Đặc điểm cơ bản của huyện Cao Phong

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững trên địa bàn huyện cao phong tỉnh hòa bình (Trang 24 - 29)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Cao Phong

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Cao Phong ở vào toạ độ địa lý 105o10’ - 105o25’12” vĩ bắc và 20o35’20” - 20o46’34” kinh đông. Cao Phong là một trong số các huyện vùng cao của tỉnh Hoà Bình, có đường ranh giới phía đông giáp huyện Kim Bôi, phía tây giáp huyện Tân Lạc, phía bắc giáp huyện Đà Bắc và Thị trấn Hoà Bình, phía nam giáp huyện Lạc Sơn, đều thuộc tỉnh Hoà Bình.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 254km2, chiếm 5,4% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Hòa Bình.

2.1.1.2. Địa hình

Huyện Cao Phong có ba vùng địa hình riêng biệt gồm: vùng núi cao (gồm 2 xã: Yên Thƣợng, Yên Lập), vùng giữa (gồm 8 xã: Dũng Phong, Nam Phong, Tây Phong, Tân Phong, Đông Phong, Xuân Phong, Thu Phong, Bắc Phong và thị trấn Cao Phong) và vùng ven sông Đà (gồm 2 xã: Bình Thanh và Thung Nai).

Nhận thấy, địa hình đa dạng và phức tạp nhƣ trên sẽ gây nhiều khó khăn trong việc thiết kế, xây dựng và nâng cao hiệu quả sử dụng của các công trình thủy lợi và các cơ sở hạ tầng khác.

2.1.1.3. Khí hậu, thủy văn Khí hậu

Nhìn chung, khí hậu Cao Phong thuộc loại mát mẻ, lượng mưa khá và tương đối điều hòa. Điều kiện khí hậu nhƣ vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi với nhiều hình thức canh tác hoặc mô hình chăn nuôi khác nhau.

Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp là thiếu nước vào mùa khô, đặc biệt là ở những vùng chưa có các công trình thủy lợi. Về

mùa đông, bên cạnh sự khô hạn, các yếu tố khí hậu khác nhƣ: nhiệt độ xuống thấp, sương muối, không đủ ánh sáng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển.

Thủy văn

Trên địa bàn huyện Cao Phong có sông Đà và hàng chục con suối lớn nhỏ chảy qua. Tuy nhiên, do nền địa chất nơi đây nằm trong miền hoạt động cacxtơ hoá mạnh, cộng với tình trạng tàn phá rừng đầu nguồn, nên vào mùa khô, nhiều suối có lưu lượng nước rất ít hoặc bị cạn kiệt.

Theo những số liệu đánh giá, tiềm năng nước ngầm ở Cao Phong tương đối dồi dào, có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân. Hiện nay, các giếng nước trong các hộ dân ở bản, làng đang khai thác thường có độ sâu trên dưới 20 m và cho nước có chất lượng khá tốt.

2.1.1.4. Tài nguyên

Theo kết quả điều tra, Cao Phong có một số loại khoáng sản chính nhƣ: đất sét, cát, sỏi, quặng perit, quặng đồng, than...

Ngoài các mỏ đất sét và vật liệu xây dựng dễ khai thác và thuận tiện trong việc vận chuyển, còn các mỏ khoáng sản khác thì cần tiếp tục khảo sát, đánh giá cụ thể về trữ lƣợng và khả năng khai thác.

2.1.1.5. Đặc điểm về cơ cấu đất đai

Trên địa bàn huyện Cao Phong có nhiều loại đất khác nhau. Ở vùng địa hình đồi núi có các loại đất: nâu vàng, đỏ vàng, nâu đỏ và mùn đỏ vàng. Vùng địa hình thấp có các loại đất: phù sa, dốc tụ... Nhìn chung, đa số các loại đất ở Cao Phong có độ phì cao, thích hợp cho việc trồng nhiều loại cây khác nhau, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả cũng nhƣ phát triển chăn nuôi.

Cơ cấu sử dụng đất của huyện Cao Phong, tính đến cuối năm 2016 qua điều tra thu thập số liệu ghi nhận tại Bảng 2.1.

