả sử dụng cả so sánh sốtương đối và số tuyệt đối giữa số liệu thứ cấp qua các năm, và tốc độ phát triển các chỉ tiêu theo giai đoạn,... từ đó có cái nhìn tổng quát nhất về thực trạng công tác tuyển dụng công chức cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện của tỉnh Lào Cai

- Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tả cho phép các nhà nghiên cứu trình bày các dữ liệu thu được dưới hình thức cơ cấu và tổng kết.

Trong đề tài phương pháp thống kê mô tả được sử dụng thông qua các đồ thị, các biểu đồ nhằm phản ánh và so sánh các tiêu chí theo mục đích nghiên cứu.

Ngoài ra, phương pháp thống kê mô tả sử dụng trong nghiên cứu này còn bao gồm các tần số, tỷ lệ, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn để mô tả chi tiết kết quả khảo sát cán bộ công chức về ảnh hưởng của các yếu tố tới công tác tuyển dụng công chức cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện của tỉnh Lào Cai. Sau khi tổng hợp, mức đánh giá bình quân cho từng tiêu chí sẽ nằm trong một khoảng giá trị tương ứng với các mức ý nghĩa rất thấp, thấp, trung bình, cao, rất cao.

Bảng 2.2. Mức đánh giá và mức ý nghĩa của thang đo Likert Mức Thang đo Giá trị bình quân Ý nghĩa

1 1 1,00 - 1,79 Rất thấp

2 2 1,80 - 2,59 Thấp

3 3 2,60 - 3,39 Trung bình

4 4 3,40 - 4,19 Cao

5 5 4,20-5,00 Rất cao

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác tuyển dụng công chức cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện, tỉnh lào cai​ (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)