ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH PR CỦA CÔNG TY PEPSICO

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) chọn một công ty kinh doanh, phân tích chương trình pr của công ty với nhóm công chúng bên ngoài và mối quan hệ với đáp ứng mục tiêu marketing (Trang 26 - 33)

3.1. Đánh giá 3.1.1.Thành công

Nhờ có chiến dịch Pr của Pepsi (Chiến dịch “ Mang tết về nhà”) của họ đã đạt được rất nhiều thành công, họ đã tạo được niềm tin của khách hàng về thương hiệu công ty, xây dựng một hình ảnh thương hiệu tốt đẹp và có trách nhiệm với xã hội, ngoài ra nó còn giúp gia tăng độ nhận diện thương hiệu của PepsiCo Việt Nam

- Tạo được s c ứ ảnh hưởng đối v i cớ ộng đồng

Chương trình đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ các cơ quan ban ngành. Có thể nói “Mang Tết về nhà” chính là một tấm vé thông hành chắp cánh cho hàng trăm, hàng nghìn ước mơ của các bạn sinh viên và người lao động khó khăn, phải làm việc xa nhà.

Chương trình đã nhận được sự hỗ trợ đến từ các cơ quan bộ ban ngành, sự hưởng ứng nhiệt tình của giới trẻ cũng như sự đóng góp của hàng ngàn cán bộ công nhân đang làm việc tại Pepsi.

Mức độ tương tác và phản hồi tích cực từ phía khách hàng về thông điệp Tết của Pepsi có thể cho thấy mức thành công của chiến dịch.

- Tăng mức độ uy tín cho s n phả ẩm và thương hiệu

Thông qua chuỗi hoạt động hằng năm “Mang Tết về nhà”, Pepsi đã dần khẳng định được vị thế là một trong những nhãn hàng hoạt động vì cộng đồng với những chiến dịch vô vùng thực tế, ý nghĩa và đặc biệt. Tết luôn là thời điểm vàng để các Thương hiệu trình làng những TVC được ấp ủ ý tưởng và thông điệp đến Khách hàng, như cuộc đua

“Marathon” đầy thử thách. Năm 2023 này, TVC Tết của nhà PepsiCo chiếm trọn tâm trí người tiêu dùng và có mức độ lan truyền khủng nhất

- Đem lại bất ng ờ và ý nghĩa sâu sắc cho người tham gia

Chiến dịch marketing này cũng đem đến nhiều bất ngờ, thu hút những người con xa quê với các vé máy bay và xe khách không đồng. Suốt 3 năm vì dịch bệnh, đối mặt với lệnh phong tỏa kéo dài, kinh tế khó khăn khiến điều mong ước lớn nhất của mọi người chính là được trở về quê đoàn tụ bên gia đình. Chính vì vậy chiến dịch của Pepsi dễ dàng tạo sự đồng cảm và chạm đến trái tim của mỗi người. Khiến họ luôn nhớ đến Pepsi chính là thương hiệu đã đồng hành cùng họ trong thời điểm khó khăn này.

Thu hút những người chưa từng đi máy bay vì không tốn chi phí. Điều đó dễ chạm tới trái tim của những người con xa quê. Khiến họ nhớ đến PepsiCo là thương hiệu đồng hành với họ trong giai đoạn khó khăn. Chiến dịch góp phần nâng cao lối sống biết sẻ chia, đồng cảm, quan tâm trong xã hội và thế hệ trẻ hiện nay và mai sau.

- Tăng trưởng doanh s ố

Nếu thông điệp Tết của Pepsi kèm theo các chương trình khuyến mãi hoặc sản phẩm đặc biệt, sự tăng trưởng trong doanh số bán hàng có thể được xem xét. Mỗi chiến dịch marketing hướng đến cộng đồng, bằng cách này hay cách khác cũng sẽ ghi được dấu ấn và tạo tiếng vang cho thương hiệu. Thông qua chuỗi hoạt động hằng năm “Mang

25

Tết về nhà”, Pepsi đã dần khẳng định được vị thế là một trong những nhãn hàng hoạt động vì cộng đồng với những chiến dịch vô vùng thực tế, ý nghĩa và đặc biệt.

