Chính sách tài khóa với thuế và chi tiêu của Chính phủ tác động trực tiếp đến yếu tố G hoặc gián tiếp đến tiêu dùng C , đầu tư I, xét cho cùng là tác động trực tiếp đến tổng cầu. Chính sách tiền tệ với các quyết định về mứa cung tiền tác động trực tiếp đến thị trường tiền, qua đó tác động trở lại đến tổng cầu (C,G,X). Cả hai chính sách điều tác động đến quy mô của tổng cầu nhưng mổi chính sách lại gây ra sự thay đổi khác nhau về các thành phần của tổng cầu. Có thể nói việc việc vận dụng tốt cả hai chính sách có khả năng quản lý (kiểm soát) được tổng cầu để ổn định được thu nhập (sản lượng) ở mức dự kiến (sát với sản lượng tiềm năng). Như vậy, trên giác độ kinh tế vĩ mô cần có một mục tiêu chung cho cả hai chính sách, có những cơ quan có khả năng phối hợp điều hành. Sự thiếu phối hợp có thể triệt tiệu tác động của các chính sách và dẩn đến những mất cân đối vĩ mô nghiêm trọng.
Về mặt lý thuyết, có thể xây thành các cặp chính sách có cùng mục tiêu.
Khi cho rằng tổng cầu ở mức quá thấp có thể dùng chính sách mở rộng tài chính và nới lỏng tiền tệ, đường IS và LM sẽ dịch chuyển xa sang bên phải, tổng cầu và sản lượng sẽ tăng mạnh.
Nếu tổng cầu ở mức quá` cao, có thể dùng chính sách tài chính chặt và tiền tệ chặt để giảm mạnh tổng cầu.
Khi tổng cầu ở mức vừa phải, sản lượng tương đối ổn định ở mức dự kiến, có thể sữ dụng phối hợp tài chính chặt chẽ - tềin tệ nới lỏng hoặc tài chính mở rộng - tiền tệ chặt chẽ để làm biến đổi thành phần của tổng cầu.