CHUONG 5 KET LUAN VA MOT SO HAM Y THUC DAY Y DINH KHOI NGHIEP CUA SINH VIÊN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Trắc lượng ý định khởi nghiệp của sinh viên qua giai đoạn 2007 2022 các hàm ý cho hoạt động khởi nghiệp của sinh viên việt nam (Trang 68 - 76)

51 Kếtluận

Kết quả của luận văn này là đã làm rõ một số mục tiêu nghiên cứu đồng thời trả lời được một số câu hỏi nghiên cứu mà luận văn ban đầu đặt ra:

Thứ nhất, với mục tiêu nghiên cứu đặt ra là “Tổng quan tài liệu về nghiên cứu ý định khởi nghiệp giai đoạn 2007-2022”. Nghiên cứu này tập trung vào ý định khởi nghiệp của sinh viên bằng cách trích xuất dữ liệu từ Google Scholar thông qua công cụ Publish & Perish của Harzing. Trong quá trình tìm kiếm, từ khóa "entrepreneurial intention” va “university student” được sử dụng, dựa trên một lĩnh vực chủ đề có tiêu đề, từ khóa và tóm tắt. Sau khi

tìm kiếm, 999 bài báo được phát hiện là có liên quan. Tác giả tiến hành chon lọc và loại bỏ những bài báo không đạt yêu cầu và thu được 984 bài báo tốt nhát đề đưa vào nghiên cứu.

Việc tìm kiếm mang lại 10 bai bao có nhiêu trích dan nhất. Theo phân tích về số lượng công trình được xuất bản đề cập đến ý định khởi nghiệp của sinh viên giai đoạn (2007- 2022) đã tăng đều đặn kề từ năm 2007. Theo số lượng trích dẫn, nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của sinh viên có mức tăng trưởng cao nhất là năm 2016. Số người quan tâm đến ý định khởi nghiệp của sinh viên và số lượng tác giả nghiên cứu về vấn đề này đã tăng lên theo thời gian. Dựa trên kết quả phân tích và lập bản đồ bằng VOSviewer đã xác định được sáu cụm từ khóa liên quan đến chủ đẻ nghiên cứu vẻ ý định khởi nghiệp. Mỗi cụm chứa

một thuật ngữ chính được liên kết với các thuật ngữ khác. Đó là: 1/ Giáo dục khởi nghiệp;

2/ Lý thuyết; 3/ Giới tính; 4/ Thái độ khởi nghiệp; 5/ Quốc gia; 6/ Năng lực bản thân khởi

nghiệp được xác định là nghiên cứu nhiều nhất trong giai đoạn 2007-2022. Trong đó, giáo dục khởi nghiệp được nghiên cứu nhiều nhất trong lĩnh vực ý định khởi nghiệp. Các nghiên cứu gần đây đã liên kết ý định khởi nghiệp với một số hạng mục như yếu tố dự báo, năng lực bản thân, lý thuyết, tỉnh thần kinh doanh xã hội, v.v. Đây cũng là câu trả lời cho câu

hỏi nghiên cứu “Thực trạng nghiên cứu về ý định khởi nghiệp giai đoạn 2007-2022 như thê nào?”.

Thứ hai, với mục tiêu nghiên cứu đặt ra là “Chỉ ra các đặc điểm chung, đặc thù, các kế hồng về nghiên cứu khởi nghiệp thông qua việc nghiên cứu trắc lượng”.

54

Nghiên cứu này cung cấp một cái nhìn tổng quan chung về lĩnh vực này khi nó thực hiện phân tích mô tả và dựa trên trích dẫn vẻ các tác giả, tạp chí, bài báo va chủ đề quan trọng, nhất của nó. Các bài báo công bố trên các tạp chí liên quan đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, các biên số như giáo dục khởi nghiệp, giới tính, thái độ khởi nghiệp, quốc gia và năng lực bản thân.... được quan tâm trong các nghiên cứu vẻ ý định khởi nghiệp của sinh viên.

