CHƯƠNG III. CÁCH THỨC HỒ CHÍ MINH TIẾP THU VĂN HÓA CỦA NHÂN LOẠI
3.3. Tiếp thu trên cơ sở phê phán và đấu tranh loại bỏ những tư tưởng tiêu cực
Hồ Chí Minh chú trọng chắt lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. Theo Người, tinh thần học tập, tiếp thu, kế thừa văn hóa nước ngoài là điều đương nhiên, nhưng vấn đề là tiếp thu học tập cái gì và như thế nào. Hồ Chí Minh luôn luôn luôn biết tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại trên cơ sở phê phán và đấu tranh loại loại bỏ những tư tưởng tiêu cực.
Ở Nho giáo, Hồ Chí Minh thấy được bên cạnh những ưu điểm thì có những mặt hạn chế như yếu tố duy tâm, lạc hậu, phản động: tư tưởng đẳng cấp, coi thường phụ nữ ...Và để thể hiện sự phê phán của mình đối với vấn đề coi thường phụ nữ, Hồ Chí Minh là Trưởng
Ban soạn thảo Hiến pháp năm 1946 ghi rõ ở Điều 66: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa”. Cụ thể hơn về quyền lợi, Điều 9 ghi:
“Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”. Phát biểu tại phiên họp bế mạc Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa I, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã độc lập… phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn ông để được hưởng chung mọi quyền tự do của một công dân”. Không những vậy, Người có những luận điểm thể hiện tầm nhìn chiến lược khi đặt vấn đề giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ trong tương quan phát triển của xã hội mới, của chủ nghĩa xã hội: “Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa”.
Thêm nữa, Người lên án gay gắt những kẻ “giả danh Chúa” để thực hiện những “hành vi ác quỷ”: dẫn đường cho đội quân viễn chinh; cướp của cải, đánh đập, bắt giết người (đặc biệt là trẻ em); chiếm ruộng đất canh tác, v.v…Người coi những hành động đó là sự đi ngược lại và phản bội lòng nhân ái cao cả của Chúa, làm hoen ố tư tưởng lớn của Ngài là muốn mưu cầu phúc lợi cho xã hội. Người viết: “Nếu Chúa bất hạnh đã chịu đóng đanh trên cây thánh giá trở về cõi thế này, thì chắc Ngài sẽ vô cùng ngao ngán khi thấy “các môn đồ trung thành” của mình thực hiện đức khổ hạnh như thế nào”.
Không dừng lại ở đó, Người còn lên án những giáo sĩ đại diện cho chủ nghĩa tư bản phương Tây, những kẻ nhân danh Chúa để quan hệ mật thiết với thế lực thực dân, tham gia vào guồng máy của chủ nghĩa thực dân, xâm nhập về kinh tế và quân sự, áp đặt nền văn hóa thực dân, làm xuất hiện nguy cơ bá quyền văn hóa, v.v…
3.4. Hồ Chí Minh đã lựa chọn, tích hợp những yếu tố tiến bộ, hợp lí và cải tiến nó phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc và nhu cầu đất nước tạo ra cách làm riêng không lẫn với bất kỳ nhà tư tưởng nào của dân tộc và nhân loại
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, nói giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc không đồng nghĩa với dân tộc hẹp hòi, đóng cửa, khép kín và cũng hoàn toàn xa lạ với kiểu bắt chước, học đòi, lại càng để đánh mất đi cái độc đáo, cái đặc trưng của dân tộc mình. Phải biết kế thừa, phát huy có chọn lọc những truyền thống văn hoá tốt đẹp phù hợp với điều kiện
lịch sử mới, kiên quyết phê phán và loại bỏ những tập tục lạc hậu, cổ hủ, đủ bản lĩnh để mở rộng giao lưu với thế giới, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tốt đẹp, tiến bộ của văn hoá nhân loại, tỉnh táo chống lại sự xâm nhập của mọi thứ văn hoá độc hại... “Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt, ta học lấy để tạo ra một nền văn hoá Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hoá xưa và văn hoá nay, trau dồi cho văn hoá Việt Nam thật có tinh thần thuần túy Việt Nam”.
