Ý thức là sự phản ánh sáng tạo thế giới: Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan. Tuy nhiên, không phải cứ thế giới khách quan tác động vào bộ óc người là tự nhiên trở thành ý thức. Ngược lại, ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo về thế giới, do nhu cầu của việc con người cải biến giới tự nhiên quyết định và được thực hiện thông qua hoạt động lao động.
Do vậy, “ Ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó ” - Karl Marx
Sự phản ánh sáng tạo của ý thức biểu hiện ở sự cải biến cái vật chất di chuyển vào trong bộ não con người thành cái tinh thần, thành những hình ảnh tinh thần. Sáng tạo của ý thức là sáng tạo của phản ánh, dựa trên cơ sở của phản ánh, trong khuôn khổ và theo tính chất, quy luật của phản ánh. Áp dụng tính sáng tạo của ý thức vào việc tự học của sinh viên, hình ảnh chủ quan (kiến thức tích lũy được) của thế giới khách quan (tri thức nhân loại) sẽ được biến đổi sao cho phù hợp để não bộ có thể phản ánh toàn vẹn và sâu sắc nhất. Do đó, việc nghe giảng trên lớp thôi chưa đủ mà sinh viên cần phải dành thời gian để ôn tập và tiếp thu thêm nhiều nguồn tri thức mới để não bộ có thêm nhiều sự phản ánh phong phú và biến đổi thành tri thức của riêng từng cá nhân sinh viên.
Từ ý nghĩa của ý thức với bản chất năng động, sáng tạo, sinh viên có thể áp dụng vào việc tự học của mình một cách trực tiếp và điều chỉnh sao cho phù hợp với bản thân qua một vài gợi ý dưới đây:
Bản chất của ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc người, do đó việc tiếp cận với nguồn kiến thức mới mỗi ngày sẽ giúp sinh viên hình thành thói quen tự học một cách chủ động và kiến thức được nạp vào một cách tự nhiên nhất. Từ đó não bộ cũng được hoạt động và phát huy tối đa năng lực tiếp nhận, phản ánh của mình.
Ví dụ trong thực tế, khi Warren Buffett - một nhà đầu tư “vĩ đại” người Mỹ từng được hỏi về chìa khóa để thành công, ông chỉ vào một chồng sách gần đó và nói: “Đọc 500 trang như thế này mỗi ngày. Đó là cách tri thức hoạt động. Nó
tích tụ, giống như lãi kép. Tất cả các bạn có thể làm điều đó, nhưng tôi đảm bảo không nhiều bạn sẽ làm điều đó.” Buffett đưa thói quen này đến cùng cực - ông ta đọc từ 600 đến 1000 trang khi ông bắt đầu sự nghiệp đầu tư của mình, và vẫn dành khoảng 80% mỗi ngày để đọc.
Việc đọc trước tài liệu giúp cho quá trình tiếp nhận kiến thức của não bộ diễn ra một cách nhanh chóng và khoa học hơn. Đây cũng là một cách sinh viên có thể tự học để khi kiến thức được nạp vào, thứ được phản ánh không chỉ là một kiến thức đơn thuần đã có mà còn là sự sáng tạo, biến đổi ở mức cao hơn có được trong quá trình não phản ánh. Theo nghiên cứu khoa học, việc xem trước tài liệu trước khi học có tỉ lệ hiểu bài và ghi nhớ lên đến 90% so với việc thụ động tiếp cận tri thức là 70%. Vì vậy, hãy rèn thói quen đọc trước, hiểu trước để quá trình tích lũy kiến thức diễn ra hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Việc của não bộ là tiếp nhận và phản ánh sáng tạo hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, vậy ghi nhớ dài hạn là một mức độ cao hơn của chức năng não bộ, là một phần của ý thức chủ động tái hiện, sáng tạo. Do vậy, việc nhắc lại kiến thức đã học là một lần não bộ được tiếp thu lại lần nữa để chuyển sang quá trình ghi nhớ lâu dài, từ đó việc tự học bài cũ của sinh viên là điều cần có và cần rèn luyện.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, sự phản ánh của con người không phải là “soi gương”, “chụp ảnh” hoặc là “phản ánh tâm lý” mà là phản ánh tích cực, tự giác, sáng tạo thông qua thực tiễn. Vậy thực tiễn là yếu tố hình thành sự phát triển của ý thức, nó đòi hỏi cao hơn về tư duy và cải tiến về
khả năng tiếp nhận những tri thức lớn, mới mẻ. Trong thực tế, việc học tập của sinh viên cũng có đòi hỏi như trên, tính chủ động và sáng tạo cần được áp dụng trong quá trình lĩnh hội tri thức.