Trong hầu hết các nghiên cứu, đều sử dụng ít nhất một trong số các lý thuyết như sau: lý

thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) của AJZen (1991) và mô hình sự kiện kinh doanh của

Shapero cũng như lý thuyết nhận thức kinh doanh dé xác định mồi quan hệ giữa các yếu

tố thúc đây ý định khởi nghiệp của sinh viên. Dữ liệu sẽ được thu thập từ các cuộc khảo

sát tại các trường đại học, mâu nghiên cứu được chọn theo phương pháp phi xác suất thuận tiện phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, đây vẫn là phương pháp chọn mẫu được nhiều nhà nghiên cứu trên thẻ giới ưa chuộng sử dụng. Lựa chọn sinh viên học ở nhiều khối ngành khác nhau như kinh tế hay kĩ thuật.... tuỳ theo mục tiêu nghiên cứu của mỗi đề tài. Từ kết quả khảo sát sẽ được sử dụng đề phân tích tương quan và phân tích hỏi quy đề kiểm định mồ hình nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu này đã thể hiện tổng quát của một nghiên cứu trắc lượng vẻ các nghiên

cứu về ý định khởi nghiệp của sinh viên. Tuy nhiên nhìn chưng, kết quả nghiên cứu thẻ

hiện các điểm đặc thù như sau: Thông qua phân tích bằng cách sử dụng số lượng ấn phẩm và trích dẫn trên mỗi tạp chí. Qua đó, các tạp chí được trích dần nhiều bao gồm International Entrepreneurship and Management Journal, Education + traiming, Frontiers in psychology,... các tác giả nghiên cứu vẻ ý định của sinh viên giai đoạn (2007-2022) đã hướng các ấn phẩm của họ đến các tạp chí khác nhau. Bằng cách đánh giá các bài báo được trích đân nhiều liên quan đền ý định khởi nghiệp của sinh viên. Các nghiên cứu này xem

xét việc đánh giá giáo dục khởi nghiệp, bồi cảnh, yêu tô môi trường, văn hoá và giới tính

đối với hoạt động khởi nghiệp của sinh viên. Trong đó, nghiên cứu về giáo dục khởi nghiệp là sự quan tâm nhât của các nhà nghiên cứu. Có sáu hướng nghiên cứu chính trong giai

đoạn (2007-2022) vẻ ý định khởi nghiệp của sinh viên: đó là nghiên cứu về giáo dục khởi nghiệp, thuyết hành vi hoạch định (TPB), giới tính, thái độ khởi nghiệp, quốc gia và cuối

cùng là năng lực bản thân. Gần đây, chủ đề nghiên cứu trong lĩnh vực này chủ yếu nhắm đến các vẫn đề thực tế phức tạp vẻ ý định khởi nghiệp của sinh viên toàn cầu, nội dung nghiên cứu ngày càng có tổ chức và hệ thống. Theo kết quả phân cụm, chúng ta có thể trích

55

xuất bốn chủ đẻ nóng trong lĩnh vực nay đó là: lý thuyết, yêu tố dự báo, năng lực bản thân và chú ý hơn đến yếu té y định khởi sự kinh doanh xã hội nhằm thúc đầy các ý định khởi nghiệp của sinh viên.

Những phát hiện từ quá trình tổng hợp này giúp hiểu rõ hơn vẻ các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp liên quan đến nghiên cứu và xu hướng nghiên cứu, nhưng vẫn còn một số lỗ hồng trong kiến thức của các nghiên cứu cân được lấp day bằng nghiên cứu bỏ sung.

Đầu tiên, đó là về phương pháp nghiên cứu, hau hết các nhà nghiên cứu về đẻ tài ý định khởi nghiệp giai đoạn (2007-2022) đều sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng như một truyền thông và không sử dụng phương pháp nghiên cứu đính tính hoặc có sử dụng nhưng chưa nghiên cứu chuyên sâu, bên cạnh đó là các nhà nghiên cứu sử dụng phiêu khảo sát dé thu thập dữ liệu. Tuy nhiên, theo xu hướng nghiên cứu hiện tai của thế giới thì phương pháp định tính và định lượng có thê kết hợp với nhau đẻ bù đấp cho nhau những, khiếm khuyết, phương pháp định tính bao gồm phương pháp phỏng vấn, quan sát và nghiên cứu tải liệu. Thứ hai, đó là thiếu tính quy chuẩn. Trong các bai báo cáo nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của sinh viên giai đoạn (2007-2022) thu thập được, trình bày nội dung về phương pháp nghiên cứu, cách đo lường các khái niệm và cũng như là quá trình phân tích thường được trình bày còn khá sơ sài phân ánh chưa đủ chất lượng của dữ liệu nghiên cứu.