Nếu Hồ Chí Minh chỉ là hiện thân của những giá trị văn hoá truyền thống như chủ nghĩa yêu nước, tinh thần khoan dung, ý chí tự lực tự cường, ý thức đoàn kết dân tộc thì tư tưởng Hồ Chí Minh cũng không vượt qua chủ nghĩa dân tộc chật hẹp của nhiều nhà tư tưởng trong nền văn hoá truyền thống Việt Nam. Cũng thế, nếu Hồ Chí Minh chỉ tiếp thu sự tu dưỡng trong học thuyết đạo đức của Khổng Tử, lòng nhân ái của Giêsu, phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác và chính sách Tam dân của Tôn Dật Tiên thì tư tưởng của Người cũng không vượt qua được những hạn chế của thời đại phản ánh trong hệ tư tưởng của những nhà tiền bối. Chính nhờ đã cởi bỏ được chiếc dây buộc học thuyết của các vị tiền bối trong khuôn khổ tính thời đại của họ mà tư tưởng Hồ Chí Minh đã mang giá trị của thời đại mới, vượt hẳn những tư tưởng của thời đại đã qua. Hồ Chí Minh đã tiếp biến nhiều tư tưởng của các vị tiền bối và các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc ta trong thời đại cách mạng khoa học - kỹ thuật và những phong trào cách mạng lớn đang dâng lên cuồn cuộn ở thế kỷ XX.
Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh đã vượt qua tư tưởng tu thân của Khổng Tử. Chủ nghĩa nhân văn hành động của Hồ Chí Minh đã vượt xa lòng thương người của tôn giáo Giêsu. Sự vận dụng sáng tạo phép biện chứng của chủ nghĩa Mác vào việc giải quyết những vấn đề dân tộc ở Việt Nam đã làm phong phú phép biện chứng duy vật và mang một sức mạnh mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Quan điểm về tính nhân dân với lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh khác rất xa với chủ nghĩa Tam dân Tôn Trung Sơn. Phong cách tư duy của Hồ Chí Minh là phong cách tư duy tổng hợp, khái quát, độc lập, tự chủ, sáng tạo gắn với thực tiễn đang vận động. Như vậy, Hồ Chí Minh đã lựa chọn, tích hợp những yếu tố tiến bộ, hợp lí và cải tiến nó phù hợp với truyền thống văn
hóa dân tộc và nhu cầu đất nước tạo ra cách làm riêng không lẫn với bất kỳ nhà tư tưởng nào của dân tộc và nhân loại.
Sự tài tình trong việc vận dụng văn hóa nhân loại không lẫn với nhà tư tưởng nào thể hiện ở chỗ Hồ Chí Minh không những biết kế thừa chọn lọc các tác phẩm văn hoá cổ đại mà Người còn vận dụng nó một cách tài tình vào trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Nói đến văn hoá dân tộc và để văn hoá dân tộc có điều kiện phát triển, Hồ Chí Minh cho rằng:
“Văn hoá Việt Nam ảnh hưởng lẫn nhau của văn hoá Đông phương và Tây phương chung đúc lại (...). Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt ta phải học lấy để phải tạo ra một nền văn hoá Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hoá xưa và văn hoá nay, trau dồi cho văn hoá Việt Nam thật có tinh thần thuần túy Việt Nam để hợp với tinh thần dân chủ”. Người nhắc đến việc “vua Thuấn cải trang làm dân đi cày dò la khắp xứ….đích thân tai nghe mắt thấy dân có bằng lòng mình không” để phê phán Khải Định đi sang Pháp nhưng không phải vì dân vì nước. Người viết lại câu chuyện Tây Thi và Đông Thi để vạch mặt bọn phản động trong và ngoài nước tìm mọi cách chống phá, chia rẽ và âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng ở nước ta: “Trong lịch sử Trung Quốc có cô Tây Thi rất đẹp và cô Đông Thi rất xấu. Tục ngữ nói: “Xấu hay làm tốt”. Thấy Tây Thi làm gì thì Đông Thi cũng bắt chước. Thấy Tây Thi nhăn mũi, “càng nghiêng nước, nghiêng thành ”, Đông Thi cũng bắt chước nhăn mũi, thì trời ơi không có con cú nào xấu đến thế. Thấy ta thực hành dân chủ, thì bọn Việt gian bù nhìn cũng muốn bắt chước. Mục đích của chúng là để lừa bịp đồng bào ta… nhưng chúng càng giả mặt dân chủ thì càng rõ mặt thật Việt gian”.
