Sơ bộ dữ liệu và ma trận tương quan

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế tác động của tham nhũng đến nợ công của các quốc gia đang phát triển ở châu á​ (Trang 42 - 49)

Trước khi thực hiện phân tích tác động của tham nhũng đến tỷ lệ nợ công của các quốc gia, luận văn tiến hành mô tả sơ bộ các biến trong mô hình nghiên cứu bằng cách sử dụng các giá trị thống kê như giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, trung vị và giá trị lớn nhất của các biến số này. Bảng 4.1 trình bày kết quả mô tả sơ bộ dữ liệu nghiên cứu. Qua đây có thể thấy rằng, biến DEBT có giá trị trung bình đạt 47.3543, cho thấy rằng các quốc gia trong mẫu nghiên cứu đang có mức nợ công bình quân đạt 47.3543% so với GDP của quốc gia. Tỷ lệ này tương đối cao, do đó các quốc gia cần nghiên cứu lại xem giảm thiểu tỷ lệ nợ công xuống để tránh các tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế của quốc gia. Trong đó, các quốc gia như Brunei, Hong Kong và Iraq trong những năm từ 1996-2000 và 1996 – 2003 không có sử dụng nợ công.

Nhưng Iraq năm 2004 lại là quốc gia có tỷ lệ nợ công cao nhất so với các quốc gia trong mẫu nghiên cứu với giá trị tỷ lệ nợ công đạt 342.67. Điều này cho thấy rằng chính sách vay nợ hay tỷ lệ nợ công của các quốc gia dường như có sự khác biệt với nhau, đồng thời, theo thời gian tỷ lệ này cũng biến động đáng kể. Giá trị độ lệch chuẩn là 38.7619 cũng ủng hộ cho sự biến động này.

Đại diện cho tham nhũng, CORR1 được thu thập từ cơ sở dữ liệu ICRG có giá trị trung bình đạt -2.3727. Trong đó, có 64 quan sát trong tổng số 660 quan sát có mức tham nhũng cao nhất khi giá trị CORR1 đạt giá trị cao nhất bằng -01. Đồng thời Hong Kong, Israel và Hàn Quốc ở năm 1996 là 03 quốc gia có mức độ tham nhũng thấp nhất, kiểm soát tham nhũng tốt nhất khi giá trị CORR1 đạt giá trị thấp nhất bằng -05. Điều này cho thấy rằng giữa các quốc gia, chính sách kiểm soát tham nhũng hoặc mức độ tham nhũng của các quốc gia là có sự khác biệt đáng kể, đồng thời, theo thời gian,

chính sách kiểm soát tham nhũng hoặc mức độ tham nhũng của quốc gia cũng có nhiều biến động đáng kể. Giá trị độ lệch chuẩn 0.8758 cũng ủng hộ điều này.

Đại diện cho tham nhũng, CORR2 được thu thập từ cơ sở dữ liệu WGI có giá trị trung bình đạt 0.1982. Trong đó, Iraq năm 1996 là quốc gia có mức độ kiểm soát tham nhũng kém nhất, hay mức độ tham nhũng cao nhất so với các quốc gia trong mẫu nghiên cứu khi giá trị CORR2 đạt 1.60218. Đồng thời Singapore năm 2004 là quốc gia có mức độ tham nhũng thấp nhất, kiểm soát tham nhũng tốt nhất so với các quốc gia trong mẫu nghiên cứu khi giá trị CORR2 đạt giá trị cao nhất bằng -2.3256. Điều này cho thấy rằng giữa các quốc gia, chính sách kiểm soát tham nhũng hoặc mức độ tham nhũng của các quốc gia là có sự khác biệt đáng kể, đồng thời, theo thời gian, chính sách kiểm soát tham nhũng hoặc mức độ tham nhũng của quốc gia cũng có nhiều biến động đáng kể. Giá trị độ lệch chuẩn 0.8695 cũng ủng hộ điều này.

