Thực trạng về phát huy nhân tố chủ quan trong hoạt động tự học của sinh viên hiện nay

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) đề tài cơ sở lý luận của bài học phát huy tính năng động,sáng tạo chủ quan (Trang 23 - 27)

Học tập là một quá trình dài xuyên suốt một đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Việc học chưa bao giờ dừng lại, đặc biệt trong xã hội mà con người dùng kiến thức, năng lực để củng cố địa vị của mình.

Do đó, các trường đại học ngày một chú trọng vào năng lực sinh viên để đào tạo ra một nguồn nhân lực không chỉ thông thạo lý thuyết căn bản mà còn phải biết áp dụng, ứng dụng những kiến thức đó vào thực tiễn đời sống. Để đáp ứng yêu cầu đó, các trường đại học đã phát động đổi mới phương pháp học tập. Tuy các đội ngũ giảng viên đã tiến hành ứng dụng nhưng chuyển biến về chất lượng

trong giờ dạy chưa thật sự có kết quả cao. Bởi sinh viên quen với việc thụ động trong việc tiếp nhận, áp đặt, hay trì trệ và ỷ lại. Trong bài giảng của thầy giáo, cô giáo đều có phần định hướng tự học cho sinh viên nhưng nhiều khi sinh viên chỉ đọc qua loa, hay thậm chí bỏ luôn phần đấy vì nghĩ rằng trong đề thi sẽ không có. Như vậy, việc tự học của sinh viên vẫn được đặt ra như một nhu cầu bức thiết.

Nhìn chung, tự học là một thuật ngữ được giải thích và hiểu theo nhiều cách khác nhau. Nhưng có thể hiểu tóm gọn rằng, tự học ở đây là một quá trình tự giác tích cực, gắn liền với ý thức, thái độ, tình cảm, ý chí,.. của người học nhằm biến những kiến thức và kỹ năng tích lũy được từ kho báu tri thức nhân loại thành tài sản của riêng mình; bên cạnh đó, người học chủ động đào sâu kiến thức và mài giũa các kỹ năng có được để có thể liên hệ và áp dụng chúng vào cuộc sống thực tiễn của mỗi cá nhân người học.

Theo triết học Mác – Lênin quan niệm ý thức là một phạm trù song song với phạm trù vật chất, theo đó, ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến, sáng tạo, ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vật chất. Ý thức có 02 nguồn gốc là nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội:

Theo thành tựu của khoa học tự nhiên, các nhà duy vật biện chứng cho rằng nguồn gốc của ý thức không thể tách rời bộ óc con người và thế giới khách quan tác động lên bộ óc con người.

Để ý thức ra đời thì nguồn gốc tự nhiên là chưa đủ, điều kiện quyết định, trực tiếp cho sự ra đời là tiền đề xã hội bao gồm: lao động và ngôn ngữ. Theo Ph.

Ăng-ghen, lao động và ngôn ngữ là hai yếu tố kích thích biến đổi bộ não động vật thành bộ não người, biến tâm lý động vật thành ý thức con người.

Ý thức không chỉ là sự phản ánh tái tạo mà còn chủ yếu là sự phản ánh sáng tạo hiện thực khách quan. Quy luật nhận thức của loài người đã được V. I. Lênin nêu lên trong công thức nổi tiếng: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn…”. Như vậy, con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý bao gồm hai giai đoạn, đó là giai đoạn cảm tính và giai đoạn lý tính. Tuy nhiên, trong sự nhận thức - học tập của sinh viên không chỉ là nhận thức những điều mà nhân loại đã biết mà còn là tìm tòi khám phá ra chân lý mới mẻ giúp ích cho đời sống. Tùy thuộc vào đặc điểm nội dung học tập và điều kiện học tập thực mà sinh viên có thể thực hiện hoạt động nhận thức - học tập đi từ cụ thể đến trừu tượng hay ngược lại từ trừu tượng đến cụ thể. Việc giảng viên đưa đề tài mới mẻ về nội dung và mức độ phức tạp có thể hạ thấp mức độ phân tích và tổng hợp. Tuy nhiên, những nghiên cứu cũng cho thấy một xu thế nhất định đó là trình độ hoạt động tư duy sáng tạo ở sinh viên các lớp trên được nâng cao hơn. Trình độ phân tích và tổng hợp còn bộc lộ ra đặc tính của những khái quát hóa và trừu tượng hóa của sinh viên mà họ thường gặp trong quá trình tiếp thu kiến thức khi phải hình thành cho họ những khái niệm trong một lĩnh vực khoa học nào đó.