3.1.2. Hạn chế:

- Giới hạn v ph m vi chi n dề ạ ế ịch:

Chiến dịch có thể hạn chế bởi phạm vi địa lý, chỉ tập trung vào một số khu vực cụ thể. Đối với chuyến bay và chuyến ô tô nội địa tập trung hướng đến đối tượng sinh viên, thanh niên công nhân và người lao động ở độ tuổi từ 18 đến 40 tuổi có hoàn cảnh khó khăn đang học tập, làm việc tại một số tỉnh phía Nam như: TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương có quê tại một số tỉnh, thành ở miền Trung và miền Bắc.Điều này có thể gây bất lợi nếu muốn mở rộng mạng lưới khách hàng trên toàn quốc hoặc quốc tế. Thời gian: Chiến dịch "Mang Tết Về Nhà" của Pepsi có thể chỉ hữu ích vào mùa Tết hoặc các dịp lễ khác, giới hạn khả năng tiếp cận thị trường quanh năm.Chiến dịch này có thể chỉ phát huy hiệu quả vào mùa Tết, và do đó, Pepsi cần phải đảm bảo rằng họ có các chiến lược khác để duy trì tương tác và sự quan tâm của khách hàng ngoài mùa Tết.

- S ựminh bạch của chiến dịch:

Chiến dịch “Mang tết về nhà” của PepsiCo đã thực hiện xuyên suốt qua 3 năm 2021, 2022, 2023. Mỗi năm chiến dịch đều có sự thay đổi mới nhằm tương tác với khách hàng nhiều hơn, đến năm 2023 thì không chỉ dừng lại ở mục đích truyền thông mà còn có cả một chuỗi những hành động thực tế mang các thông điệp đặc biệt như quyên góp quỹ đóng góp mua vé cho cho người xa quê hay tổ chức chuỗi minigame “Tết quê hương” xoay quanh chủ đề về kiến thức liên quan đến Tết cổ truyền với những phần quà hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải tất cả đề cảm thấy được và ủng hộ mạnh mẽ thông điệp về ý nghĩa ngày Tết mà PepsiCo muốn truyền tải như phần đông công chúng mà còn một số bộ phận người dân cho rằng Pepsi chỉ đang lợi dụng chúng như những công cụ giúp bán được hàng.

- Cần chuẩn bị rất lớn nguồn chi phí:

Tạo ra một chiến dịch quảng cáo và phân phối sản phẩm vào dịp Tết có thể đòi hỏi một khoản đầu tư lớn từ Pepsi, và việc này có thể không đảm bảo được lợi nhuận cao trong ngắn hạn.Thực hiện chiến dịch quảng cáo và tiếp thị có thể tốn kém, và không đảm bảo rằng nó sẽ mang lại lợi nhuận tương xứng.

- Phản ứng từ cộng đồng:

Một số người có thể xem xét chiến dịch này là một hình thức lợi dụng ngày Tết để bán hàng, và điều này có thể gây phản đối hoặc phản đối từ một phần của cộng đồng.

3.2. Giải pháp

3.2.1. Dự báo thay đổi của thị trường và môi trường kinh doanh Dự báo sự thay đổi của thị trường

Sau đại dịch Covid 19, có thể dễ dàng nhận thấy người tiêu dùng Việt Nam mua - sắm có kế hoạch và chủ đính hơn. Họ có sự ưu tiên khi lựa chọn những mặt hàng có chất lượng bền vững, giá cả hợp lý. Vì vậy, các chiến dịch khuyến mãi, giảm giá… giúp thúc

26

đẩy mạnh mẽ nhu cầu của khách hàng trong thời gian này vì họ có xu hướng mua sắm tiết kiệm hơn.

Áp lực cạnh tranh của PepsiCo chủ yếu đến từ đối thủ lớn nhất của mình trên thị trường là Coca Cola, 2 thương hiệu này luôn được đặt lên bàn cân để so sánh và dường - như Coca Cola lúc nào cũng có sự nhỉnh hơn bởi danh tiếng lớn hơn. Với tình trạng khi - mà người tiêu dùng có 2 sự lựa chọn với chất lượng và mức giá có sự tương đồng thì đương nhiên họ sẽ lựa chọn thương hiệu lớn hơn, được biết đến rộng rãi hơn. Vì vậy, PepsiCo cần triển khai chiến dịch PR thật sự ấn tượng và thành công, giúp khách hàng nhớ rõ được thương hiệu và để có thể thu hút sự chú ý và ưu tiên của họ.