Biến GDPPCGR có giá trị trung bình đạt 2.6590 cho thấy rằng các quốc gia trong mẫu nghiên cứu đang có GDP trên đầu người mỗi năm tăng khoảng 2.6590 so với năm trước. Trong đó, Yemen năm 2015 là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kém nhất khi GDPPCGR bằng -38.711, nói cách khác GDPPC trong năm nay giảm so với năm trước lên đến 38.711%. Iraq năm 2004 thì lại là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt nhất khi GDPPCGR bằng 50.1218, nói cách khác, GDPPC trong năm nay của Iraq gia tăng so với năm trước lên đến 50.121. Nhưng khi chú ý rõ hơn thì năm 2004 lại là năm Iraq có tỷ lệ nợ công cao nhất. Cho nên tăng trưởng kinh tế của Iraq cao có thể đến từ việc vay nợ. Điều này cho thấy rằng tình hình nền kinh tế của các quốc gia có sự khác biệt đáng kể với nhau, đồng thời, theo thời gian thì tăng trưởng kinh tế của quốc cũng có nhiều biến động. Giá trị độ lệch chuẩn là 5.7022 cũng đã ủng hộ cho điều này.

Biến GOVEXP có giá trị trung bình đạt 13.8185, cho thấy rằng các quốc gia trong mẫu nghiên cứu đang có mức chi tiêu chính phủ bình quân đạt 13.8185% so với

GDP của quốc gia. Trong đó, các quốc gia như Papua New Guinea, Syrian Arab Republic và United Arab Emirates có những giai đoạn không chi tiêu chính phủ.

Nhưng Qatar năm 1996 lại là quốc gia có tỷ lệ chi tiêu chính phủ cao nhất so với các quốc gia trong mẫu nghiên cứu với giá trị tỷ lệ chi tiêu chính phủ đạt 33.0119. Điều này cho thấy rằng chính sách chi tiêu hay tỷ lệ chi tiêu chính phủ của các quốc gia dường như có sự khác biệt với nhau, đồng thời, theo thời gian tỷ lệ này cũng biến động đáng kể. Giá trị độ lệch chuẩn là 6.1333 cũng ủng hộ cho sự biến động này.

Bảng 4.1. Mô tả sơ bộ dữ liệu nghiên cứu

BIẾN Giá trị

trung bình

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Trung vị

Giá trị lớn nhất

Số quan sát DEBT 47.3543 38.7619 0.0000 39.1500 342.6700 660 CORR1 -2.3727 0.8757 -5.000 -2.0000 -1.0000 660 CORR2 0.1982 0.8695 -2.3256 0.3637 1.6022 660 GDPPCGR 2.6590 5.7022 -38.7110 2.8785 50.1218 660 GOVEXP 13.8185 6.1333 0.0000 12.9184 33.0119 660 INFL 6.3993 10.3884 -16.1173 4.0176 85.7418 660 POPGR 2.0724 2.3039 -3.1072 1.6372 16.3316 660 UNEMP 6.7505 4.6824 0.1650 5.5100 21.5690 660

Nguồn: Tác giả tổng hợp các kết quả từ phần mềm Stata Trong đó, DEBT là nợ công của các quốc gia và được tính bởi tỷ lệ nợ công trên GDP của quốc gia; CORR1 và CORR2 là hai đại diện cho tham nhũng và được tổng hợp từ ICRG và WGI. GDPPCGR thể hiện tăng trưởng kinh tế của quốc gia và được tính bởi phần trăm thay đổi trong giá trị GDP trên đầu người của quốc gia. GOVEXP là chi tiêu chính phủ được tính bởi tỷ lệ chi tiêu chính phủ trên GDP. INFL là lạm phát

của quốc gia và được tính bởi phần trăm thay đổi trong giá trị chỉ số giá tiêu dùng của quốc gia. POPGR là tốc độ tăng trưởng dân số của quốc gia và được tính bởi phần trăm thay đổi trong tổng dân số của quốc gia. UNEMP là tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia và được tính bởi tỷ lệ lực lượng thất nghiệp trên tổng số lực lượng lao động.