Mẫu nghiên cửu được dùng trong các bài báo nghiên cứu theo phương pháp định lượng

thường không đủ rộng đề thẻ hiện tính đại diện và nồi bật cho đối tượng nghiên cứu. Các

nhà nghiên cứu sử dụng thông kê mô tả như phản trăm, tỷ lệ đề phân tích từng biến só một, kỹ thuật này được đánh giá là đơn giản thiêu các kỹ thuật phân tích phức tạp thường không, được dé cập đền. Thứ ba, kết quả của bài nghiên cứu này cũng đã nhân mạnh rằng hâu hết các tác giả sử dụng mô hình TPB đề đo lường ý định khởi nghiệp của sinh viên và các yêu tổ duoc hau hét cac bai bao sit dung đều liên quan đến yếu tô nhận thức. Người ta tin rằng, việc sử dụng nhiều yếu tổ có thể giúp hiểu rõ hơn về việc đo lường ý định khởi nghiệp của sinh viên. Do đó, nghiên cứu trong tương lai có thể được mở rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, rõ ràng là không chỉ cần tính đến các yếu tô nhận thức đề hiểu được ý định khởi nghiệp của sinh viên mà nhiều nghiên cứu nên tập trung vào các yêu tó khác có tầm quan trọng không kém trong ảnh hưởng của chúng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Day cũng là toàn bộ câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu “Những đặc điểm chung, đặc thù, lỗ hồng của nghiên cứu khởi nghiệp đang tôn tại là gì?”.

$6

Thứ ba, với mục tiêu nghiên cứu đặt ra là “Đề xuất các hàm ý quản trị tương ứng nhằm thúc đầy ý định khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam”. Mục tiêu đề xuất các hàm ý sẽ được thể hiện trong mục 5.2 dưới đây. Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu “Các hàm ý quản trị tương ứng nào được đẻ suất nhằm thúc đây ý định khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam?”.

§.2_ Một số hàm ý

Kết quả nghiên cứu cho thấy giáo dục khởi nghiệp, năng lực bản thân khởi nghiệp, giới tính, thái độ khởi nghiệp và yếu về văn hoá quốc gia có tác động quan trọng lên ý định khởi nghiệp của sinh viên đã gợi ra một số hàm ý chính sách cho các nhà chức trách tham khảo.

Thứ nhất, những nhà làm chính sách cần tăng cường thực hiện các chính sách liên quan và cung cấp hỗ trợ phù hợp đề nâng cao ý định khởi nghiệp của các cá nhân và tạo môi trường để xây dựng văn hóa khởi nghiệp ở quốc gia của họ. Cụ thẻ, chính phủ tăng cường các phương án truyền thông và hoạt động biểu đương các sinh viên khởi nghiệp thành công, hay có ý tưởng khởi nghiệp độc đáo, thúc đây sự xuất hiện phổ biên hơn của họ trên các phương tiện truyền thông sẽ ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của cộng đồng vẻ khởi nghiệp 6 sinh vién (Sukumar va c.s., 2021).

Thứ hai, các tổ chức giao duc va giao viên có thé thong qua cac buổi toạ đàm, thảo luận, tư vấn đề vừa hướng nghiệp vừa truyền cảm hứng, góp phần nâng cao nhận thức về sự can thiết của khởi nghiệp đến với bản thân mỗi sinh viên. Bên cạnh đó, sự cải tiễn chương trình giảng dạy, phát triển các kỹ năng và kiến thức nên được áp dụng đề khuyến khích các ý tưởng và nâng cao sự tự tin ở sinh viên, giúp họ phát triển nhận thức và quan tâm, tự ý thức nâng cao khả năng của bản thân về hoạt động khởi nghiệp.

Thứ ba, các tổ chức giáo dục cần tăng cường, tô chức các chương trình đảo tạo, sưu tâm

các tình huông khởi nghiệp và thi đua vẻ khởi nghiệp. Từ đó, sinh viên sẽ được kích thích, hứng thú hon với khởi nghiệp, nâng cao kiến thức kinh doanh và có thêm nhiêu cơ hội trải nghiệm thực tế. Bên cạnh đó, xây dựng hệ thống học tập tiện lợi như học liệu ảo, học máy, giúp sinh viên có thể tham gia bất cứ lúc nào, mọi lúc mọi nơi khi đã có tài khoản do và có thể tương tác với giảng viên mọi nơi, mọi lúc một cách thuận tiện. Đây là yếu tô quan trọng

57

tạo động lực thúc day việc học tập và nâng cao năng lực bản thân sinh viên thúc day y dinh khởi nghiệp.