Những lời Người dạy cán bộ, đảng viên, nhất là thanh niên thường được rút ra từ Đạo Khổng như câu “Muốn cách mạng thành công phải lấy dân làm gốc” có nguồn gốc từ câu
“Dĩ dân vi bản” của Khổng tử; câu thơ: “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp bể, quyết chí ắt làm nên” có nguồn gốc từ câu “Thiên hạ vô nan sự, hậu chí sự cách thành” hoặc câu “Bốn phương vô sản đều là anh em” có nguồn gốc từ câu “Tứ hải giai huynh đệ” của Khổng tử.
Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến giáo dục và đào tạo nhân tài cho đất nước. Vì theo Người đây là việc có tính chiến lược và lâu dài, Người nói: “Vì lợi ích mười năm trồng
cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” câu này có nguồn gốc từ câu “Thập thiên thụ mộc, bách thiên thụ nhân” của tác giả Quản Di Ngô thời chiến quốc.
Người không chỉ tinh thông văn hoá Trung Quốc cổ đại mà Người còn tinh thông cả văn hoá cổ ở các nước khác. Người đã từng nhắc đến một câu trong vở kịch “Hội nghị Phụ nữ” của Aritôphan - nhà hài kịch Hy Lạp cổ: “Mọi người đều nên bình đẳng, đều nên cùng nhau hưởng giàu có và sung sướng, không nên để người này thì giàu có, người kia thì nghèo nàn”. Hồ Chí Minh cũng đã công kích, châm chọc mỉa mai thực dân Pháp khi chúng đưa Varen lên làm toàn quyền xứ Đông Dương. Người viết: “trong một ánh chớp vui sướng, hệt như Acimét, vừa ra khỏi nhà tắm, Panhlơvi tự nhủ: ta sẽ cử đến đây một đảng viên xã hội”
KẾT LUẬN
Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã không ngừng tiếp thu tri thức, tinh hoa văn hóa nhân loại, hình thành nên hệ tư tưởng của mình. Lấy lòng yêu nước làm điểm xuất phát - Nguyễn Ái Quốc đã đi khắp năm châu, bốn bể, tìm kiếm con đường giải phóng, độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc.
Thực tiễn đã chứng minh Hồ Chí Minh trở thành vị lãnh tụ vĩ đại làm nên thành công cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, là người đặt nền móng tư tưởng để Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, phát triển đất nước. Trong số những thành công đó, không thể phủ nhận vai trò của những giá trị đa văn hóa mà con người tích lũy được trong quá trình học tập suốt đời của anh đến từ mọi nơi trên thế giới, không phân biệt màu da, sắc tộc, giàu nghèo.
Nhờ những giá trị tinh hoa văn hoá nhân loại mà Người đã tiếp thu và học hỏi, Tư tưởng Hồ Chí Minh không những có tác động tích cực đối với tiến trình lịch sử mà còn soi sáng con đường phát triển của dân tộc Việt Nam và cả thế giới:
Đã đưa cách mạng dân tộc giải phóng dân tộc Việt Nam đến thắng lợi và bắt đầu xây dựng một xã hội mới trên đất nước ta.
Là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam.
Là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của dân tộc Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh khát vọng thời đại.
Tìm ra con đường đấu tranh tự giải phóng cho các dân tộc thuộc địa.
Cổ vũ các dân tộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả giải phóng con người.