Bảng 2.1: Cơ cấu đất đai trên địa bàn huyện Cao Phong ( năm 2016)

TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

I Đất nông nghiệp 17326 68,21

1 Đất sản xuất nông nghiệp 3545 13,96

1.1 Đất trồng lúa 1150 4,53

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 150 0,59

1.3 Đất trồng cây lâu năm (cây ăn quả) 2245 8,84

2 Đất lâm nghiệp 13700 53,94

3 Đất nuôi trồng thủy sản 81 0,32

II Đất phi nông nghiệp 4470 17,60

III Đất chƣa sử dụng 3604 14,19

Tổng diện tích đất tự nhiên 25400 100,00

2.1.2. Đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Đặc điểm phát triển kinh tế

Theo báo cáo tổng kết của huyện Cao Phong thì giai đoạn 2014 - 2016 tăng trưởng kinh tế của huyện đạt bình quân 10,28%. Trong đó ngành Nông - Lâm - Thủy sản tăng 3,99%; công nghiệp xây dựng tăng 15,82%; dịch vụ tăng 10,68%.

Năm 2016, cơ cấu kinh tế ngành Nông – Lâm – Thủy sản chiếm 28,8%; ngành nông nghiệp - xây dựng chiếm 37,1%; ngành du lịch chiếm 34,1%. GĐP bình quân đầu người đạt 20,7 triệu đồng/năm. Kim ngạch xuất khẩu đạt 16 triệu USD, nhập khẩu đạt 5,7 triệu USD. Sản lượng lương thực 36,3 nghìn tấn. Tỷ lệ số dân được sử dụng điện lưới quốc gia 99,25%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 40%. Tỷ lệ số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế là 10% và có 6,81 bác sỹ/vạn dân.

2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

Trong giai đoạn 5 năm (2010 - 2014), huyện Cao Phong đã đầu tƣ xây dựng 89,2 km đường GTNT các loại. Bên cạnh đó, huyện xây dựng mới 8 chiếc cầu, cải tạo, sửa chữa 2 cầu treo, xây mới 7 cầu dân sinh và 3 ngầm. Tổng kinh phí đầu tƣ xây dựng, phát triển GTNT hơn 171 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ƣơng hỗ trợ

trên 69,3 tỷ đồng, vốn nhân dân đóng góp hơn 10 tỷ đồng. Các công trình đƣợc hoàn thành đã phát huy hiệu quả, tạo điều kiện phát triển KT-XH địa phương.

Thực hiện tiêu chí số 2 về giao thông trong bộ tiêu chí quốc gia về NTM, hiện tại, huyện Cao Phong đã có 6 xã đạt 4 chỉ tiêu, 1 xã đạt 3 chỉ tiêu và 6 xã đạt 1- 2 chỉ tiêu. Theo đó, tỷ lệ đường trục xã, liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa, toàn huyện có 81,9 km, đạt tỷ lệ 61,2%; 114,3 km đường trục thôn, xóm được nhựa hóa, bê tông hóa, đạt 62,2%; 123,5 km đường ngõ xóm sạch, không lầy lội vào mùa mưa, đạt 45,1% và 9,29 km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, đạt 23,2%.

Hàng năm, huyện cấp 200 triệu đồng từ nguồn ngân sách của huyện để bảo trì.

2.1.2.3. Dân số, lao động

Dân số trung bình của huyện năm 2016 là 40.170 người, chiếm 5,1% dân số toàn tỉnh,mật độ dân số là 158 người/km2, chỉ bằng 0,9 lần mật độ dân số cả tỉnh.

Toàn huyện có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Mườngchiếm trên 70% dân số của huyện, còn lại là các dân tộc Kinh và Dao, thu nhập bình quân đầu người 1,6 triệu đồng/người/năm. Lao động trong độ tuổi: có 43.804 lao động, trong đó có 13.681 lao động nông nghiệp, chiếm 57,21%.

2.1.2.4. Các vấn đề xã hội khác

Các loại hình hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, văn nghệ quần chúng, chiếu bóng... thường xuyên được tổ chức và phục vụ đắc lực cho việc cải thiện đời sống tinh thần của nhân dân.

Cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa, phong trào xây dựng nếp sống văn hóa ở các làng, bản, thôn, xóm đã và đang đƣợc các cấp, các ngành trong toàn huyện quan tâm và đẩy mạnh.

Đài truyền thanh, truyền hình huyện được nâng cấp, tăng cường các trang thiết bị chuyên môn, đến nay đã có hai trạm thu phát chuyển tiếp các chương trình truyền hình phục vụ nhân dân.

Phong trào thể dục - thể thao đƣợc các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Huyện tiếp tục đầu tƣ xây mới trung tâm thể dục - thể thao, phát triển các cơ sở tập luyện tại các xã, đáp ứng nhu cầu của nhân

dân.Ngành thể thao huyện tích cực tham gia các phong trào của toàn tỉnh và đã gặt hái đƣợc nhiều thành tích.

2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến tình hình phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững tại huyện Cao Phong

Những thuận lợi

+ Thuận lợi về địa hình

Khu vực địa lý của huyện nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng cao và vùng thấp nên hạn chế đƣợc sự xói mòn và rửa trôi các chất dinh dƣỡng của đất, tạo thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng.

Bên cạnh đó, điều kiện địa hình của huyện Cao Phong có khả năng tiêu thoát nước tốt giúp cây trồng không bị các bệnh về rễ và có khả năng sinh trưởng tốt.

+ Thuận lợi về thủy văn

Tiềm năng nước ngầm tại huyện Cao Phong tương đối dồi dào, có thể khai thác ở độ sâu trên dưới 20m nước có chất lượng khá tốt để tưới cho cây ăn quả. Mặt khác, đất của vùng trồng cây ăn quả có chất lƣợng đặc thù có tầng đất hữu hiệu dày trên 1m nên khả năng giữ nước của đất rất tốt.

+ Thuận lợi về đất đai

Cao Phong có nhiều loại đất khác nhau.Vùng đồi núi có các loại đất nâu vàng, đỏ vàng, nâu đỏ và mùn đỏ vàng. Vùng địa hình thấp có các loại đất phù sa, dốc tụ.

Đất của vùng cam có chất lƣợng đặc thù đƣợc hình thành trên chủ yếu trên 3 loại đá mẹ là đá sét và phiến thạch sét, đá macma và đá vôi, tầng đất dày trên 1m và giàu các chất dinh dƣỡng đa lƣợng: N tổng số, P2O5 tổng số, K2O tổng số, P2O5 tổng số, Ca++, Mg++, pHKCL và mùn tổng số rất thích hợp để phát triển sản xuất các loại cây ăn quả.

+ Thuận lợi về cơ sở hạ tầng

Việc đầu tư hình thành những hệ thống đường giao thông mới giúp người dân trong huyện đi lại rất thuận tiện. Nông dân trồng mía, trồng cam đến vụ thu hoạch, xe ôtô vào tận vườn thu mua, giá cả ổn định, không bị tư thương ép giá.

Những khó khăn

+ Khó khăn về địa hình

Địa hình phức tạp, nhiều đồi núi cao, hệ thống thuỷ lợi kém phát triển, không chủ động được nước tưới cho cây ăn quả.

+ Khó khăn về khí hậu

Lƣợng mƣa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu trong các tháng 7, 8 và 9 nên dễ gây úng lụt ảnh hưởng đến sản xuất cây ăn quả trên địa bàn. Bên cạnh đó, vào mùa khô, tình trạng thiếu nước phổ biến trên địa bàn gây khó khăn trong công tác tưới tiêu phát triển sản xuất cây ăn quả.

Vào mùa đông, bên cạnh sự khô hạn, còn ảnh hưởng bưởi các yếu tố khí hậu khác như: nhiệt độ xuống thấp, sương muối, không đủ ánh sáng tác động tiêu cực đến sự phát triển của cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển.

+ Khó khăn về cơ sở hạ tầng

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật nhiều xã còn thấp kém, đi lại không thuận lợi, do vậy đã có những ảnh hưởng nhất định đến SX và tiêu thụ sản phẩm hoa quả đối với nhân dân ở các khu vực xa trung tâm tiêu thụ.

Bên cạnh đó, các nguồn kinh phí đầu tƣ hàng năm hạn hẹp chƣa đáp ứng duy tu, bảo dưỡng thường xuyên các tuyến đường gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ trái cây của huyện.

+ Khó khăn về lao động

Công nghiệp chế biến chƣa đƣợc đầu tƣ phát triển. Năng lực SX, khả năng tiếp cận và ứng dụng Khoa học- Công nghệ vào sản xuất của các hộ dân trồng cây ăn quả trên địa bàn còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững trên địa bàn huyện cao phong tỉnh hòa bình (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)