CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
3.2. Các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh
3.2.1. Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu gạo 3.2.1.1. Hoàn thiện tổ chức quản lý sản xuất trong các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo
Các doanh nghiệp kinh doanh hiện nay chủ yếu dựa vào cung cầu thị trường, nên khi có hợp đồng các doanh nghiệp mới tổ chức thu mua đồng loạt làm cho cạnh tranh thu mua nguyên liệu bất thường. Do vậy để phát triển bền vững doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gạo cần có vùng nguyên liệu chất lượng cao, chủ động được chất lượng nguồn hàng, tăng giá trị hạt gạo, canh tác lúa theo hướng thâm canh cao bền vững, đảm bảo vệ sinh an toàn và thân thiện với môi trường, doanh nghiệp đảm bảo tiêu thụ hết lúa hàng hóa và gia tăng lợi nhuận cho nông dân.
Các doanh nghiệp cần đầu tư mạnh vào sản xuất, chế biến để nâng cao chất lượng gạo. Việc đầu tư vào chế biến gạo là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam để tăng được lợi ích của mình, nâng cao được uy tín và ngày càng chiếm lĩnh được thị trường mặc dù đầu tư vào chế biến đòi hỏi một lượng vốn rất lớn, nhưng sẽ đem lại hiệu quả rất cao. Một trong những vấn đề mấu chốt liên quan đến chế biến là đầu tư vào công nghệ tiên tiến.
Nâng cao trình độ công nghệ tiên tiến của sản xuất, đồng bộ hóa dây truyền sản xuất bao gồm đổi mới dây chuyền công nghệ ở tất cả các khâu: sơ chế nguyên liệu, chế biến hoàn thiện. Trong quá trình đầu tư đổi mới công nghệ cần chú ý chuyển giao công nghệ và nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại từ nước ngoài để phục vụ chế biến gạo xuất khẩu. Quá trình này cần tiến hành thận trọng, có chọn lọc, không nhập những thiết bị lạc hậu.
3.2.1.2. Đây mạnh hoạt động tiếp thị xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu
Để đạt được mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thị phần của Việt Nam trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp nên thực hiện chiến lược đa dạng hoá thị trường xuất khẩu với các biện pháp sau:
- Giữ vững thị trường quen thuộc và truyền thống như thị trường Malaysia, Singapore, Trung Đông, Nam Phi,… Để thực hiện mục tiêu này các doanh nghiệp phải tạo và giữ được uy tín của mình thông qua việc nghiêm chỉnh thực hiện các hợp đồng đã ký kết.
- Chú trọng công tác nghiên cứu thị trường và công tác khuyếch trương, quảng bá sản phẩm nhằm mở rộng thị trường xuất
32
khẩu, vươn tới những thị trường đầy triển vọng. Đây đang là điểm yếu của hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam. Để khắc phục điểm yếu này đòi hỏi các doanh nghiệp phải phát huy sức mạnh, nghiên cứu thị trường, cập nhật thông tin mới về tình hình giá cả, cung cầu trên thị trường cạnh tranh.
Tăng cường các dịch vụ hỗ trợ thị trường như thông tin, huấn luyện và nâng cao năng lực quản lý, thành lập các tổ chức thông tin thị trường, có hệ thống khai thác nguồn thông tin từ cơ sở, có phương tiện và cán bộ xử lý thông tin nhanh nhạy kịp thời. Thiết lập các chương trình nghiên cứu về thị trường, có đầu tư kinh phí thoả đáng cho nghiên cứu, chuyển giao.
3.2.1.3. Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên
Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên là một trong những đòi hỏi cấp bách. Kinh doanh trong môi trường quốc tế đầy biến động, thông tin thay đổi từng giờ, đòi hỏi cán bộ kinh doanh phải năng động, sáng tạo, thường xuyên được bồi dưỡng về trình độ để có thể dự báo được những biến động của thị trường, nắm bắt nhanh những thông tin về tình hình thế giới và đưa ra những ứng xử linh hoạt trước những biến động đó. Để làm được điều này, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo cần có những biện pháp sau:
- Thường xuyên gửi cán bộ, các nhà kinh doanh trẻ có năng lực đi học tập, nghiên cứu ở các lớp đào tạo cán bộ kinh doanh trong và ngoài nước.
- Đào tạo chuyên môn cho đội ngũ cán bộ mới vào nghề, giúp họ nâng cao được trình độ nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.
Định kỳ gửi cán bộ đào tạo lại.
- Cử cán bộ kinh doanh ra nước ngoài để nắm bắt được nhu cầu thị trường, vừa học hỏi kinh nghiệm làm ăn, vừa gây dựng được các mối quan hệ làm ăn.
3.2.2. Những khuyến nghị đối với Nhà nước 3.2.2.1. Quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu
Qua phân tích những điểm yếu trong việc sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam chúng ta thấy nổi lên rất nhiều vấn đề như diện tích đất nông nghiệp và đất canh tác bình quân đầu người của Việt Nam ngày càng giảm, gạo chất lượng chưa cao do sử dụng nhiều loại giống, thêm vào đó là khó khăn trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất,... Chính vì vậy Nhà nước
33
cần phải việc quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu nhằm đảm bảo các yêu cầu sau:
Trước hết, nhằm tránh được tình trạng sản xuất không đủ hoặc dư thừa một loại gạo nào đó so với nhu cầu. Căn cứ vào quy hoạch, Nhà nước có thể kế hoạch hoá được các hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo. Có thể nói quy hoạch vùng sản xuất gạo xuất khẩu là một trong những điều kiện quan trọng để thích ứng tốt nhất với thị trường nước ngoài về số lượng và đặc biệt là chất lượng, công cụ cạnh tranh số một nhằm nâng cao chữ tín với khách hàng quốc tế
Việc quy hoạch vùng sản xuất gạo xuất khẩu phải đảm bảo cho sản phẩm đầu ra tiêu thụ được nhanh chóng với mức giá có lợi.
Đó là điều quan trọng có tính quyết định cho việc thực thi các phương án quy hoạch đã được xây dựng. Thực tế chúng ta đã có những bài học không thành công về vùng chuyên canh đã được quy hoạch trong thời kỳ quy hoạch hoá tập trung.
Về hướng tiến hành quy hoạch vùng sản xuất gạo xuất khẩu nên đi theo một số hướng cụ thể:
- Đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Đây là vùng lúa trọng điểm của nước ta. Trong tương lai, đây vẫn là vùng sản xuất gạo xuất khẩu chủ yếu. Vùng này nên quy hoạch phát triển sản xuất các loại lúa có chất lượng tốt, khối lượng xuất khẩu 76 lớn. Tuy nhiên, dù sản xuất gạo loại nào đều phải phấn đấu về mặt chất lượng. Để nâng cao phẩm chất gạo xuất khẩu cần chú ý quy hoạch đồng bộ cơ sở hạ tầng từ sản xuất đến chế biến lúa gạo.
- Đối với vùng Đồng bằng sông Hồng: Đây là vùng lúa trọng điểm thứ hai của nước ta. Tuy nhiên, vùng này có những mặt hạn chế về số lượng gạo xuất khẩu do đất chật người đông, đất canh tác lúa không được bổ sung độ phì nhiêu tự nhiên hàng năm. Mỗi tỉnh trong hai vùng trên cần quy hoạch từng tiểu vùng, từng huyện, từng xã phục hồi lại các giống lúa truyền thống có chất lượng phục vụ xuất khẩu.
- Đối với những vùng khác: Nhìn chung những vùng này không có nhiều tiềm năng xuất khẩu gạo vì diện tích nhỏ, năng suất thấp. Đối với những vùng này cần cố gắng phấn đấu sản xuất để có thể tự túc được nhu cầu lương thực, góp phần tích cực đảm bảo bền vững yêu cầu an ninh lương thực quốc gia.