Dự báo sự thay đổi của môi trường kinh doanh

Nền kinh tế năm 2023, khi mà thời điểm đỉnh cao của dịch đã trôi qua được hơn một năm, thì lại thấy rõ sự suy thoái hơn so với năm 2022. Với một doanh nghiệp sản xuất mặt hàng tiêu dùng nhưng không quá thiết yếu cho cuộc sống như nước ngọt, nước giải khát là PepsiCo lại là điều kiện không mấy thuận lợi để phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Nền kinh tế toàn thế giới cũng được các nhà kinh tế học nhận định là không có sự tăng trưởng nào quá lớn mà còn xuất hiện tình trạng “giảm phát”, có thể hiểu đơn giản là giá cả của các mặt hàng đồng loạt giảm xuống, có thể mang lại lợi ích cho người tiêu dùng vì cùng một đơn vị tiền tệ có thể mua được nhiều hàng hoá, dịch vụ hơn. Tuy nhiên, điều này cực kì bất lợi cho doanh nghiệp như PepsiCo khi mà các chi phí về nguyên liệu, vận hành, phân phối đều có thể giữ nguyên hoặc thậm chí còn tăng do nhu cầu mua lớn.

Về chính trị và pháp lý, các quy định về an toàn và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng được nhà nước đưa ra để có thể đảm bảo được tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, những điều khoản này đối với doanh nghiệp như PepsiCo đã xuất hiện lâu tại Việt Nam thì đã quen thuộc và đã đáp ứng được. Ngoài ra còn có thể có các điều luật mới về bán hàng và quảng cáo trên mạng xã hội có thể được bổ sung sau sự bùng nổ của Tiktok, Shopee cũng cần được chú ý và tuân thủ theo.

Ngoài ra, các xu hướng tiêu dùng của xã hội cũng thay đổi nhanh chóng. Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng sử dụng những sản phẩm “sạch”, uy tín và chất lượng.

Họ cũng ưa thích những nội dung truyền thông ngắn gọn, có tính giải trí và cá nhân hoá hơn là các bài đăng, quảng cáo TVC rập khuôn như trước. Vì thế, các kênh truyền tải và thông điệp mà PepsiCo đưa ra cũng cần có sự thay đổi sao cho phù hợp.

Với những dự báo như trên thì các nhà lên chiến dịch PR cho PepsiCo cần đo lường, phân tích và cân nhắc chi phí trước khi chạy một loạt các chương trình quảng cáo, PR sao cho hợp lý với tình trạng nền kinh tế hiện nay, hiểu được khách hàng đang ưa chuộng những nền tảng mạng xã hội, công cụ truyền thông nào thích hợp và xây dựng thông

27

điệp chiến dịch sao cho có thể truyền tải được sự tích cực để khách hàng tin tưởng những lợi ích mà PepsiCo mang lại

3.2.2. Giải pháp

Hợp tác với đối tác địa phương để khắc phục hạn chế về phạm vi địa lý và quy mô trong Chiến dịch PR “Mang tết về nhà” của PepsiCo

PepsiCo đã làm rất tốt về mặt Social Media khi thu hút người tham gia thông qua nhiều nền tảng mạng xã hội như Facebook, Youtube, Tiktok. Về mặt truyền thông trực tiếp, chương trình ngày hội “Tết yêu thương” là hoạt động nằm trong chiến dịch “Mang tết về nhà 2023”, được tổ chức để gói hơn 5.000 chiếc bánh chưng, dùng làm quà tặng cho các bạn sinh viên, người lao động tham gia chương trình và đặc biệt là món quà ấm áp và hết sức quý giá cho những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được PepsiCo phát động và tổ chức thành công. Vì vậy, nếu phạm vi địa lý của chiến dịch này được lan tỏa rộng hơn nữa, không chỉ gói gọn trong một thành phố thì PepsiCo sẽ còn nhận được nhiều hơn sự ủng hộ và khen tặng từ khán giả mà thương hiệu mang lại.

Để có thể thực hiện những hoạt động ý nghĩa này ở phạm vi rộng hơn, đặc biệt là tại các thành phố lớn có đông sinh viên, người đi làm phải xa quê hương, khó có dịp trở về nhà vào dịp Tết nguyên đán, PepsiCo có thể xem xét mở rộng chiến dịch sang thành phố lớn khác. Đây là những địa điểm tập trung đông các trường Đại học, các khu công nghiệp lớn nên đối tượng cần hỗ trợ của những hoạt động thiện nguyện trong chương trình PepsiCo tổ chức cũng rất đông đảo. Ngoài ra, để tăng mức độ ảnh hưởng và nâng cao tính nhân văn cho cả chiến dịch “Mang tết về nhà”, PepsiCo có thể hợp tác tài trợ với các tổ chức như trường học, uỷ ban nhân dân địa phương tại những huyện, xã còn khó khăn. Đoàn viên với một số gia đình ở đây có thể là điều dễ dàng nhưng một cái “Tết” ấm no thật sự thì đôi khi khó khăn bởi hạn chế về điều kiện, hoàn cảnh. PepsiCo hoàn toàn có thể hỗ trợ thêm những phần quà nhỏ như bánh chưng hay chính những đồ uống của công ty để đem đến cho họ một cái “Tết” hạnh phúc hơn. Điều này thật sự rất ý nghĩa.

