Kế thừa, phát triển sáng tạo những điểm tích cực trong tinh hoa văn hóa nhân loại làm phong phú thêm vốn văn hóa của mình mà vẫn giữ được tinh thần thuần túy Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) đề tài cơ sở lý luận hình thành tư tưởng hồ chí minh 1 (Trang 21 - 24)

CHƯƠNG III. CÁCH THỨC HỒ CHÍ MINH TIẾP THU VĂN HÓA CỦA NHÂN LOẠI

3.2. Kế thừa, phát triển sáng tạo những điểm tích cực trong tinh hoa văn hóa nhân loại làm phong phú thêm vốn văn hóa của mình mà vẫn giữ được tinh thần thuần túy Việt Nam

Tư tưởng Hồ Chí Minh có cội nguồn từ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Khi tôn vinh Người là danh nhân văn hóa kiệt xuất và Anh hùng giải phóng dân tộc, tổ chức UNESCO đã ghi nhận: Nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh là kết tinh của truyền thống văn hóa ngàn năm của dân tộc Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau…

3.2.1. Giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc

Hồ Chí Minh đã làm phong phú nội dung của chủ nghĩa yêu nước. Yêu nước đối với Người là gắn liền với yêu nhân dân. Người có một ham muốn tột bậc là làm sao nước ta được độc lập, dân ta có cơm ăn, áo mặc và được học hành. Người đã nêu ra chuẩn mực

“trung với nước, hiếu với dân” và phát triển những nội dung mới của chủ nghĩa yêu nước.

Trên cơ sở tư tưởng của giai cấp công nhân, Người đã nêu ra nội dung mới: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì chỉ có chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mới ngày một ấm no thêm, Tổ quốc ngày một giàu mạnh thêm.

Văn hóa dân tộc Việt Nam chứa đựng giá trị lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và được nhìn nhận qua hai lớp quan hệ. Về nội dung, đó là lòng yêu nước, thương nòi, tinh thần độc lập, tự cường, tự tôn dân tộc...Về hình thức, đó là cốt cách văn hóa dân tộc được biểu hiện ở phong tục, tập quán, ngôn ngữ, lễ hội, cách cảm và nghĩ.. Nó phản ánh những nét độc đáo, đặc tính dân tộc.

Dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước, tạo nên một nền văn hóa riêng, với những giá trị truyền thống tốt đẹp và cao quý.

Ngay từ buổi đầu lập nước, người Việt Nam đã tự ý thức về cộng đồng dân tộc, tinh thần độc lập, tự chủ, ý thức tự hào, tự tôn của dân tộc. Hồ Chí Minh rất quan tâm đến lịch sử dân tộc và tự hào với truyền thống văn hóa dân tộc. Để giáo dục lòng yêu nước, kêu gọi đoàn kết cứu nước và khẳng định ở triều đại nào cũng có người anh hùng mưu trí, sáng tạo trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm để giải phóng dân tộc và bảo vệ đất nước, Người viết bài “Lịch sử nước ta” (tháng 2 năm 1942), trong đó có đoạn:

“Dân ta phải biết sử ta,

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.

Kể năm hơn bốn ngàn năm, Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hòa”

Trong các giá trị truyền thống Việt Nam, tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái là những nét hết sức đặc sắc. Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát huy sức mạnh bốn chữ “đồng” (đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh). Người thường nhấn mạnh, nhân dân ta đã từ lâu sống với nhau có tình có nghĩa. Tình nghĩa ấy được Người nâng lên cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà. Tư tưởng đại nhân, đại nghĩa ở Hồ Chí Minh là phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của con người, là cứu nước, độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, tạo mọi điều kiện cho con người phát triển. Trong văn hóa đạo đức Việt Nam, chữ “Nghĩa” có ý nghĩa là lẽ phải, ngay thẳng. Nguyễn Trãi đã từng nói: Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên “công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu”, Hồ Chí Minh lấy chữ nghĩa để phân rõ bạn thù. Ai làm điều gì có lợi cho nhân dân, cho Tổ quốc đều là bạn. Bất kỳ ai làm điều gì có hại cho nhân dân và Tổ quốc đều là kẻ thù.

3.2.2. Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa trong phong tục, tập quán và các lễ hội truyền thống của dân tộc

Việt Nam là một nước thống nhất gồm nhiều dân tộc anh em, các dân tộc gắn bó với nhau trên một lãnh thổ và cùng nhau giữ nước, cùng nhau chống giặc ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc của mình. Giữ gìn và phát huy bản sắc của mỗi dân tộc sẽ phát huy được sức mạnh

của cả dân tộc, đồng thời những nét văn hóa riêng của mỗi dân tộc anh em gồm tín ngưỡng, phong tục tập quán, lễ hội... bổ sung cho nhau và làm phong phú cho nền văn hóa dân tộc Việt Nam.