Càng hiểu rõ tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta càng cảm phục và kính trọng vị chủ tịch nước vĩ đại này và cả thế giới. Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, phải lấy Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam, nền tảng cho công cuộc xây dựng đảng và xây dựng đất nước. Đối với mỗi người dân, Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về tư tưởng, đạo đức mà chúng ta cần học hỏi, trân trọng và cũng nên tự hào khi nhắc về Người với bạn bè quốc tế. Tóm lại, Hồ Chí Minh tiếp thu các tinh hoa văn hóa nhân loại một cách có chọn lọc rồi vận dụng tinh hoa đó một cách sát hợp vào những điều kiện cụ thể của đất nước, của dân tộc vì mục đích không chỉ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc mình mà còn góp phần tích cực nhất vào sự nghiệp của các dân tộc khác trên thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
http://vci.vnu.edu.vn/upload/15022/pdf/576364317f8b9a8e938b4568.pdf
https://vusta.vn/tu-ba-chu-nghia-cua-ton-trung-son-den-ba-tieu-ngu-cua-ho-chi-minh- p78452.html
https://xuanay.vn/tu-ba-chu-nghia-cua-ton-trung-son-den-ba-tieu-ngu-cua-ho-chi-minh/
https://ehef-hanoi.org/theo-ho-chi-minh-uu-diem-lon-nhat-cua-chu-nghia-tam-dan-cua-ton- trung-son-la-gi/
http://truongchinhtri.caobang.gov.vn/index.php/news/Nghien-cuu-khoa-hoc/Suy-nghi-ve-su- anh-huong-chu-nghia-Tam-Dan-cua-Ton-Trung-Son-doi-voi-Ho-Chi-Minh-836/
http://truongchinhtri.caobang.gov.vn/index.php/news/Nghien-cuu-khoa-hoc/Suy-nghi-ve-su- anh-huong-chu-nghia-Tam-Dan-cua-Ton-Trung-Son-doi-voi-Ho-Chi-Minh-836/
https://luatminhkhue.vn/uu-diem-lon-nhat-cua-chu-nghia-mac-la-gi.aspx
https://bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/4413-cach-thuc-tiep-thu-tu-tuong-nhan-loai-o-ho- chi-minh.html
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-tai-chinh-marketing/tu-tuong-ho-chi- minh/tthcm-cau-1-ho-chi-minh-tung-quan-niem-hoc-thuyet-khong-tu-co-uu-diem-la-su- tu/31576594
https://cauvongtinhyeu.vn/theo-ho-chi-minh-uu-diem-lon-nhat-cua-ton-giao-giesu-la- gi/#ftoc-heading-3
https://toploigiai.vn/uu-diem-lon-nhat-cua-thuyet-khong-tu
https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/315280/CVv320S01202101 8.pdf
ĐỀ TÀI 2 - ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Đề 2: Trong Bài nói chuyện tại Trường chính trị trung cấp quân đội (25-10-1951), Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngẩng lên trời”. Hãy chứng minh Hồ Chí Minh đã thực hiện cuộc cách mạng trên lĩnh vực đạo đức ở Việt Nam?
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I. LÝ THUYẾT 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh
1.1 Khái niệm
1.2 Cơ sở hình thành và phát triển
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và tính cấp thiết của đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
CHƯƠNG II. CUỘC CÁCH MẠNG CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRÊN LĨNH VỰC ĐẠO ĐỨC
1. Đạo đức
1.1 Đạo đức trong chế độ cũ
Những khái niệm như trung, hiếu, nhân, nghĩa, cần, kiệm, liêm, chính ... đã có trong Nho giáo từ mấy trăm năm trước Công nguyên; dân chủ, tự do. công bằng, bác ái đã xuất hiện từ thời cổ đại Hy Lạp - La Mã. Nhưng trong hai thiên niên kỷ vừa qua, các giai cấp, các dân tộc đã hiểu những khái niệm đó rất khác nhau, thậm chí có những điểm trái ngược nhau.
Chế độ phong kiến dựa trên cơ sở sở hữu ruộng đất lớn. Ở đây, tồn tại nhiều kiểu đạo đức, có cả đạo đức của chính giai cấp phong kiến lại có đạo đức của giai cấp nông dân và nhân dân lao động. Đạo đức thống trị trong xã hội phong kiến trước hết là đạo đức học của giai cấp phong kiến.
1.2 Đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh 1.2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là chỗ dựa giúp cho con người vững vàng trong mọi thử thách. “Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước…, khi gặp thuận lợi và thành công vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn”.
1.2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng