Chính sách tiền tệ 2010 minh bạch và ổn định

Một phần của tài liệu Chuyên đề về tiền tệ và chính sách tiền tệ (Trang 30 - 36)

Tại hội nghị tổng kết ngành ngân hàng năm 2009 và kế hoạch năm 2010 vừa diễn ra tại Hà Nội, một thông điệp được Ngân hàng nhà nước chính thức gửi đi là tín dụng năm 2010 tăng trưởng 25%, thấp hơn mức 37,73% của 2009. Điều đặc biệt là thông tin đưa ra khi thị trường tài chính tiền tệ đang bị hoành hành bởi nạn tin đồn. Đó cũng là tín hiệu cho thấy Chính phủ VN đang quyết tâm hướng tới một chính sách tiền tệ minh bạch cho năm 2010 và những năm tới.

Nhớ lại năm 2008, việc thắt chặt tiền tệ đầu năm và nới lỏng dần cuối năm đã tạo nên tần suất điều chỉnh chính sách nhiều chưa từng có trong lịch sử. Đó là 8 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu; 5 lần điều chỉnh dự trữ bắt buộc và lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc; 3 lần nới biên độ tỷ giá, 2 lần tăng mạnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Đến năm 2009, chính sách tiền tệ đã được điều hành linh hoạt và kịp thời hơn năm 2008.

Bài học 2009

Rõ năm 2009 là năm khá thành công với chính sách tiền tệ (CSTT) đó là việc Chính phủ điều hành chính sách này linh hoạt và ít sốc hơn năm 2008; năm 2009, hệ thống tài chính ngân hàng đã trở lại trạng thái bình thường và ổn định; thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối đến nay đã thông suất và qua đó NHTM cho vay ra được, các doanh nghiệp (DN) tiếp cận được vốn VND và ngoại tệ khi hoạt động kinh doanh của họ đã có dấu hiệu khởi sắc từ cuối 2009. Tuy nhiên, chúng ta cần rút ra một vài bài học chủ chốt liên quan đến CSTT của năm 2009:

- Bài học về kiểm soát tín dụng. Cho đến nay vấn đề tăng tưởng tín dụng cho nền kinh tế vẫn là chủ đề đáng quan tâm của thị trường. Năm 2009 tăng trưởng tín dụng đã

vượt định hướng là một bài học về quản lý. Hơn thế nữa, chính sự tăng trưởng tín dụng như vậy chắc chắn có tác động đến lãi suất cả trên phương diện vĩ mô và vi mô.

- Về mặt vi mô, sự ước tính về tăng trưỏng tín dụng theo định hướng từ đầu năm chắc chắn đã phần nào làm phá vỡ kế hoạch kinh doanh của từng NHTM và từ đó ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của các DN.

- Bài học về cân đối vốn trong hệ thống. Sự nóng nguồn trung và dài hạn trong hệ thống ngân hàng năm qua hiển nhiên là có thực. Qua đó cho thấy vấn đề về cải thiện cân đối kỳ hạn tại các NHTM vẫn là một vấn đề nóng. Sự nóng về mất cân đối về kỳ hạn này được phản ánh vào lãi suất trên thị trường liên ngân hàng vẫn thường xuyên nóng. Lãi suất huy động cũng có biểu hiện mất cân đối ở chỗ: lãi suất liên tục tăng mà NHTM vẫn khó huy động. Lãi suất huy động ngắn hạn cao bằng lãi suất trung và dài hạn; thị trường tín dụng suất hiện nhiều loại phí (hoa hồng) bất hợp lý... Năm 2009 không có sự đua lãi suất của các NHTM như năm 2008 nhưng bài học về cân đối vốn vẫn còn nguyên.

- Bài học về sẵn sàng chống sốc lãi suất, tỷ giá. Với thực tế về nguồn vốn của DN và khả năng quản trị tài chính của DN Việt Nam thời gian qua, chúng ta dễ thấy rằng các DN khá dễ tổn thương trước các cú sốc tiền tệ, nhất là sốc về lãi suất, số về tỷ giá... Vừa qua, việc thay đổi tỷ giá VND so với USD đã giải toả một phần tình trạng ách tắc trên thị trường ngoại hối. Việc Chính phủ yêu cầu các Tổng Cty bán ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần có thêm giải pháp khác để việc cân bằng tỷ giá được diễn ra trong trung và dài hạn. Về trung hạn, với tình trạng cán cân thương mại vẫn được dự báo là thâm hụt 11 tỷ USD cho cả năm 2009 và năm 2010 thì người ta vẫn lo ngại về các cú sốc ngoại hối, nếu NHNN không có định hướng quyết tâm điều hành tỷ giá linh hoạt theo thị trường.