Đối với tín ngưỡng truyền thống của dân tộc, Người không bao giờ phản đối, bài xích các tôn giáo mà luôn luôn tỏ thái độ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng. Người không hề có sự phân biệt đối xử giữa tôn giáo này và tôn giáo khác, giữa người có đạo và người không có đạo. Hồ Chí Minh chỉ rõ đã là người Việt Nam dù là lương hay giáo đều có chung cội nguồn sâu xa cùng nòi giống “con Rồng cháu Lạc”, cùng chung vận mệnh dân tộc và gắn bó với nhau bởi truyền thống đoàn kết.

Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc giữ gìn, tôn trọng phong tục, tập quán, tín ngưỡng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Người coi đó là “những vốn cũ quý báu của dân tộc”

cần được giữ gìn, bảo vệ và phát huy. Chính vì thế mà cần phải: “Ra sức giúp đỡ đồng bào phát triển những việc có lợi ích cho đời sống vật chất và văn hóa của các dân tộc”. Tuy nhiên, Người cho rằng cần phải loại bỏ những hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan như: lấy chồng hoặc lấy vợ quá sớm, cúng bái, ma chay theo các hủ tục lạc hậu...

3.2.3. Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật của dân tộc

Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến giữ gìn và phát huy di sản văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc như thơ ca cổ điển, dân ca, âm nhạc, những câu hò, lời ca, điệu ví quen thuộc, vốn rất đặc trưng tiêu biểu cho văn nghệ dân tộc. Người trân trọng, yêu thích những câu hò xứ Nghệ, xứ Huế và các làn điệu dân ca Việt Nam. Vốn cổ truyền quí báu của dân tộc dù ở miền nào, địa phương nào đều được Người trân trọng và cảm thụ với niềm xúc động sâu sắc. Người tìm thấy ở di sản văn hóa tinh thần một ngọn nguồn, một nền tảng để xây dựng nền văn hóa mới của dân tộc. Người căn dặn các nghệ sĩ phải giữ gìn và phát huy những cái hay cái đẹp, phải biết quý trọng vốn nghệ thuật dân tộc. Để kế thừa và phát triển vốn dân ca thì phải sáng tác, miêu tả con người, cuộc sống, chiến đấu của nhân dân, phát huy được sức mạnh dân tộc và thống nhất đất nước.

Đối với nghệ thuật tuồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ khen mà còn chỉ dẫn những người làm nghệ thuật tuồng không được giậm chân tại chỗ, phải biết cải biên, sáng

tạo, cách tân, cách nói và truyền tải được nội dung mới bổ sung được cho nhau để các thế hệ sau tiếp nối. Người căn dặn ngắn gọn và sâu sắc, không chỉ dành riêng cho nghệ thuật tuồng mà còn cả các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống nói chung, mỗi nghệ thuật đều có cái hay và độc đáo riêng. Đến nay nghệ thuật tuồng, chèo đã có nhiều cố gắng thay đổi về hình thức, nội dung phong phú đã xây dựng được nhiều đề tài lịch sử và giữ được bản sắc của dân tộc.

Người cũng rất quan tâm đến các tác phẩm văn học dân gian Việt Nam, trước hết biểu hiện ở thái độ trân trọng, khẳng định được vai trò và sức sáng tạo, giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc trong lịch sử, truyền thuyết dân gian, ca dao, tục ngữ. Người chỉ ra những sáng tác văn học có tác phẩm hay là phải diễn đạt cho mọi người hiểu và suy ngẫm về tác phẩm đó chứ không phải cứ viết tác phẩm văn học dài là mới hay. Người đánh giá cao các sáng tác của nhân dân, coi những sáng tác của nhân dân là những hòn ngọc quý. Ngoài ra, Người phê phán một số tác phẩm không đi sâu vào đời sống thực tiễn như cách viết thường ba hoa, dây cà, dây muống. Người yêu cầu các tác phẩm văn học phải bám sát đời sống con người, những lời ca tụng chân thật để làm gương và giáo dục cho con cháu ta đời sau.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, là những chỉ dẫn quý báu của Đảng và nhân dân trong việc nhận thức và giải quyết những vấn đề đặt ra trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc có ý nghĩa quan trọng, bảo đảm sự bền vững và bảo vệ vững chắc của Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) đề tài cơ sở lý luận hình thành tư tưởng hồ chí minh 1 (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)