DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC BÀI 2: GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VÀ GIÚP HỌC SINH

Một phần của tài liệu Giao duc ky luat tich cuc chuong 3 (Trang 24 - 40)

KHẮC PHỤC HÀNH VI SAI LỆCH TRÁNH CHO HỌC SINH CÓ THÁI ĐỘ BƯỚNG BỈNH

Nguyên nhân học sinh có thái độ bướng bỉnh:

- Có thể học sinh muốn gây/ thu hút sự chú ý của mọi người.

Muốn giáo viên hoặc bạn học biết đến nhu cầu nào đó của các em

- Có thể học sinh thực hiện hành động trả đũa đối với bạn học hoặc giáo viên, tỏ ý phản ứng lại những can thiệp tức thời hoặc trước đó của giáo viên.

- Học sinh muốn đòi lại các quyền chính đáng của các em - Học sinh muốn được giáo viên quan tâm, nâng đỡ

CHƯƠNG III:VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC BÀI 2: GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VÀ GIÚP HỌC SINH

KHẮC PHỤC HÀNH VI SAI LỆCH

Để tránh cho học sinh có thái độ bướng bỉnh giáo viên cần:

- Hiểu biết về học sinh, thể hiện sự tôn trọng học sinh - Luôn thể hiện sự tin tưởng vào học sinh

- Gương mẫu, khéo léo, tế nhị với học sinh

- Không áp đặt kiến thức, quan niệm sống ... cho học sinh - Công bằng trong đối xử với học sinh

TRÁNH CHO HỌC SINH CÓ THÁI ĐỘ BƯỚNG BỈNH

CHƯƠNG III:VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC BÀI 2: GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VÀ GIÚP HỌC SINH

KHẮC PHỤC HÀNH VI SAI LỆCH

Giúp học sinh nhận thức và sữa chữa hành vi sai lệch

1.Thuyết phục cá nhân: Giáo viên gặp riêng học sinh có hành vi sai lệch, chủ động tạo tâm thế thoải mái cho học sinh để học sinh trả lời:

-Trước khi thực hiện hành vi/việc làm đó, có ai gây áp lực với em không?

-Làm việc đó em muốn đạt đến điều gì?

-Sau khi làm xong việc đó em cảm thấy thế nào?

-Em có biết hậu quả mà em có thể phải gánh chịu khi thực hiện việc làm đó không?

CHƯƠNG III:VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC BÀI 2: GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VÀ GIÚP HỌC SINH

KHẮC PHỤC HÀNH VI SAI LỆCH

Giúp học sinh nhận thức và sữa chữa hành vi sai lệch

1.Thuyết phục cá nhân: Giáo viên gặp riêng học sinh có hành vi sai lệch, chủ động tạo tâm thế thoải mái cho học sinh để học sinh trả lời:

-Khi phải nhận hình thức xử lý kỷ luật của nhà trường về việc làm của em, em suy nghĩ thế nào?

-Nếu một bạn khác cũng có việc làm như em, em được giao nhiệm vụ xử lý kỷ luật bạn đó em sẽ xử lý như thế nào?

-Nếu một bạn nào đó nói với em về dự định sẽ làm một vài việc sai với nội quy, em sẽ nói với bạn đó thế nào?

 Giáo viên kết luận lại nguyên nhân, hậu quả, trách nhiệm của học sinh; nhấn mạnh đến cam kết của học sinh về việc sữa chữa khuyết điểm.

CHƯƠNG III:VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC BÀI 2: GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VÀ GIÚP HỌC SINH

KHẮC PHỤC HÀNH VI SAI LỆCH

Giúp học sinh nhận thức và sữa chữa hành vi sai lệch 2. Thuyết phục tập thể:

- Giáo viên diễn tả tình huống có hành vi sai lệch của học sinh trước lớp

- Yêu cầu học sinh liệt kê những người có liên quan trong tình huống này

- Đề nghị học sinh đặt mình vào vị trí của những người đã được liệt kê có liên quan đến trong tình huống và phân tích về những suy nghĩ , cảm xúc, mong muốn, việc làm của người đó.