Chủ động tiếp cận tri thức mới và nâng cao cái đã có. Thực tiễn là thế giới khách quan sản sinh ra một lượng tri thức khổng lồ mà đến nay con người vẫn đang tiếp tục công cuộc khai phá. Làm bất cứ việc gì cũng cần đến học tập và rèn luyện, là một thanh niên trẻ năng động, nhạy bén với cái mới, mỗi một sinh viên đều mang trong mình sứ mệnh của nhân loại là tiếp tục thừa kế và phát huy thành tựu tri thức, năng động trong việc tìm kiếm cái mới. Từ những cái đã có sản sinh ra cái khác hoàn thiện có cấp độ cao hơn, hiện đại hơn.
Các giai đoạn phát triển của điện thoại di động có thể là lấy làm ví dụ cho sự chủ động đổi mới và sáng tạo không ngừng của nhân loại. Ngày 10 tháng 3 năm 1876 được coi là mốc son đầu tiên đánh dấu sự ra đời của điện thoại mà người cha phát minh ra nó là Alexander Graham Bell. Sau đó, ra mắt vào năm 1967,
“Carry phone” được coi là chiếc điện thoại “di động” đầu tiên, là một bước tiến gần hơn tới mẫu điện thoại di động nguyên bản. Và cái ngày quan trọng đánh dấu một sự bứt phá trong lịch sử điện thoại thế giới đã đến, ngày mùng 03 tháng 04 năm 1973, cái ngày mà tiến sĩ Martin Cooper của Motorola thực hiện cuộc gọi đầu tiên từ chiếc điện thoại di động của mình có tên là Motorola DynaTAC.
Từ đó đến nay trải qua hơn 40 năm tồn tại và phát triển, điện thoại di động ngày càng trở nên phổ biến và không thể thiếu được trong cuộc sống con người.
Chúng không ngừng được thay đổi, cải tiến trong công nghệ cũng như kiểu dáng. Các thương hiệu sản xuất di động hàng đầu trên thị trường như Nokia, Blackberry, Samsung, LG, Sony Ericsson, Motorola… Đặc biệt là vào năm 2007, hãng Apple đã “trình làng” chiếc điện thoại iPhone, sự ra đời này đánh dấu sự sáng tạo đột phá về kiểu dáng với nét đặc trưng là màn hình cảm ứng siêu nhạy giúp người sử dụng có thể thao tác dễ dàng chỉ bằng việc “lướt” nhẹ các ngón tay. iPhone đã tạo nên một cơn sốt chưa từng có và chính thức khởi đầu
cho cuộc chạy đua cạnh tranh khốc liệt trong phân khúc dòng điện thoại thông minh (smartphone) - một thiết bị điện tử không thể thiếu trong ngày nay.
Sự đổi mới và nâng cấp của các dòng điện thoại đã chứng minh được tri thức của con người là vô hạn. Chúng ta cần chủ động, nhanh nhạy với những cái mới để tân tiến hơn kiến thức và khả năng làm việc của mình. Từ đó, tự học không còn là “ôn lại kiến thức” nữa mà còn là .