4.01 Năng lực chuyên môn
(A) Nhân viên xã hội phải chấp nhận trách nhiệm hoặc chỉ làm việc dựa trên cơ sở năng lực chuyên môn hiện tại, còn nếu muốn thực hành ở lãnh vực khác thì cần phải được đào tạo thêm.
25
(B) Nhân viên xã hội nên phấn đấu để trở thành và duy trì sự thông thạo trong hành nghề và thực hiện chức năng chuyên nghiệp. Nhân viên xã hội kiểm tra cẩn thận và theo dõi và áp dụng các kiến thức mới phù hợp với ngành công tác xã hội. Nhân viên xã hội cần thường xuyên đọc, tìm hiểu, khám phá, học hỏi các tài liệu chuyên nghiệp, kiến thức mới và tham gia vào các lớp học, buổi hội thảo, các buổi chuyên đề thường xuyên liên quan đến thực hành công tác xã hội và đạo đức công tác xã hội.
(C) Nhân viên xã hội nên thực hành dựa trên cơ sở kiến thức đã được công nhận, bao gồm cả những kiến thức thực nghiệm, có liên quan đến công tác xã hội và đạo đức công tác xã hội.
4.02 Phân biệt đối xử
Nhân viên xã hội không nên thực hành, hay bỏ qua, hay tạo điều kiện, hoặc hợp tác với bất kỳ hình thức phân biệt đối xử nào mà dựa trên cơ sở phân biệt chủng tộc, dân tộc, nguồn gốc quốc gia, màu da, giới tính, khuynh hướng tình dục, bản dạng giới hay biểu hiện vai giới, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, niềm tin chính trị, tôn giáo, tình trạng di trú, hoặc khuyết tật về tâm thần hoặc thể chất.
4.03 Hành vi cá nhân
Nhân viên xã hội không được phép để hành vi cá nhân cản trở khả năng của mình hoàn thành trách nhiệm nghề nghiệp.
4.04 Gian dối, gian lận và mưu mẹo
Nhân viên xã hội không được tham gia vào, bỏ qua, hoặc liên kết với những điều gian dối, gian lận, mưu mẹo hoặc lừa dối.
4.05 Sự sa sút
(A) Nhân viên xã hội không nên để các vấn đề cá nhân, suy sụp tâm lý, vấn đề pháp lý, lạm dụng chất gây nghiệm, hoặc những khó khăn về sức khỏe tâm thần cản trở việc đánh giá chuyên môn và thực hành hoặc gây nguy hiểm cho lợi ích tốt nhất của người mà họ có trách nhiệm nghề nghiệp.
(B) Nhân viên xã hội, có vấn đề cá nhân, suy sụp tâm lý, vấn đề pháp lý, lạm dụng chất gây nghiện, hoặc những khó khăn sức khỏe tâm thần làm ảnh hưởng đến đánh
26
giá chuyên môn và thực hiện năng lực của họ, ngay lập tức cần phải tìm kiếm tư vấn và có hành động khắc phục hậu quả thích hợp bằng cách tìm kiếm trợ giúp chuyên nghiệp, có sự điều chỉnh về khối lượng công việc, chấm dứt thực hành, hoặc dùng bất cứ bước cần thiết khác để bảo vệ TC và những người khác.
4.06 Bóp méo sự thật
(A) Nhân viên xã hội phải làm rõ ràng giữa những tuyên bố và hành động với tư cách là một cá nhân và là một đại diện của ngành công tác xã hội, một tổ chức công tác xã hội chuyên nghiệp, hoặc cơ quan sử dụng lao động.
(B) Nhân viên xã hội, nói thay cho tổ chức, cần phải giới thiệu một cách chính xác về vị trí chính thức và thẩm quyền của các tổ chức đó.
(C) Nhân viên xã hội phải đảm bảo rằng việc đại diện của họ đối với thân chủ, cơ quan và công chúng dựa vào trình độ chuyên môn, uy tín, năng lực, đào tạo, dịch vụ, hoặc kết quả đạt được, phải chính xác. Nhân viên xã hội chỉ nói những năng lực mình có và cần có những bước cần thiết để điều chỉnh lại những thông tin sai lệch, không chính xác mà người khác nói về mình.
4.07 Lôi kéo
(A) Nhân viên xã hội không được tham gia vào việc lôi kéo những TC tiềm năng, vì hoàn cảnh của họ, mà những thân chủ này dễ bị tổn thương bởi các tác động phi lý, hoặc điều khiển, hoặc ép buộc.
(B) Nhân viên xã hội không được tham gia vào việc xúi giục thân chủ hiện thời hay những người khác vào việc chứng thực lời nói hợp pháp, do hoàn cảnh của thân chủ, nên dễ bị tác động ảnh hưởng (bao gồm cả việc xúi giục đồng thuận dùng thân chủ để phát biểu ủng hộ).
4.08 Thừa nhận tác quyền
(A) Nhân viên xã hội phải chịu trách nhiệm và tôn trọng tác quyền của tác giả.
NVXH chỉ thừa nhận những công việc do chính mình thực hiện và đóng góp.
(B) Nhân viên xã hội phải thừa nhận một cách trung thực những công việc của những người khác đóng góp.
27