Biến INFL có giá trị trung bình đạt 6.3993 cho thấy rằng các quốc gia trong mẫu nghiên cứu đang có chỉ số giá tiêu dùng mỗi năm tăng khoảng 6.3993 so với năm trước. Trong đó, Iraq năm 1996 là quốc gia có mức lạm phát thấp nhất so với các quốc gia trong mẫu nghiên cứu khi INFL bằng -16.1173, nói cách khác chỉ số giá tiêu dùng trong năm nay giảm so với năm trước lên đến 16.1173%. Nga năm 1999 thì lại là quốc gia có mức lạm phát cao nhất so với các quốc gia trong mẫu nghiên cứu khi INFL bằng 85.7418, nói cách khác, chỉ số giá tiêu dùng trong năm nay của Nga gia tăng so với năm trước lên đến 85.7418. Điều này cho thấy rằng tỷ lệ lạm phát của các quốc gia có sự khác biệt đáng kể với nhau, đồng thời, theo thời gian thì tỷ lệ lạm phát của quốc cũng có nhiều biến động. Giá trị độ lệch chuẩn 10.3884 cũng đã ủng hộ cho điều này.

Biến POPGR có giá trị trung bình đạt 2.0724 cho thấy rằng các quốc gia trong mẫu nghiên cứu đang có tổng dân số mỗi năm tăng khoảng 2.0724 so với năm trước.

Trong đó, Syria năm 2014 là quốc gia có tăng trưởng dân số thấp nhất so với các quốc gia trong mẫu nghiên cứu khi POPGR bằng -3.0172, nói cách khác tổng dân số trong năm nay giảm so với năm trước lên đến 3.0172%. Qatar năm 2007 thì lại là quốc gia có tăng trưởng dân số cao nhất so với các quốc gia trong mẫu nghiên cứu khi POPGR bằng 16.3316, nói cách khác, tổng dân số trong năm nay của Qatar gia tăng so với năm trước lên đến 16.3316. Điều này cho thấy rằng tăng trưởng dân số của các quốc gia có sự khác biệt đáng kể với nhau, đồng thời, theo thời gian thì tăng trưởng dân số của quốc cũng có nhiều biến động. Giá trị độ lệch chuẩn 2.3039 cũng đã ủng hộ cho điều này.

Biến UNEMP có giá trị trung bình đạt 6.7505, cho thấy rằng các quốc gia trong mẫu nghiên cứu đang có tổng số lực lượng lao động thất nghiệp bình quân đạt 6.7505% so với tổng số lực lượng lao động của quốc gia. Trong đó, Qatar năm 2015 là quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất so với các quốc gia trong mẫu nghiên cứu khi giá trị UNEMP đạt 0.165. Nhưng Iraq năm 1996 lại là quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất so với các quốc gia trong mẫu nghiên cứu khi giá trị UNEMP đạt 21.569. Điều này cho thấy rằng tỷ lệ thất nghiệp của các quốc gia dường như có sự khác biệt với nhau, đồng thời, theo thời gian tỷ lệ này cũng biến động đáng kể. Giá trị độ lệch chuẩn là 4.6824 cũng ủng hộ cho sự biến động này.

Hơn thế nữa, luận văn cũng thực hiện thống kê nợ công và tham nhũng bình quân ở góc độ quốc gia. Bảng 4.2 thể hiện giá trị trung bình của tỷ lệ nợ công và các đại diện cho tham nhũng theo quốc gia.

Bảng 4.2. Nợ công và tham nhũng bình quân theo quốc gia

Quốc gia DEBT CORR1 CORR2

Armenia 32.1095 -1.6750 0.6599

Azerbaijan 16.0575 -1.7250 1.1684

Bahrain 28.0620 -2.4500 -0.3324

Bangladesh 40.5285 -2.1750 1.0822 Brunei Darussala 1.1485 -2.7250 -0.4790

China 28.4750 -1.9000 0.4155

Hong Kong SAR, C 6.0060 -3.9250 -1.6826

India 73.2660 -2.4500 0.4000

Indonesia 43.3890 -2.2500 0.8300

Iraq 63.2845 -1.2250 1.3889

Israel 82.1010 -3.3000 -1.0001

Jordan 93.7615 -3.1000 -0.1388 Kazakhstan 14.2140 -1.8250 1.0100 Korea, Rep. 24.5485 -3.0250 -0.4636

