(A) Nhân viên xã hội làm công việc giám sát hoặc tư vấn cần phải có những kiến thức và kỹ năng cần thiết để giám sát hoặc tư vấn cho sinh viên và chỉ làm những công việc này trong phạm vi kiến thức và năng lực của mình.
(B) Nhân viên xã hội làm công việc giám sát hoặc tư vấn phải có trách nhiệm thiết lập ranh giới rõ ràng, phù hợp và nhạy cảm về văn hóa.
21
(C) Nhân viên xã hội không nên tham gia vào bất kỳ mối quan hệ hai hay nhiều chiều với cấp dưới mà trong mối quan hệ đó có một nguy cơ về khai thác hoặc tác hại cho cấp dưới.
(D) Nhân viên xã hội làm công việc giám sát cần phải đánh giá năng lực thực hiện của cấp dưới một cách công bằng và tôn trọng.
3.02 Giáo dục và Đào tạo
(A) Nhân viên xã hội làm công việc giáo dục, kiểm huấn, đào tạo chỉ nên hướng dẫn những lãnh vực trong phạm vi kiến thức, năng lực và chuyên môn đã được đào tạo và chỉ hướng dẫn dựa trên các thông tin và kiến thức đã có sẵn và mới nhất trong ngành.
(B) Nhân viên xã hội là nhà giáo dục, kiểm huấn viên nên đánh giá năng lực thực hành của sinh viên một cách công bằng và tôn trọng.
(C) Nhân viên xã hội là nhà giáo dục, kiểm huấn viên cho sinh viện thực tập nên thực hiện các bước hợp lý để đảm bảo rằng TC được thông báo thường xuyên khi dịch vụ do sinh viên cung cấp.
(D) Nhân viên xã hội thực hiện chức năng của nhà giáo dục, kiểm huấn viên không được có bất kỳ mối quan hệ hai hay nhiều chiều với các sinh viên mà trong mối quan hệ đó có một nguy cơ khai thác hoặc gây tổn hại tiềm năng cho sinh viên.
Nhà giáo dục công tác xã hội và kiểm huấn viên phải có trách nhiệm thiết lập ranh giới rõ ràng, phù hợp và nhạy cảm về văn hóa.
3.03 Đánh giá năng lực thực hành
Nhân viên xã hội có trách nhiệm đánh giá năng lực thực hành của người khác phải thực hiện trách nhiệm một cách công bằng và chu đáo và dựa trên các tiêu chí rõ ràng.
3.04 Hồ sơ thân chủ
(A) NVXH cần thực hiện các bước hợp lý để đảm bảo rằng việc ghi chép trong hồ sơ là chính xác và phản ánh rõ các dịch vụ được cung cấp.
22
(B) Nhân viên xã hội phải ghi chép đầy đủ và kịp thời các thông tin trong hồ sơ để tạo thuận lợi cho việc cung cấp các dịch vụ và đảm bảo tính liên tục của dịch vụ cung cấp cho TC trong tương lai.
(C) Việc ghi chép của NVXH cần bảo vệ tính riêng tư của TC đến mức có thể và thích hợp và phải bao gồm những thông tin có liên quan trực tiếp đến việc cung cấp các dịch vụ.
(D) NVXH cần lưu trữ hồ sơ sau khi chấm dứt dịch vụ để đảm bảo việc truy cập dễ dàng trong tương lai. Hồ sơ phải lưu giữ theo số năm và theo qui định của luật pháp hoặc theo hợp đồng.
3.05 Thanh toán
Nhân viên xã hội cần thiết lập và duy trì hoạt động thanh toán phản ánh chính xác tính chất, mức độ của dịch vụ cung cấp và xác định rõ những người cung cấp dịch vụ trong cơ quan.
3.06 Chuyển tuyến
(A) Khi một cá nhân, đang nhận các dịch vụ từ một cơ quan hoặc một đồng nghiệp khác, liên hệ với nhân viên xã hội để xin cung cấp dịch vụ, nhân viên xã hội nên xem xét cẩn thận nhu cầu của TC trước khi đồng ý cung cấp dịch vụ. Để giảm thiểu những nhầm lẫn và xung đột có thể, nhân viên xã hội cần thảo luận với TC tiềm năng về bản chất của mối quan hệ hiện tại của TC với các ứng dụng của dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ khác, bao gồm cả lợi ích hoặc rủi ro có thể, khi chuyển sang nhận dịch vụ của một nhà cung cấp mới.
(B) Nếu một TC mới đã được cung cấp dịch vụ bởi cơ quan, đồng nghiệp khác, nhân viên xã hội cần trao đổi với TC có nên tư vấn với với nhà cung cấp dịch vụ trước đó hay không để đảm bảo lợi ích tốt nhất của TC.
