CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG
2.2 Phương thức thâm nhập thị trường Nhật Bản
Là một trong những thương hiệu nổi tiếng góp phần quảng bá sản phẩm thương hiệu Việt trên thế giới, Chin-su đã tích cực xây dựng chiến lược phát triển toàn diện, đầu tư xây dựng thương hiệu và phát triển hệ thống, phân phối không chỉ tại Việt Nam mà còn trên thị trường quốc tế. . . Ngoài các thị trường như Bắc Mỹ, Châu Âu, Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc…, Nhật Bản được Masan Consumer đánh giá là một thị trường tiềm năng, là người sẽ không thích ăn uống lâu dài mà còn vì đặc điểm của ẩm thực, ẩm thực. Tính chất món ăn và hương vị mặn, chua, cay của người Nhật rất chú trọng vào thị trường này.
a) Phân khúc thị trường
Thiếu niên Người trưởng
thành Người trung niên
Nhân khẩu học
Độ tuổi 12-18 tuổi 18-45 tuổi 45 tuổi trở lên
Giới tính nam, nữ nam, nữ nam, nữ
Nghề nghiệp
học sinh, sinh
viên ngành nghề tự do ngành nghề tự do Thu nhập Phụ thuộc gia
đình trung bình- cao trung bình- thấp Tâm lý Thích những
món mới lạ, cập nhất xu hướng nhanh chóng, dễ
Những người trẻ bận rộn cần sự tiện lợi trong bữa ăn thêm ngon
Sử dụng những sản phẩm quen thuộc, mang tính đảm bảo sức khỏe cao.
thích nghi
miệng.
Những người nội trợ chú trọng đến chất lượng sản phẩm an toàn và sức khỏe gia đình
Hành vi
Thường mua theo sở thích, nắm bắt xu hướng mới, trải nghiệm mới.
Thói quen mua sắm hàng hóa mang tính tiện lợi, nhạy cảm về giá cũng như các thành phần có trong sản phẩm
Khó tính trong lựa chọn hàng tiêu dùng vì họ thường có kinh nghiệm chọn lựa các sản phẩm chất lượng đã từng sử dụng qua
Địa lý tập trung ở các thành phố lớn, đông dân
các thành phố có nhiều người Việt sinh sống
tập trung ở các thành phố lớn, đông dân Bảng 2.1 Bảng phân khúc thị trường
b) Thị trường mục tiêu
Tương ớt Chinsu của Masan hướng đến các nhóm đối tượng khách hàng cụ thể như sau:
Nhóm đối tượng khách hàng là người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản chiếm hơn 25% (Theo thống kê của Bộ Lao động- Thương binh xã hội, 2023). Khách hàng Việt Nam là những người không quá khắc khe với sản phẩm vì họ đã quen với các sản phẩm của Chinsu.
Đối với khách hàng Nhật Bản: người mua sản phẩm Chinsu thường là các bà nội trợ luôn quan tâm đến sức khỏe của gia đình. Họ thường mua hàng tại các kênh phân phối như chợ, đại lý địa phương vì sự tiện lợi và quen thuộc. Công ty có thể tập trung vào việc cung cấp tương ớt Chin-Su với nguyên liệu chất lượng, thông tin về nguồn gốc, cũng như giá trị dinh dưỡng để đáp
ứng nhu cầu của nhóm khách hàng này. Bên cạnh đó, giá cả cũng là vấn đề nhạy cảm để họ lựa chọn để đưa ra quyết định của mình.
Đối với nhóm khách hàng trẻ, cần sự tiện lợi, nhanh chóng trong các bữa ăn đặc biệt sau đại dịch COVID-19 nhu cầu nấu ăn tại nhà tăng lên và quan tâm đến sức khỏe. Masan có thể hướng đến nhóm khách hàng trẻ tuổi này bằng cách giới thiệu tương ớt Chin-Su như một lựa chọn tiện lợi, phù hợp với xu hướng ẩm thực "nóng hổi" và tạo sự tiện ích trong tiêu dùng hàng ngày.
2.2.2 Thời điểm thâm nhập
Tháng 9/2019, Masan chính thức giới thiệu tương ớt Chin-Su tới thị trường Nhật Bản. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Ngày Ẩm thực Việt Nam tại Osaka. Có thể nói, đây là giai đoạn gia nhập muộn vì thị trường gia vị nói chung và sản phẩm tương ớt nói riêng đã đa dạng hóa với nhiều thương hiệu uy tín lâu đời đến từ Nhật Bản và các nước khác. Chính vì sự đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã của Nhật Bản đã khiến Masan tham gia. Dù gia nhập thị trường muộn nhưng Masan lại có thời gian nghiên cứu và phát triển sản phẩm ra thị trường với chi phí nghiên cứu và phát triển thấp hơn so với người tham gia sớm. Tuy nhiên, Masan cũng sẽ gặp khó khăn trong việc xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu của mình và giành được thị phần lớn khi một số thương hiệu của Masan đã chiếm lĩnh vị thế và thị phầm. Đây là khó khăn mà Masan không thể tránh khỏi và là thách thức lớn trong việc tạo dựng niềm tin và thị phần tại thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, việc tham gia thị trường muộn mang lại cho công ty lợi thế là dễ dàng tìm hiểu thị trường với nguồn thông tin lớn và có thể giảm chi phí đầu tư cho sản phẩm.
2.2.3 Phương thức thâm nhập
Sản phẩm của Masan Consumer không chỉ chiếm thị phần lớn tại Việt Nam mà còn có mặt ở nhiều nước trên thế giới thông qua hoạt động xuất khẩu sản phẩm. Các thương hiệu của Masan trong đó có tương ớt Chin-Su được những người Việt Nam ở nước ngoài ưa chuộng. Tại thời điểm mới ra mắt, Công ty TNHH Imai – một công ty chuyên nhập khẩu thực phẩm và đồ uống nước ngoài chính là bên nhập khẩu tương ớt Chin-su. Chủ tịch của Imai, ông Jorge Imai, 2019, đã đánh giá các sản phẩm của Việt Nam khá phù hợp với người dân Nhật Bản, nhất là phụ nữ, bởi vì các món ăn như phở không nhiều calo và có lợi cho sức khỏe. Tương ớt Chin-su là một trong những sản phẩm chiến lược của Masan Consumer để thâm nhập và khai thác thị trường quốc tế.
Theo ông Phạm Hồng Sơn, Phó Tổng Giám đốc Masan Consumer khẳng định rằng:“Đến năm 2030, tương ớt Chin-su sẽ trở thành một trong 10 thương hiệu tương ớt mạnh nhất thế giới, góp phần đưa nông sản chế biến kỹ thuật cao của Việt Nam ra quốc tế”.