Vì đã có sự hợp tác với địa phương từ trước đó, PepsiCo có thể khắc phục được yếu tố về địa lý nhờ có sự giúp đỡ cả những tổ chức này trong việc trao tận tay những phần quà đến người cần nhận. Ngoài ra, để tăng thêm hiệu quả của chiến dịch, PepsiCo cũng có thể thực hiện thêm những hoạt động truyền thông, quảng cáo kết hợp với địa phương. Xây dựng video quay quá trình phần quà được trao tặng cho các em nhỏ ở đây, hay những nội dung kết hợp với văn hoá địa phương, vùng miền tại những nơi đó là một vài cách mà PepsiCo có thể thực hiện để mở rộng phạm vi của chiến dịch “Mang tết về nhà” này. Từ đó đạt được hiệu quả về tiếp cận và tương tác với ngày càng nhiều khách hàng trên khắp cả nước.

28

Khắc phục hạn chế về thời gian trong Chiến dịch PR “Mang tết về nhà” của PepsiCo Việt Nam

Công ty có thể lên kế hoạch chạy chiến dịch từ sớm. Điều này bao gồm việc xác định mục tiêu, phát triển chiến lược, và xây dựng nội dung trước thay vì phải tác động vào thời gian cuối cùng. Vì Tết là khoảng thời gian mà mọi người đều bận rộn để chuẩn bị cho dịp lễ quan trọng nhất năm, vậy nên nếu chiến dịch được triển khai sớm hơn so với sát dịp Tết Nguyên Đán thì có thể thu hút sự chú ý của công chúng nhiều hơn.

Nếu cần, PepsiCo cũng nên hợp tác với các công ty hoặc chuyên gia bên ngoài để hỗ trợ trong việc thực hiện chiến dịch PR. Việc này có thể giúp tiết kiệm thời gian và tận dụng kiến thức chuyên môn.

PepsiCo cũng có thể chia dự án thành các giai đoạn nhỏ hơn và dễ quản lý hơn.

Thực hiện từng giai đoạn một để đảm bảo tiến độ. Đầu tư, sử dụng công nghệ để tối ưu hóa quá trình làm việc và giảm thiểu thời gian thủ công. Sử dụng các công cụ tự động hóa và phần mềm quản lý dự án để giúp tăng năng suất.

Ngoài ra, PepsiCo cũng cần sát cánh với đội ngũ vận hành chiến dịch. Thúc đẩy sự tương tác, hợp tác và sát cánh chặt chẽ giữa các thành viên trong đội ngũ để đảm bảo rằng mọi người đều rõ vai trò của họ và công việc đang diễn ra.

Thực hiện những biện pháp này có thể giúp PepsiCo tối ưu hóa thời gian trong chiến dịch PR "Mang tết về nhà" và đảm bảo rằng nó được triển khai một cách hiệu quả và trong thời gian quy định.

Tạo dựng sự minh bạch và tích cực trong suốt chiến dịch

Chiến dịch “Mang tết về nhà” của PepsiCo đã thực hiện xuyên suốt qua 3 năm 2021, 2022, 2023. Mỗi năm chiến dịch đều có sự thay đổi mới nhằm tương tác với khách hàng nhiều hơn, đến năm 2023 thì không chỉ dừng lại ở mục đích truyền thông mà còn có cả một chuỗi những hành động thực tế mang các thông điệp đặc biệt như quyên góp quỹ đóng góp mua vé cho cho người xa quê hay tổ chức chuỗi minigame “Tết quê hương” xoay quanh chủ đề về kiến thức liên quan đến Tết cổ truyền với những phần quà hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải tất cả đề cảm thấy được và ủng hộ mạnh mẽ thông điệp về ý nghĩa ngày Tết mà PepsiCo muốn truyền tải như phần đông công chúng mà còn một số bộ phận người dân cho rằng Pepsi chỉ đang lợi dụng chúng như những công cụ giúp bán được hàng.