Thứ tư, các trường đảo tạo sinh viên cả khối ngành kinh tế và khói ngành khác kinh tế cần

tăng cường liên kết với các nhà kinh doanh đề tổ chức nên các buổi giao lưu khởi nghiệp phù hợp với từng nhóm sinh viên. Thông qua các buồi giao lưu này sinh viên sẽ được hướng dân các kỹ nang mem, đặc biệt là kỹ năng tạo lập mục tiêu và từ đó định hướng các biện pháp đến mục tiêu. Những mục tiêu khởi nghiệp được tạo lập phải vừa sức với sinh viên và cũng phải mang tính phát triển bền vững là điều cân thiết.

Thứ năm, các tổ chức giáo dục và giáo viên cần tăng cường tạo điều kiện đề sinh viên nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ, tạo môi trường đề sinh viên được tích hợp công nghệ và tài nguyên số vào học tập và giảng dạy; tận dụng lợi thê từ sự phát triển của thời dai, các mạng xã hội và các công cụ tìm kiếm tiện lợi nhằm khơi gợi các hướng khởi nghiệp hiện đại, phù hợp với sự phát triển khoa học, công nghệ của xã hội.

5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

531 Hạn chế của để tài

Việc xem xét tài liệu, cùng với việc kiểm tra các két quả thu được trong các nghiên cứu được công bố từ năm 2007 cho đến năm 2022, do đó cung cấp thông tin có liên quan cao cho tác giả khi bắt đầu nghiên cứu lĩnh vực này. Nghiên cứu này vẫn còn những hạn chế

nhất định.

Đầu tiên, mặc dù tác giả đã cố gắng hét sức dé đưa các nghiên cứu vào từ năm 2007 đến năm 2022, một số nghiên cứu có thê đã bị bỏ qua do có quá nhiều cơ sở dữ liệu sẵn có.

Việc tác giả chỉ dựa vào cơ sở dữ liệu Google Scholar cũng là một điểm yếu, có nghĩa là, mặc dù có thé mang tinh đại diện nhưng mâu của tác giả không bao gồm tất cả các nghiên cứu từng được thực hiện. Dù Google Scholar 1a noi dé tim các bài viết liên quan đến ý định khởi nghiệp nhưng tác giả có thể đã bỏ lỡ một só bải viết quan trọng khi chỉ tập trung vào cơ sở đữ liệu này (Rejeb và c.s., 2022). Các nghiên cứu tương lai có thể xem xét thêm các kho dữ liệu khác như Scopus, cơ sở dữ liệu của Web of science và cơ sở đữ liệu Dimension

để thu thập đữ liệu.

58

Thứ hai, phải nhân mạnh vào những hạn chế liên quan chặt chế hơn đến việc sử dụng các kỹ thuật trong phân tích trích dân của tác giả và đồng tác giả. Quan trọng nhất, trong số những hạn chế gặp phải là nghiên cứu chưa phân biệt bồi cảnh nơi một trích đẫn cụ thé được thực hiện. Trong khi một trích dẫn đôi khi tìm cách định vị bài báo trong một lĩnh vực nào đó, nó cũng có thé dùng đề phê phán một quan điểm khác. Ngoài ra, nghiên cứu này chưa xét đến xu hướng thiên vị khách quan của các bài báo cũ hơn, đủ có thể có những, đóng góp quan trọng từ các nghiên cứu gản đây. Các nghiên cứu tương lai nên xem xét kỹ bối cảnh và các cách thức đánh giá chất lượng của các nghiên cứu.

Thứ ba, tác giả tránh nghiên cứu các chỉ số định tính mà tập trung vào các chỉ số định lượng. Việc đưa vào các chỉ số định tính trong tương lai có thể mở ra những con đường nghiên cứu mới và làm sáng tỏ những hiện tượng chưa từng được biết đến trước đây. Hiệu suất của tạp chí được đo lường bằng cách xem mỗi bài báo đã được các tác phẩm khác trích

dân bao nhiêu làn (Rejeb và c.s., 2022) có thẻ làm thông tin bị sai nhiều. Do đó, nghiên

cứu trong tương lai có thé dựa vảo các số liệu ở cấp độ bài viét (Luc va c.s., 2021 ) va cac chỉ số hoạt động khác của tạp chí có tính đến đề cập dén ý định khởi nghiệp. Các nghiên cứu tiếp theo có thé thu thập thêm thông tin về điểm mạnh và điểm yếu của một tạp chi cũng như phạm vi tiếp cận tương đói của nó bằng cách sử dụng các chỉ số thay thế.