CHƯƠNG III:VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC BÀI 2: GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VÀ GIÚP HỌC SINH

KHẮC PHỤC HÀNH VI SAI LỆCH

Giúp học sinh nhận thức và sữa chữa hành vi sai lệch 2. Thuyết phục tập thể:

- Học sinh thảo luận trước lớp về những suy nghĩ của mình khi đặt mình vào vị trí, hoàn cảnh của người khác

- Đề nghị học sinh suy nghĩ và thảo thuận một số những giải pháp xuất phát từ những vị trí khác nhau đó

 Giáo viên tổng kết lại các giải pháp mà các em đưa ra, rút ra những bài học về cách ứng xử trong những tình huống tương tự

CHƯƠNG III:VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC BÀI 2: GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VÀ GIÚP HỌC SINH

KHẮC PHỤC HÀNH VI SAI LỆCH GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT TRONG HỌC SINH

Xung đột là sự khác biệt không tương thích dẫn đến kết quả là những can thiệp hoặc chống đối giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể hoặc giữa các nhóm trong một tập thể.

Nguyên nhân:

- Sự không phù hợp về phong cách sống và xu hướng hoạt động - Sự bất đồng quan điểm về một số vấn đề trong tập thể: khác biệt về mục tiêu khi thực hiện hoạt động, vai trò cá nhân với từng loại hoạt động hoặc vị trí của cá nhân trong một hoạt động cụ thể

- Sự khác biệt về nhận thức và định hướng giá trị....

CHƯƠNG III:VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC BÀI 2: GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VÀ GIÚP HỌC SINH

KHẮC PHỤC HÀNH VI SAI LỆCH

Biện pháp cơ bản:

- Trao đổi, chia sẽ thông tin giữa các bên xung đột để có sự hiểu biết về nhau, dẫn đến sự thông cảm và chia sẽ lẫn nhau.

- Tổ chức tiếp xúc, họp mặt và sinh hoạt chung giữa các bên xung đột để làm dịu căng thẳng

- Dàn xếp để đi đến thỏa thuận chung để mỗi bên tự giải quyết vấn đề theo tinh thần thỏa thuận đã đạt được

GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT TRONG HỌC SINH

CHƯƠNG III:VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC BÀI 2: GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VÀ GIÚP HỌC SINH

KHẮC PHỤC HÀNH VI SAI LỆCH GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT TRONG HỌC SINH

Các bước thực hiện:

- Khuyến khích cả 2 bên lần lượt đưa ý kiến về suy nghĩ, cảm xúc của mình

- Giúp các em tập trung vào vấn đề cần giải quyết chứ không chĩa mũi nhọn vào công kích lẫn nhau

- Trên cơ sở phân tích vấn đề do cả hai bên đưa ra, giáo viên định hướng cho các em tìm kiếm phương án để giải quyết vấn đề. Phương án này phải được cả 2 bên chập thuận

- Khuyến khích tạo điều kiện để các em lựa chọn phương án và bắt tay vào thực hiện phương án đó.

CHƯƠNG III:VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC

BÀI 3:

GIÚP HỌC SINH KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP VÀ TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CHO HỌC SINH

CHƯƠNG III:VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰCBÀI 3: GIÚP HỌC SINH KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP VÀ TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CHO HỌC SINH

GIÚP HỌC SINH KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP

1. Cách phát hiện khó khăn trong học tập:

- Trong dạy học, nhiệm vụ quan trọng của giáo viên là làm sao hình thành và phát triển được hoạt động học tập cho học sinh.

- Hoạt động học tập chỉ có thể được hình thành và phát triển ở học sinh khi mà học sinh muốn học, biết cách học và học thành công. Do vậy những khó khăn trong học tập của học sinh là rào cản lớn đối với quá trình hình thành và phát triển hoạt động học tập ở các em.