Để khắc phục những đánh giá tiêu cực này, PepsiCo cần làm nhất là không phản hồi một cách gay gắt vì rất dễ gây tác dụng ngược mà cần lắng nghe cẩn thận ý kiến phản hồi từ cộng đồng trước tiên. Sau đó tiến hành những cuộc khảo sát, thu thập ý kiến, đánh giá thực tế trải nghiệm những hoạt động, chương trình mà PepsiCo tổ chức để từ đó có bằng chứng phản biện lại những bình luận xấu. Đội ngũ chăm sóc khách hàng, quản lý mạng xã hội của PepsiCo cũng cần đặc biệt cẩn thận trong thời gian này vì Tết

29

là lúc tất cả các thương hiệu đều chạy những chiến dịch về “Tết” giống nhau nên sẽ có sự cạnh tranh cao, dễ bị đối thủ đánh bại nếu mất cảnh giác. Vì vậy, khi có thông tin sai lệch về chiến dịch thì PepsiCo cần cung cấp thông tin chi tiết và chính xác để tránh sự hiểu nhầm. Đảm bảo rằng thông điệp và mục tiêu của chiến dịch được truyền tải rõ ràng và hiểu rõ bởi cộng đồng. Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu và tránh sự hiểu lầm.

Ngoài ra, vì chiến dịch “Mang tết về nhà” nhấn mạnh vào việc mang đến giá trị có tính nhân căn cho cộng đồng, nên PepsiCo cũng cần đảm bảo được hiệu quả này.

Điều này thể hiện ở những nội dung tích cực về chiến dịch, những hình ảnh, video, câu chuyện và những tác động tích cực mà chiến dịch mang lại đều cần được trình bày công khai và minh bạch, trước khi đăng tải cũng cần có sự kiểm duyệt kỹ càng để tránh sự lạm dụng hoặc có thông tin sai lệch. Các chương trình, cuộc thi được tổ chức trong khuôn khổ chiến dịch cũng cần được thông báo về kết quả cuối cùng đúng hạn.

Tối ưu hoá chiến dịch để tiết kiệm chi phí

Để đảm bảo những chi phí mà PepsiCo bỏ ra có thể mang lại được lợi nhuận tương xứng mà không bị lãng phí, hãng cần phải tận dụng tối đa các tài nguyên hiện có như tái sử dụng một số nội dung cũ có hiệu quả. Ngoài ra, đảm bảo rằng PepsiCo đang chi trả hiệu quả cho chiến dịch quảng cáo bằng cách phân tích dữ liệu để xác định chiến lược nào là tốt nhất, nền tảng nào đang mang lại kết quả khả quan nhất để tập trung phát triển thêm ở đó.

Ví dụ, chiến dịch PR mà PepsiCo được chạy tại các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Tiktok và Website của hãng. Tuy nhiên, với nền tảng Tiktok lại vượt trội hơn cả bởi nội dung cảm động và đầy tính nhân văn từ những video ngắn được lan tỏa đến người tiêu dùng. Chương trình cũng được sự hưởng ứng, chia sẻ nhiệt tình cũng đóng góp của giới trẻ. Trong khi đó, tại các mạng xã hội khác như Facebook, Youtube thì PepsiCo lại không làm tốt bằng các thương hiệu khác. Vì vậy, thay vì đầu tư đồng đều vào tất cả nền tảng với chi phí khổng lồ, PepsiCo có thể xem xét và tập trung nguồn lực vào Tiktok để đẩy mạnh hoạt động quảng cáo tại nền tảng này hơn nữa, gia tăng hiệu quả của chiến dịch. Ngoài ra, trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch PR, PepsiCo cũng cần phải có sự theo dõi và đo lường sát sao để xác định được những phần nào đang làm tốt để phát huy và những phần nào đang không mang lại hiệu quả để có thể khắc phục càng sớm càng tốt, tránh lãng phí nguồn lực không xứng đáng.

Đề xuất một số hướng PR cho PepsiCo trong tương lai

- Phát triển chiến dịch PR xã hội bền vững: Xã hội bền vững và trách nhiệm xã hội ngày càng trở nên quan trọng đối với khách hàng và xã hội. PepsiCo có thể tập trung vào việc phát triển và thúc đẩy các chiến dịch PR về sáng tạo xã hội, giảm thiểu tác động môi trường và hỗ trợ cộng đồng.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) chọn một công ty kinh doanh, phân tích chương trình pr của công ty với nhóm công chúng bên ngoài và mối quan hệ với đáp ứng mục tiêu marketing (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)