Kuwait 24.2525 -2.6750 -0.3886

Lebanon 145.6380 -1.2500 0.7257

Malaysia 43.4395 -2.7000 -0.2556

Oman 15.6675 -2.6750 -0.4862

Pakistan 64.3165 -1.9500 0.9651

Papua New Guinea 40.0420 -1.8500 0.9318 Philippines 50.6290 -2.3250 0.5542

Qatar 38.4645 -2.4750 -0.7687

Russian Federati 29.1725 -1.6750 0.9778 Saudi Arabia 45.5595 -2.2000 0.0965 Singapore 92.7400 -4.3750 -2.1778

Sri Lanka 87.6725 -2.9750 0.2332

Syrian Arab Repu 82.5235 -2.2500 1.0254

Thailand 42.5720 -1.9250 0.2943

Turkey 46.6265 -2.3750 0.1014

Ukraine 36.2780 -1.9000 1.0177

United Arab Emir 10.3170 -2.5500 -0.7780

Vietnam 52.1575 -2.3250 0.5673

Yemen, Rep. 67.6710 -2.1000 1.0464

Nguồn: Tác giả tổng hợp các kết quả từ phần mềm Stata

Bảng 4.3. Ma trận tương quan

DEBT CORR1 CORR2 GDPPCGR GOVEXP INFL POPGR UNEMP

DEBT 1

CORR1 -0.0124 1

CORR2 0.0638 0.6859*** 1

GDPPCGR 0.032 0.1268*** 0.1341*** 1

GOVEXP 0.1125*** -0.0996** -0.2208*** -0.1584*** 1

INFL 0.0606 0.1232*** 0.2738*** -0.0193 -0.0604 1

POPGR 0.0028 -0.0673* -0.2853*** -0.3097*** 0.0644* -0.1311*** 1

UNEMP 0.1343*** 0.1334*** 0.2311*** 0.0044 0.2602*** 0.1624*** -0.1345*** 1 Trong đó, *, ** và *** lần lượt thể hiện mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1%.

Nguồn: Tác giả tổng hợp các kết quả từ phần mềm Stata

Tiếp theo, nhằm mục đích cho người đọc nắm bắt được các mối tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc tỷ lệ nợ công của các quốc gia, luận văn tiến hành lập ma trận tương quan giữa các biến và trình bày trong bảng số liệu 4.3.

Qua bảng kết quả 4.3, luận văn thấy rằng, tăng trưởng kinh tế, chi tiêu chính phủ, lạm phát, tăng trưởng dân số, tỷ lệ thất nghiệp đều thể hiện tương quan dương với biến tỷ lệ nợ công của các quốc gia. Điều này cho thấy rằng tăng trưởng kinh tế, chi tiêu chính phủ, lạm phát, tăng trưởng dân số, tỷ lệ thất nghiệp có khuynh hướng chuyển động cùng hướng với sự di chuyển trong tỷ lệ nợ công của các quốc gia.

Trong khi đó, hai đại diện tham nhũng lại có các mối tương quan khác nhau với tỷ lệ nợ công của các quốc gia. Cụ thể, tham nhũng được đại diện bởi CORR1 thì có tương quan âm với tỷ lệ nợ công của các quốc gia. Điều này cho thấy rằng biến CORR1 và tỷ lệ nợ công của các quốc gia sẽ có xu hướng dịch chuyển ngược chiều hướng. Ngược lại tham nhũng được đại diện bởi CORR2 thì có tương quan dương với tỷ lệ nợ công của các quốc gia. Điều này cho thấy rằng biến CORR2 và tỷ lệ nợ công của các quốc gia sẽ có xu hướng dịch chuyển cùng chiều hướng.

Bên cạnh đó, các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu cũng không có mối tương quan quá mạnh mẽ khi giá trị truyệt đối của các hệ số tương quan đều nhỏ hơn giá trị 0.6 theo các tài liệu kinh tế lượng đề cập. Do đó luận văn có thể kết luận rằng không tồn tại vấn đề đa cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu của luận văn.

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế tác động của tham nhũng đến nợ công của các quốc gia đang phát triển ở châu á​ (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)