3.2.2.2. Hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích sản xuất và xuất khẩu gạo
a. Chính sách khuyến khích sản xuất lúa gạo xuất khẩu
34
- Khuyến khích nhiều thành phần kinh tế trong sản xuất và xuất khẩu gạo: Đây là một trong các chính sách có tác dụng to lớn trong việc khai thác mọi tiềm năng để phát triển kinh tế, đặc biệt là trong sản xuất lúa gạo. Trong lĩnh vực xuất khẩu gạo, cần có nhiều thành phần kinh tế tham gia nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh thích ứng linh hoạt với thị trường thế giới.
- Hoàn thiện chính sách ruộng đất: Trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo, chính sách ruộng đất thời gian qua đã trực tiếp tạo ra động lực mới ở nông thôn. Ủng hộ chính 77 sách linh động hơn về quỹ đất trồng lúa 3,8 triệu ha. Nên quy hoạch quỹ đất chặc chẽ thành hai loại. Khu vực đất trồng có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối về trồng lúa sẽ được giữ chỉ để trồng lúa. Với khu vực mà việc trồng các loại cây hàng năm khác có thể mang lại giá trị cạnh tranh với việc trồng lúa thì cho phép nông dân có thể tự quyết định loại cây trồng để canh tác
b. Chính sách thu mua lương thực
- Về thu mua tạm trữ: Nhà nước cần tiếp tục triển khai chính sách thu mua tạm trữ khi giá lúa giảm, giúp nông dân không bị ép buộc phải bán ngay sau khi thu hoạch làm nguồn tăng đột biến trên thị trường gây sụt giá, ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân.
Cần có sự hỗ trợ về lãi suất của Trung ương tạo điều kiện để các doanh nghiệp thu mua lúa của nông dân khi thu hoạch rộ, có khả năng tồn trữ để cung ứng ra thị trường khi được lợi về giá xuất khẩu.
- Về dự trữ lương thực: Nhà nước có quỹ dự trữ quốc gia để giải quyết đề phòng bất trắc lớn về lương thực (thiên tai, chiến tranh,
…). Trong hoạt động lưu thông vào các thời kỳ giáp hạt hoặc do tác động của thời tiết, yếu tố tâm lý làm xảy ra những 78 biến động giá cục bộ đòi hỏi phải có lực lượng dự trữ cơ động, kịp thời đưa ra thị trường để bình ổn cung cầu và giá cả.
c. Chính sách giá
Nhà nước cần ban hành chính sách bảo trợ giá lương thực (lúa, gạo) làm cơ sở cho việc ổn định cung cấp lương thực. Trong đó “giá sàn”, “giá trần” được tính bình quân cả nước, chỉ đạo cụ thể từng vùng trọng điểm được công bố hàng năm theo hệ thống tài chính – giá cả của Nhà nước. Khi có biến động trên giá trần và giá sàn, Nhà nước nên bình ổn giá bằng nguồn tài chính, nguồn dự trữ lương thực nhằm bảo vệ quyền lợi cho người sản xuất, tiêu dùng. Nhà nước cần duy trì Quỹ bình ổn giá (Quỹ hỗ trợ xuất khẩu) để tham gia bình ổn thị trường, bảo vệ lợi ích cho người sản xuất, nhà kinh doanh và người tiêu dùng.
d. Chính sách thuế
35
Đổi mới chính sách tài chính tín dụng theo hướng ưu đãi nhiều hơn cho nông dân và các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo. Có biện pháp tránh đánh thuế trùng lặp nhiều lần, vì như vậy sẽ làm tăng giá thành gạo từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng. - Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong kinh doanh lương thực để doanh nghiệp có điều kiện bù đắp những rủi ro thua lỗ và bảo toàn vốn
3.2.2.3. Đổi mới tổ chức quản lý và điều hành vĩ mô về xuất khẩu gạo
a. Đổi mới quản lý và điều hành vĩ mô về xuất khẩu gạo
Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia bằng lực lượng dự trữ đủ mạnh, bao gồm dự trữ quốc gia và dự trữ lưu thông, để can thiệp khi có biến động thị trường. 80 - Có chính sách tín dụng hợp lý để các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tăng cường khối lượng gạo dự trữ cho xuất khẩu.