3.07 Quản trị CTXH
(A) Nhà quản trị công tác xã hội nên vận động các cơ quan, tổ chức bên trong và bên ngoài để có đủ nguồn lực đáp ứng nhu cầu của TC.
(B) Nhân viên xã hội nên vận động để các thủ tục phân bổ nguồn lực được công khai và công bằng. Khi tất cả các nhu cầu của TC không thể đáp ứng, thủ tục phân
23
bổ cần được mở rộng mà không có sự phân biệt đối xử và dựa trên nguyên tắc phù hợp và nhất quán.
(C) Nhân viên xã hội là người quản lý cần thực hiện các bước hợp lý để đảm bảo rằng cơ quan thích hợp hoặc nguồn lực tổ chức có sẵn để cung cấp cho việc giám sát nhân viên thích hợp.
(D) Nhà quản trị công tác xã hội nên thực hiện các bước hợp lý để đảm bảo rằng môi trường làm việc mà họ có trách nhiệm phù hợp với và khuyến khích tuân theo Bộ qui tắc đạo đức của NASW. Các nhà quản trị công tác xã hội nên thực hiện các bước hợp lý để loại bỏ bất kỳ điều kiện nào trong các tổ chức mà vi phạm, cản trở, hoặc không khuyến khích tuân thủ Bộ qui tắc này.
3.08 Giáo dục thường xuyên và sự phát triển của nhân viên
Các nhà quản trị công tác xã hội và giám sát viên nên thực hiện các bước hợp lý để cung cấp hoặc sắp xếp cho nhân viên mà họ quản lý được giáo dục thường xuyên, liên tục, suốt đời và sự phát triển của nhân viên. Giáo dục thường xuyên và phát triển của nhân viên cần phải nhấn mạnh đến những kiến thức hiện tại và sự phát triển các kiến thức đang nổi lên liên quan đến thực hành và đạo đức công tác xã hội.
3.09 Cam kết với người sử dụng lao động
(A) Nhân viên xã hội nói chung phải tuân thủ các cam kết đã hứa với người sử dụng lao động và và các tổ chức sử dụng lao động.
(B) Nhân viên xã hội cần cải thiện các chính sách và thủ tục của cơ quan sử dụng lao động và hiệu suất và hiệu quả của các dịch vụ.
(C) NVXH cần thực hiện các bước hợp lý để đảm bảo rằng người sử dụng lao động nhận thức được nghĩa vụ đạo đức của nhân viên xã hội đã nêu trong Bộ qui tắc đạo đức của NASW và tính ứng dụng của những nghĩa vụ này với việc thực hành công tác xã hội.
(D) Nhân viên xã hội không nên để chính sách, thủ tục, quy định, mệnh lệnh hành chính của tổ chức can thiệp vào việc thực hành đạo đức của công tác xã
24
hội. Nhân viên xã hội nên thực hiện các bước hợp lý để đảm bảo rằng các hoạt động của tổ chức phù hợp với Bộ qui tắc đạo đức của NASW.
(E) Nhân viên xã hội phải hành động để ngăn chặn và loại bỏ sự phân biệt đối xử trong công việc đã giao của tổ chức và trong các chính sách tuyển dụng và thực hành CTXH.
(F) Nhân viên xã hội phải chấp nhận công việc hoặc sắp xếp chỗ thực tập cho sinh viên trong tổ chức mà tổ chức này thực hiện nhân sự một cách công bằng.
(G) Nhân viên xã hội phải là người quản lý sốt sắng các nguồn lực của tổ chức, bảo tồn quỹ một các khôn ngoan và không bao giờ biển thủ công quỹ hoặc sử dụng quỹ cho các mục đích không chính đáng.
3.10 Tranh chấp về quản lý-lao động
(A) Nhân viên xã hội nên tham gia vào các hoạt động có tổ chức, bao gồm cả sự hình thành và tham gia công đoàn lao động, cải thiện dịch vụ cho TC và cải thiện điều kiện làm việc.
(B) Những hoạt động của nhân viên xã hội, có liên quan đến tranh chấp quản lý- lao động, những hoạt động nghề nghiệp, hoặc đình công trong lao động, nên dựa vào những giá trị của nghề nghiệp, nguyên tắc đạo đức và tiêu chuẩn đạo đức của ngành. Sự khác biệt nhất định về quan điểm sẽ tồn tại giữa các nhân viên xã hội vì nó liên quan đến những nghĩa vụ bắt buộc của họ trong một cuộc đình công hay hoạt động nghề nghiệp là điều khó tránh khỏi. Nhân viên xã hội nên kiểm tra cẩn thận các vấn đề liên quan và tác động có thể của chúng đối với TC trước khi quyết định hành động.