 Theo đó giáo viên cần phải biết cách phát hiện các khó khăn trong học tập của các em và có biện pháp giúp học sinh vượt qua những khó khăn này

CHƯƠNG III:VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰCBÀI 3: GIÚP HỌC SINH KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP VÀ TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CHO HỌC SINH

GIÚP HỌC SINH KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP

1. Cách phát hiện khó khăn trong học tập:

* Sử dụng một số câu hỏi trong giờ học:

- Những câu hỏi có lựa chọn và có kết cấu tốt do giáo viên đặt ra trong giờ học sẽ giúp giáo viên phát hiện được những khó khăn của học sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập. Vì thế, giáo viên cần tích cực sử dụng câu hỏi trong dạy học ngaycar khi học sinh không biểu hiện ý định trả lời câu hỏi thì giáo viên vẫn nên đưa ra câu hỏi đó với học sinh

- Hình thức thể hiện câu hỏi:cần linh hoạt: vấn đáp, viết, phiếu học tập, phiếu đánh giá...

CHƯƠNG III:VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰCBÀI 3: GIÚP HỌC SINH KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP VÀ TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CHO HỌC SINH

GIÚP HỌC SINH KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP

1. Cách phát hiện khó khăn trong học tập:

* Sử dụng các bản đồ khái niệm:

- Phương pháp này cho phép xác định kinh nghiệm của học sinh về vấn đề học tập

- Giáo viên yêu cầu học sinh xây dựng bản đồ cho một số khái niệm có trong nội dung học tập. Bản đồ sẽ cho thấy một đầu mối chi tiết về mức độ nhận thức của học sinh đối với vấn đề học tập và những khó khăn các em gặp phải

CHƯƠNG III:VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰCBÀI 3: GIÚP HỌC SINH KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP VÀ TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CHO HỌC SINH

GIÚP HỌC SINH KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP

1. Cách phát hiện khó khăn trong học tập:

* Quan sát phản ứng của lớp học:

- Một nét cau mày trên những khuôn mặt trong giờ học có thể cho thấy rằng có một vài vấn đề trong việc tiếp thu của học sinh với các vấn đề mà giáo viên đang trình bày

- Cách trả lời và một vài biểu hiện lo âu của học sinh cũng phần nào phản ánh mức độ khó khăn của học sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập.

 Giáo viên nên tích cực sử dụng các phương tiện dạy học sẵn có, các thiết bị nghe nhìn nhằm tạo không khí lớp học và phát hiện ra những khó khăn học tập của học sinh

CHƯƠNG III:VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰCBÀI 3: GIÚP HỌC SINH KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP VÀ TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CHO HỌC SINH GIÚP HỌC SINH KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP 2. Một số khó khăn trong học tập của học sinh và biện pháp can thiệp:

* Học sinh thiếu khả năng tập trung trong học tập:

- Dấu hiệu của những học sinh thiếu khả năng tập trung trong học tập: hiếu động thái quá, khó chú ý, tập trung vào việc cụ thể; khó kiềm chế cảm xúc, cảm thấy khó khăn khi thực hiện trọn vẹn các nhiệm vụ học tập được giao....

- Với những học sinh này giáo viên cần thân thiện và nhẫn nại, biết nhận ra những mặt mạnh, công nhận sự cố gắng của học sinh để các em có thể đạt kết quả học tập tốt hơn.

- Giáo viên cần huy động sự tham gia của học sinh trong lớp cùng hỗ trợ các học sinh này

CHƯƠNG III:VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰCBÀI 3: GIÚP HỌC SINH KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP VÀ TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CHO HỌC SINH

GIÚP HỌC SINH KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP 2. Một số khó khăn trong học tập của học sinh và biện pháp can thiệp:

* Khó khăn trong tri giác tài liệu học tập: khó khăn về thị giác và thính giác

- Biểu hiện: đầu của học sinh thường ở tư thế không bình thường hoặc gí sát vào sách vở; nheo mắt khi nhìn lên bảng; không chép được bài khi giáo viên giảng; không hiểu được câu hỏi hoặc trả lời không đúng câu hỏi...

- Giáo viên cần bố trí chỗ ngồi hợp lý cho học sinh. Khi giao tiếp giáo viên cần hướng mặt về phía học sinh và nói rõ ràng với các em.

Một phần của tài liệu Giao duc ky luat tich cuc chuong 3 (Trang 24 - 40)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(47 trang)