Thành lập quỹ bảo trợ sản xuất lúa gạo hình thành từ phần nghĩa vụ đóng góp của các doanh nghiệp cho Nhà nước và các nguồn tiền của các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ.
Nới lỏng điều kiện trở thành doanh nghiệp xuất khẩu gạo (theo Nghị định 109) vì các điều kiện hiện nay không khiến cho gạo của Việt Nam có chất lượng tốt hơn hoặc giá cao hơn, mà chỉ khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo có thêm quyền lực thị trường để áp đặt các điều kiện bất lợi cho các chủ thể khác.
b. Hoàn thiện hệ thống tổ chức xuất khẩu gạo
- Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức xuất khẩu gạo, chống tranh bán ở thị trường bên ngoài, chống tranh mua ở thị trường trong nước đảm bảo khả năng thích ứng kịp thời và linh hoạt với thị trường ngoài nước
- Những hỗ trợ của Chính phủ về lĩnh vực thông tin và marketing quốc tế cần tiếp tục được đẩy mạnh. Hiệp hội Lương thực Việt Nam cần trở thành một tổ chức thật sự có ích cho các doanh nghiệp – nơi các doanh nghiệp cùng nhau thu thập, xử lý và chia sẻ thông tin về thị trường quốc tế một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, việc xây dựng những cơ chế, thể chế bảo hiểm rủi ro hàng nông sản cũng cần đến những nỗ lực cải cách của Chính phủ.
- Xây dựng một số trung tâm giao dịch ở những vùng lúa hàng hoá tập trung để người sản xuất có thể giao dịch trực tiếp được với các doanh nghiệp thu mua lương thực và xuất nhập khẩu.
- Chính phủ cần có chương trình giúp các doanh nghiệp tiếp cận với các nước, các tổ chức quốc tế thường có chương trình viện trợ lương thực để tranh thủ bán gạo, coi đây là một sách lược để mở
36
rộng thị trường xuất khẩu gạo. Tăng cường liên minh với các nước xuất khẩu gạo mà trước hết là Thái Lan, mở rộng thị trường thông qua các chương trình viện trợ gạo của cộng đồng quốc tế.
3.2.2.4. Hoàn thiện hệ thống thông tin và biện pháp thích ứng với sự thay đổi của thị trường thế giới
a. Hoàn thiện hệ thống thông tin về thị trường thế giới
Hiện nay việc tiếp cận thông tin của các tổ chức và các doanh nghiệp về thị trường gạo thế giới còn rất hạn chế, thông tin không đầy đủ. Để khắc phục điều đó cần thực hiện các giải pháp sau:
- Tổ chức một số điểm thu thập tin tức ở nước ngoài và trao đổi thông tin về diễn biến của cung cầu, giá cả và quan hệ giao dịch đáng chú ý của thị trường gạo thế giới.
- Cần thiết lập một hệ thống thông tin thường xuyên với các doanh nghiệp kinh doanh gạo trong nước nhằm nắm vững hệ thống thông tin về sản lượng sản xuất, tồn kho gạo, biến động giá cả, tình hình lưu thông tiêu thụ gạo nội địa và xuất khẩu để từ đó có chính sách lưu thông và xuất khẩu gạo một cách hợp lý.
b. Thực hiện các biện pháp thích ứng với thị trường trong xuất khẩu gạo
Thị trường tiêu thụ gạo hiện nay nhìn chung chưa ổn định về khách hàng và lượng hàng. Thực tế một số nước nhập khẩu gạo cũng là những nước sản xuất nhưng chưa tự túc được lương thực. Để đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội của sản xuất và xuất khẩu gạo cần nâng cao khả năng thích ứng với những biến động của thị trường thế giới. Để làm được như vậy cần phải:
- Kết hợp chuyên môn hoá và đa dạng hoá các doanh nghiệp xuất khẩu về loại hình, về quy mô doanh nghiệp.
