CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH TẠO ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG Ở TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2018 - 2022
2.3. Đánh giá việc xây dựng và thực hiện các chính sách tạo động lực cho kinh tế địa phương ở Tây Nguyên giai đoạn 2018 - 2022
2.3.1. Kết quả đạt được
Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX và Kết luận số 12- KL/TW của Bộ Chính trị khoá XI về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên, những năm qua các cấp, các ngành, nhất là các địa phương trong vùng, đã nhận thức ngày càng rõ hơn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của vùng, phát huy những tiềm năng, lợi thế để phát triển nhanh và bền vững, đạt được nhiều kết quả to lớn, rất quan trọng.
Quy mô kinh tế của vùng tăng nhanh, năm 2020 gấp hơn 14 lần năm 2002 và 3,1 lần năm 2010. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2002 - 2020 đạt gần 8%/năm, tốc độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế đều cao nhất so với các vùng. GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt trên 48 triệu đồng, gấp 10,6 lần năm 2002.
Tây Nguyên trở thành vùng sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ lực quy mô lớn, chiếm tỉ trọng cao, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả. Du lịch có bước phát triển khá, hình thành các chuỗi phát triển du lịch liên vùng, đang trở thành vùng du lịch sinh thái - văn hoá có sức hấp dẫn.
Giá trị văn hoá các dân tộc được bảo tồn, kế thừa và phát huy, một số di tích văn hoá lịch sử được tu bổ, tôn tạo. Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.
Hệ thống giáo dục, đào tạo được quan tâm đầu tư, mạng lưới y tế được củng cố.
Bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn nước được chú trọng. Tỉ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh vượt mục tiêu đề ra. Các chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Chính sách dân tộc, tôn giáo được thực hiện tốt, khơi dậy và nâng cao ý thức đoàn kết, tính tự lực trong việc phát triển sản xuất, giảm nghèo. Thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, thế trận lòng dân được củng cố và tăng cường, nhất là trên tuyến biên giới và các địa bàn xung yếu; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm.
Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp uỷ, tổ chức đảng và đảng viên được nâng lên; cơ bản xây dựng được tổ chức đảng ở các buôn, làng. Việc xây dựng chính quyền các cấp được đẩy mạnh; chất lượng hoạt động của các tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội được nâng cao; phát huy tốt vai trò của già làng, người có uy tín; khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố; niềm tin của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đối với Đảng, Nhà nước được củng cố, tăng cường.
Là tỉnh nằm ở phía Bắc của vùng Tây Nguyên, đến nay tỉnh Kon Tum đã phá được thế ngõ cụt bằng các tuyến giao thông kết nối với các tỉnh duyên hải miền Trung và khu vực Tây Nguyên. Diện mạo đô thị từng bước đổi mới, thị xã Kon Tum đã được tập trung phát triển và thành lập thành phố Kon Tum vào năm 2010 và hiện đã đạt tiêu chí đô thị loại 2; chia tách, thành lập thêm được 3 huyện mới, nâng tổng số đơn vị hành chính từ 7 huyện, thị xã năm 2002 lên 10 huyện, thành phố vào năm 2021.
Gia Lai là tỉnh miền núi, biên giới, có tiềm năng rất lớn trong các địa phương vùng Tây Nguyên, có diện tích rộng và dân số đông, được thiên nhiên ưu đãi, đất đai màu mỡ, có tiềm năng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.
Nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk từ điểm xuất phát và mức tăng trưởng thấp, cơ cấu lạc hậu, nhưng qua từng giai đoạn đã có bước chuyển dịch khá, phát triển theo hướng đa dạng, với quy mô, chất lượng, hiệu quả ngày càng tăng.
Đến năm 2020, toàn tỉnh đã nhựa hóa, bê-tông hóa được 96,01% đường tỉnh lộ;
91,57% đường huyện; 64,96% đường xã, liên xã; 100% xã có đường nhựa đến trung tâm.
Đến nay, 99,5% số thôn, buôn có điện và 99,8% số hộ được dùng điện. Giai đoạn 2016- 2020, tỷ lệ hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn, trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh giảm bình quân 5%/năm.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân chủ yếu
Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 của các tỉnh vùng Tây Nguyên liên kết kinh tế nội vùng chưa được đặt đúng vị trí quy hoạch giữa các tỉnh do các cấp thiếu tính đồng bộ thiếu sự gắn kết và phối hợp trên phương diện liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm. Trong quy hoạch và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, sự liên kết hợp tác vẫn còn mờ nhạt, tình trạng thiếu cơ sở dữ liệu theo vùng không có hệ thống chỉ tiêu kinh tế xã hội cấp vùng còn phổ biến.
Trong tư duy và hành động về kinh tế vùng liên kết vùng theo định dạng phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện tại, năng lực liên kết phối hợp trong việc tổ chức thực thi các chính sách phát triển của các tình huống Tây Nguyên chưa đủ mạnh. Các địa phương trong vùng chưa nhận thức được tầm quan trọng của sự tích hợp và hài hòa quan hệ giữa không gian kinh tế và không gian tự nhiên sinh thái, không gian chính sách và thể chế.
Đồng thời ít có hệ thống quản trị phối hợp, liên kết nội vùng yếu thiếu một nhạc trưởng để chỉ đạo phối hợp điều phối các hoạt động liên kết kinh tế nội vùng. Thúc đẩy tăng cường liên kết các tỉnh trong vùng sự liên kết giữa các vùng còn khá mờ nhạt.
Bài toán quy hoạch từng địa phương chưa phát huy lợi thế địa phương trong tổng thể quy hoạch phát triển chung toàn vùng việc học tập kinh nghiệm mô hình thành công của các địa phương là điều cần thiết nhưng lại lập quân máy móc theo khuynh hướng chung.
Từ đó có tình trạng cạnh tranh lẫn nhau, thiếu những thương hiệu cấp vùng bền vững, giá trị sản phẩm giảm. Đây là thực trạng đang diễn ra tại nhiều địa phương vùng Tây Nguyên.
Khoa học – Công nghệ là một tác nhân đóng vai trò đòn bẩy và kết nối các nguồn lực vô cùng quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên. Nhưng hiện nay trình độ và khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của chính các nông hộ các doanh nghiệp quy mô kinh tế hộ gia đình vùng Tây Nguyên không đồng đều, điều đó tác động không nhỏ đến chất lượng sản phẩm việc đầu tư ứng dụng công nghệ cao công nghệ chế biến bảo quản nông sản của các doanh nghiệp sản xuất vừa và lớn trên địa bàn vùng còn hạn chế. Điều này khiến cho chất lượng sản phẩm thấp, tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế kém. Bài toán về chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên là một trong những điểm nghẽn cần sớm tháo gỡ.
Trong việc khai thác tài nguyên văn hóa trong hoạt động kinh doanh với kết hợp giữa văn hóa thể chất và văn hóa phi vật thể còn bị chồng chéo, lệch pha và không có hiệu quả thực sự về kinh tế .Việc bảo vệ các giá trị văn hóa vật thể có tính chất mong manh chưa được chú trọng cho các tình huống du lịch phức tạp và du lịch mạo hiểm. Cơ cấu các loại hình du lịch sản phẩm du lịch ở Tây Nguyên chưa đa dạng phong phú còn thiếu những sản phẩm đặc thù.
Để khắc phục những hạn chế này, cần có sự điều chỉnh và cải tiến trong cơ chế chính sách, cải thiện kết cấu hạ tầng, phát triển chuỗi giá trị sản xuất và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm xuất khẩu.
CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH TẠO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA TÂY NGUYÊN ĐẾN NĂM 2030