Tự học ở nhà chính là lần thứ hai lĩnh hội tri thức, đó là lĩnh hội bằng sự tái tạo lại của bản thân sinh viên. Bước tái tạo này giúp sinh viên nắm chắc hơn điều đã được học, hoàn thành những chỗ khó, hệ thống hoá lại bài học trên lớp, nhờ đó tránh được "học vẹt", học mà không hiểu. Trong thực tế, việc học ở nhà còn giúp sinh viên mở mang tri thức, lĩnh hội tri thức mới, rèn luyện kỹ năng

vận dụng tri thức vào cuộc sống để tự rút ra kinh nghiệm cho mình nhất là theo hình thức tín chỉ. Điều quan trọng là việc tự học còn phát triển ở sinh viên khả năng độc lập, sáng tạo trong lĩnh hội tri thức và trong hoạt động. Khi tự học, sinh viên làm quen với nhiều thuật ngữ, nhiều cách đề cập đến một vấn đề, vì vậy họ sẽ trở nên năng động hơn, tự chủ hơn trong việc tiếp thu tri thức. Qua đó có thể nói rằng tự học của sinh viên không chỉ là một nhân tố quan trọng trong lĩnh hội tri thức mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành nhân cách sinh viên.

Tuy vậy, không phải bất cứ sinh viên nào cũng ý thức được lợi ích của việc tự học, vẫn còn lối sống trì trệ, buông thả, ỷ lại và thụ động tiếp thu tri thức mới.

Để tìm hiểu thực trạng hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Thương Mại, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 112 sinh viên đang theo học tại trường bằng cách điền câu hỏi câu nghiệm trực tuyến trên Google Forms và kết quả nhận được là:

ST T

Hoạt động tự học Số lượng

(SL)

Tỷ lệ (%) 1 Tự mình giải quyết vấn đề trong học tập 80 71,42%

2 Tự đọc thêm sách và tài liệu mới 52 46,42%

3 Chủ động hoàn bài tập và phần tự học theo yêu cầu và hướng dẫn của giảng viên

76 67,85%

4 Lập thời gian biểu học tập và thực hiện đúng quy định

31 27,67%

5 Dành ra ít nhất 2 tiếng để tự học mỗi ngày 89 79,46%

6 Chủ động tiếp thu kiến thức mới dù có nhiều khó 62 55,35%

ST T

Hoạt động tự học Số lượng

(SL)

Tỷ lệ (%) 1 Tự mình giải quyết vấn đề trong học tập 80 71,42%

2 Tự đọc thêm sách và tài liệu mới 52 46,42%

3 Chủ động hoàn bài tập và phần tự học theo yêu cầu và hướng dẫn của giảng viên

76 67,85%

4 Lập thời gian biểu học tập và thực hiện đúng quy định

31 27,67%

khăn

Từ khảo sát trên có thể thấy ý thức tự học của sinh viên tương đối lớn nhưng bên cạnh đó kế hoạch học tập khoa học vẫn còn là một điểm yếu trong việc học tập của sinh viên. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, con người có thêm nhiều cách tiếp cận với nguồn tri thức mới phong phú và đa dạng hơn, không chỉ đơn giản là kiến thức trong sách vở, mà giờ đây chỉ cần một thiết bị điện tử thông minh có kết nối internet thì có cả một kho báu tri thức hé mở với đủ các loại ngôn ngữ trên khắp thế giới. Nhờ sự tiện ích và hiện đại đó, con người và đặc biệt đối là tầng lớp thanh thiếu niên giàu sáng tạo, năng động, việc tiếp thu kiến thức mọi lúc mọi nơi trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn bao giờ hết. Từ đó việc chủ động đào sâu kiến thức ở sinh viên ngày càng nhiều hơn, đáp ứng được nhu cầu khắt khe của cuộc sống cũng như công việc trong mọi lĩnh vực.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) đề tài cơ sở lý luận của bài học phát huy tính năng động,sáng tạo chủ quan (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)