Về tiền tệ (VND) và lãi suất, khi cơ cấu nguồn vốn còn không cân đối với sử dụng vốn trong khu vực ngân hàng vẫn căng và nguồn vốn của DN dựa nhiều vào vốn vay ngân hàng... thì các DN cần đảm bảo rằng họ phải sẵn sàng chống sốc tiền tệ (ít nhất là biến động lãi suất) trong tương lai. Khi chúng ta chuyển sang cơ chế thị trường, từ DN đến Nhà nước phải sẵn sàng đối phó với các cú sốc bằng các chính sách ứng phó phù hợp. Việc “giật mình” với các cú sốc trong bất kỳ trường hợp nào nhà nước hay DN đều chứng tỏ mức độ sẵn sàng chưa cao và đó lại là lỗi chủ quan chứ không phải khách quan.

Hướng tới 2010 và những năm tiếp theo

Năm 2010 đang đến với rất nhiều tín hiệu tích cực. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể thấy một số định hướng của CSTT cho năm 2010 như sau:

Hướng tới tăng trưởng tín dụng hợp lý. Gần đây, NHNN đã phát đi tín hiệu về khống chế tăng trưởng tín dụng 25% trong 2010 chỉ cao hơn một chút so với 2008, năm thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát. Theo đó, năm 2010, tăng trưởng tín dụng sẽ bị kiểm soát chặt chẽ, tốc độ tăng trưởng sẽ bị siết chặt và chỉ bằng khoảng 2/3 so với năm 2009. Cụ thể, NHNN sẽ khống chế tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế chỉ tăng khoảng 25% trong 2010, thấp hơn nhiều so với mức 37,73% năm 2009. Định hướng này chắc chắn sẽ đảm bảo lãi suất không quá căng cho năm 2010.

Tỷ giá linh hoạt, đảm bảo cân bằng: Với dự báo là năm 2010, diễn biến tiền tệ thế giới vẫn phức tạp (nhất là các đối tác thương mại chủ chốt của VN), dự báo về cán cân

thanh toán của VN (nhất là cán cân thương mại vẫn thâm hụt đáng kể) thì Chính phủ sẽ chắc chắn thực hiện điều hành tỷ giá linh hoạt hơn, đảm bảo thị trường không bị đình đốn trong khi vẫn khuyến khích xuất khẩu và không làm tăng quá mức gánh nặng nợ lên các DN vay vốn ngoại tệ.

Cung ứng tiền hợp lý: NHNN đã phát đi thông điệp và nhấn mạnh rằng năm tới sẽ tập trung điều hành cung ứng tiền mặt một cách chặt chẽ cùng với việc kiểm soát chặt tăng trưởng tín dụng đó là định hướng CSTT phù hợp trong điều kiện chỉ số CPI đang có chiều hướng đi lên.

Hướng dòng vốn cho khu vực sản suất thực, giảm bớt đầu cơ quá mức. Khi dòng vốn ngân hàng đảm bảo tập trung vốn cho sản xuất sẽ có sự chuyển dịch vốn theo ngành, lĩnh vực, địa bàn, kỳ hạn và khách hàng cho vay; hạn chế cho vay các nhu cầu phi sản xuất. Đặc biệt khi dòng vốn được định hướng đúng đắn, tình trạng bong bóng (chứng khoán, nhà đất,... vàng) sẽ giảm và qua đó sẽ không gây áp lực lên khu vực ngân hàng, lãi suất sẽ ổn định. Chính phủ cần giảm bớt (hoặc kiểm soát chặt) tình trạng đầu cơ thái quá trong nền kinh tế (như sử dụng các công cụ đòn bẩy tài chính quá mức trên TTCK, tiền tệ; các loại kinh doanh quá mạo hiểm không cần thiết cho khu vực sản xuất vật chất,...).

Khi Chính phủ kiên quyết giảm thiểu tình trạng đầu cơ quá mức thì chắc chắn tình trạng dễ tổn thương của nền kinh tế nói chung và khu vực tài chính ngân hàng nói riêng sẽ giảm. Khi đó thị trường tiền tệ và ngoại hối (mà cụ thể là lãi suất và tỷ giá) sẽ ổn định.

Tiếp tục nâng cao quản trị rủi ro tại các NHTM so với vốn ngày càng tăng. Theo định hướng của NHNN, đến năm 2010, các NHTMCP VN phải đạt 3.000 tỷ VND. Cùng với mở rộng mạng lưới hoạt động, đưa thêm công cụ mới vào hoạt động trong thời gian qua, các NHTM đang lớn lên nhưng vấn đề quản lý lại chưa theo kịp (nhất là quản lý tài sản nợ, tài sản có và trong đó có quản lý rủi ro lãi suất). Trên phương diện quản lý (cả vĩ mô và vi mô), định hướng cho năm 2010, các NHTM này cần chứng tỏ rằng NHTM vốn càng lớn, quy mô càng lớn thì vấn đề quản trị, quản lý cũng được nâng cao và mạnh tương ứng. Khi các vấn đề về quản lý ở các NHTM (khu vực vi mô) này tốt, chắc chắn chính sách tiền tệ của NHNN (vĩ mô) sẽ hiệu quả hơn nhiều.

Cải cách luật phù hợp với tình hình mới về tiền tệ và ngân hàng. Các luật ngân hàng (Luật NHNN, Luật các TCTD) rõ ràng cũng đang cần được cải cách phù hợp với tình hình mới khi thị trường tài chính VN đã phát triển, hội nhập sâu rộng hơn cuối những năm 1990 rất nhiều. Trong đó, có vấn đề đáng quan tâm như: có hay không có “lãi suất cơ bản”; NHTM được kinh doanh/ cho vay chứng khoán, kinh doanh /cho vay bất động sản hay vàng... đang được xã hội mong đợi một định hướng rõ ràng. Khi định hướng luật rõ rằng, dễ dự đoán, thị trường tiền tệ sẽ ổn định.

III. KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường ngày nay thì không thể phủ nhận vai trò của tiền tệ trong trao đổi hàng hóa và chính sách của tiền tệ của nhà nước trong việc điều tiết và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Đối với tiền tệ nó làm đơn giản đi qua trình trao đổi hàng hóa. Người ta có thể sữ dụng tiền để định giá cho tất cả các loại hàng hóa khác nhau. Tiền tệ là phương tiện không thể thiếu để mở rộng và phát triển nền kinh tế hàng hóa. tiền tệ là phương tiện để thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế. Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển chuyển sang nền kinh tế thị trường thì tiền tệ không những là phương tiện thực hiện các quan hệ kinh tế xã hội trong phạm vi quốc gia mà còn là phương tiện quan trọng để thực hiện và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.Cùng với ngoại thương, các quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế, tiền tệ phát huy vai trò của mình để trở thành phương tiện cho việc thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế, nhất là đối với các mối quan hệ nhiều mặt giữa các quốc gia trên thế giới hình thành và phát triển làm cho xu thế hội nhập trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, tài chính, tiền tệ ngân hàng, hợp tác khoa học kỹ thuật giữa các nước. Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển cao thì hầu hết các mối quan hệ kinh tế-xã hội đều được tiền tệ hóa, mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan…đều không thể thoát ly khỏi các quan hệ tiền tệ. Trong điều kiênh tiền tệ trở thành công cụ có quyền lực vạn năng và giải tỏa mối ràng buộc phát sinh trong nền kinh tế xã hội không những trong phạm vi quốc gia mà còn phạm vi quốc tế. Chính vì vậy mà tiền tệ có thể thỏa mãn mọi mục đích và quyền lợi cho những ai đang nắm giữ tiền tệ. Chừng nào còn tồn tại nền kinh tế hàng hóa và tiền tệ thì thế lực của đồng tiền vẫn còn phát huy sức mạnh của nó.

Đối với chính sách tiền tệ là công cụ để nhà nước điều tiết và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nó còn gớp phần thực hiện các mục tiêu của kinh tế vĩ mô là : Tốc độ tăng trưởng kinh tế, kiểm soát giá cả, tạo công ăn việc làm mới cho xã hội, tăng xuất khẩu ròng.

Bốn mục tiêu nêu trên được sử dụng khá phổ biến ở các nước như là những mục tiêu cơ bản của kinh tế vĩ mô. Những mục tiêu này cũng chính là những sản phẩm đầu ra của quan hệ tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. Vai trò của nhà nước thông qua các chính sách và giải pháp kinh tế để tác động đến tổng cung và tổng cầu nhằm tạo được “đầu ra” theo ý muốn, với nguyên tắc: nhà nước không tác động trực tiếp vào chủ thể tạo cung hay tạo cầu, mà tác động vào thị trường (sự vận động của tổng cung và tổng cầu được xem như “hộp đen”) và chính thị trường sẽ tác động đến các chủ thể của nền kinh tế (người sản xuất, người tiêu dùng).

Trong đó nhóm các chính sách tiền tệ được ngân hàng trung ương sử dụng để điều tiết thị trường tài chính, mà trọng tâm là thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát ổn định giá cả. Thông thường chính sách tiền tệ có ảnh hưởng mạnh nhất đến điều chỉnh tổng cầu của nền kinh tế thông qua các công cụ như: lãi suất, hối đoái,dự trữ bắt buộc, tái chiết khấu, điều chỉnh cung tiền, các nghiệp vụ của thị trường mở…

Ngoài ra chính sách tiền tệ còn gớp phần kiềm chế lạm phát bằng các công cụ của mình. Thắt chặt khối cung tiền tệ: khi khối cung tiền tệ trong lưa thông tăng lên sẽ làm tăng tổng cầu và giá cả hàng hóa tăng lên. Trong trường hợp nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát, NHTƯ sẽ thực hiện chính sách thắt chặt khối cung tiền tệ bằng các công cụ cụa mình như: tăng lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu, tăng tỉ lệ dự trữ pháp định, không phát hành thêm tiền vào lưa thông.

Chính sách tiền tệ còn kết hợp với chính sách tài khóa để đảm bảo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và kiềm chế lạm phát ở mức độ vừa phải.

MỤC LỤC

Phát hành tiền tệ...20 Ngân hàng của các tổ chức tín dụng...20 Ngân hàng của Chính phủ...21

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chuyên đề về tiền tệ và chính sách tiền tệ (Trang 30 - 36)