- Cần có cơ chế giám sát, quản lý chặt chẽ xuất khẩu tiểu ngạch qua các nước làng giềng nhằm tăng khả năng cân đối linh hoạt cung cầu gạo trên thị trường nội địa.
- Nắm vững đặc điểm của từng loại thị trường, có biện pháp tiếp thị thâm nhập thị trường cụ thể về chủng loại, chất lượng bao bì, hợp tác với các nước Tây Âu và các tổ chức quốc tế để tranh thủ bán gạo theo các chương trình viện trợ cho Châu Phi. Giải pháp này cần được coi như một trong các phương sách để mở rộng thị trường xuất khẩu gạo. Cần xây dựng một nền văn hoá kinh doanh trên cơ sở hiểu biết, tin cậy và cùng có lợi. Cần làm tốt các khâu dịch vụ trước và sau khi xuất khẩu, tạo ra uy tín trong thương mại quốc tế, từng bước tạo ra thói quen ưa chuộng mua hàng Việt Nam, do đó đẩy mạnh được xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường.
37
3.3. Một số kiến nghị nâng cao sức cạnh tranh
Hiện nay vốn là vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp, thương lái và cả những người nông dân. Việc khó tiếp cận vốn do lãi suất vay vốn cao, thủ tục phức tạp đã cản trở sự phát triển của ngành lúa gạo Việt Nam cũng như nâng cao năng lực cạnh . Do đó, để nâng cao lợi thế cạnh tranh trong tương lai, cần có sự phối hợp của Nhà nước và các bên liên quan nhằm giúp doanh nghiệp, nông dân và thương lái hoạt động kinh doanh có nhiều cơ hội hơn, cụ thể như sau:
a. Đối với Nhà nước
Về chính sách, để tạo điều kiện cho thương lái hoạt động kinh doanh như những thành phần kinh tế khác trong xã hội thì Nhà nước cần phải có một số chính sách (i) Đối với thương lái phải có chính sách đầu tư và chính sách tín dụng như các thành phần kinh tế khác trong xã hội. (ii) Chính sách bảo hiểm, thương lái là một nghề hoạt động cũng mang nhiều yếu tố rủi ro, đặc biệt là rủi ro về vốn, nhà nước nên có chính sách hoặc loại hình bảo hiểm nhằm giảm thiểu rủi ro, thiệt hại cho thương lái. (iii) Nỗ lực ký kết các hiệp định thương mại tự do với các nước tiềm năng. Theo dự báo của Bộ nông nghiệp Mỹ, nhu cầu nhập khẩu gạo ở các nước Châu Phi và Trung Đông sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Tuy nhiên hiện nay Việt Nam chưa thực hiện bất kỳ hiệp định thương mại tự do nào với những quốc gia này. Do đó, Chính phủ nên chú trọng phát triển hiệp định thương mại tự do với các nước Châu Phi và Trung Đông trong thời gian tới. Đối với người nông dân, việc khó khăn nhất đối với họ là vay vốn, thế chấp ngân hàng và tiếp cận với thông tin, máy móc công nghệ trong quá trình canh tác. Do đó, Nhà nước nên có chính sách cụ thể để giúp nông dân tháo gỡ khó khăn về vay vốn thế chấp. Nhà nước nên tham khảo ý kiến các địa phương, Bộ, chuyên gia để phân nông dân thành các nhóm đối tượng cụ thể để họ có thể tiếp cận vốn dễ dàng hơn.
Ngoài ra, Nhà nước nên đưa ra các chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập. Chính sách hỗ trợ ở đây có thể là hỗ trợ đầu tư đổi mới thiết bị, đổi mới công nghệ và đổi mới quy trình sản xuất sản phẩm đạt chất lượng, tiêu chuẩn của các thị trường xuất khẩu
b. Đối với Bộ Công thương
Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam trong thời gian tới, Bộ Công thương cần xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại ngành lúa gạo giữa các đối tác tiềm năng của Việt Nam như các nước liên minh Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, các thị trường được dự đoán sẽ có nguồn cầu tăng như các nước ở Châu Phi và Trung Đông... và các doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo và hợp tác
38