Thứ tư, mặc dù nghiên cứu này điều tra và lập bản đồ thành công các nghiên cứu học thuật toàn cầu dựa trên ý định khởi nghiệp, nhưng kết quả của nghiên cứu này không xác định được động lực chính đằng sau của các nghiên cứu, không điêu tra cụ thé các yêu tổ liên quan đền việc lựa chọn chủ đẻ, đồng tác giả và trích dan tạp chí được chỉ ra trong nghiên cứu của tác giả, cũng như không đi sâu vào nguyên nhân chính thúc đầy sự gia tăng các ân phẩm liên quan đến ý định khởi nghiệp. Các nhà nghiên cứu trong tương lai càn tim hiéu thêm nguyên nhân và động lực đằng sau sự phát triển nhanh chóng của nghiên cứu ý định khởi nghiệp của sinh viên.

5.3.2 Huéng nghién citu tiép theo

Trong nên kinh tế chuyền đồi số, khởi nghiệp có ứng dụng công nghệ bắt dau thu hút sự chú ý của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phat trién (Nathani & Dwivedi, 2019).

Nhận thức về sự phát triển của công nghệ có thể ảnh hưởng đến ý định bắt đầu các dự án

s9

khởi nghiệp của sinh viên. Nghiên cứu trong tương lai có thể nghiên cứu thêm tỉnh thần khởi nghiệp trong ứng dụng công nghệ ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học, bằng cách phân tích kết hợp các yêu tô như yếu tổ môi trường (ví dụ: tiếp cận công nghệ), yếu tố bối cảnh (ví dụ: nhận thức về nên kinh tế/thị trường gần đây, nhận thức về hỗ trợ của chính phủ, cơ hội) và các yêu tổ xã hội (ví dụ: kinh nghiệm trước đây, hình mẫu doanh nhân), từ đó có thể đưa ra nhiều hàm ý nhằm mang lại lợi ích cho hoạt động khởi nghiệp của sinh viên. Hơn nữa, đề nâng cao hiểu biết trong, lĩnh vực nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của sinh viên, các nhà nghiên cứu có thể so sánh và xem xét nhiều yếu tổ nhân khẩu học khác nhau (ví dụ: môi trường giáo dục trực tuyến và thể chất, ngudi khuyết tật so với người không khuyết tật là các yếu tố cần chú ý đến). Các nhà nghiên cứu trong tương

lai có thể kết hợp sử dụng nhiều mô hình ý định khởi nghiệp khác nhau đề từ đó khám phá

và mở rộng thêm phạm vi tải liệu, điều nảy sẽ làm tăng thêm giá trị và đóng góp cho tài liệu hiện có.

Tốt hơn là nên nghiên cứu chỉ tiết mói quan hệ giữa giáo dục khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp bằng cách nghiên cứu các sinh viên theo cấp độ của từng chương trình và chu kỳ học tập (Pascucci và c.s., 2022; Sherkat & Chenari, 2022). Đặc biệt, nên tiến hành nghiên cứu nhiều chương trình học thuật khác nhau tại các trường đại học (quản lý, kỹ thuật, nghệ thuật, v.v.) và ở các cấp độ khác nhau của sinh viên. Các nhà nghiên cứu có thể xem xét

tác động của việc tiếp xúc sớm, nghiên cứu về các giai đoạn phát triển khác nhau, chang hạn như trường tiểu học, trung học và trung học phô thông. Việc thực hiện các nghiên cứu.

thực nghiệm xuyên quốc gia bằng khảo sát, bằng bảng câu hỏi tích hợp với các cuộc phỏng, vân chuyên sâu về chủ đê khởi nghiệp nên được quan tâm.

Các nghiên cứu trong tương lai cần phải xem xét các giá trị con người trong kinh doanh, bao gồm chánh niệm, lòng nhân áI, một cuộc sống, ý nghĩa và ý thức cộng, đồng. Hiện này, chưa có nghiên cứu nao vẻ mối quan hệ giữa giá trị con người trong kinh doanh và ý định khởi nghiệp. Tốt hơn là tiền hành thực hiện với các khảo sát toàn điện hoặc các phương pháp tiếp cận hôn hợp, thăm dò tuần tự đề kiểm tra mói quan hệ này.

Sự khủng hoảng kinh tế hậu COVID-19 đã ảnh hưởng đền tinh thần khởi nghiệp (Yu và e.s., 2021). Do đó, nghiên cứu trong tương lai có thể xem xét tác động của đại dịch, khủng.

Một phần của tài liệu Trắc lượng ý định khởi nghiệp của sinh viên qua giai đoạn 2007 2022 các hàm ý cho hoạt động khởi nghiệp của sinh viên việt nam (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)