Đề xuất một số giải pháp cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của Tây Nguyên đến năm 2030

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) chính sách tạo động lực phát triển kinh tế ởtây nguyên ở giai đoạn 2018 – 2022 đề xuất giải pháp (Trang 26 - 31)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH TẠO ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG Ở TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2018 - 2022

3.2. Đề xuất một số giải pháp cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của Tây Nguyên đến năm 2030

Sau hơn 35 năm đổi mới, kinh tế đất nước đã đạt được những thành tựu quan trọng, vị thế, uy tín của đất nước được nâng lên, lợi thế cạnh tranh được củng cố nhờ nền tảng kinh tế - xã hội ổn định. Việc tham gia ngày càng sâu rộng vào tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế với các cam kết mở thị trường thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, cùng với xu hướng chuyển dịch chuỗi giá trị quốc tê, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tạo ra những cơ hội và thách thức. Trong bối cảnh đó, vùng Tây Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi phát huy tiềm năng lợi thế để phát triển nhanh, bền vững và nâng cao đời sống người dân.

Tuy nhiên, vùng Tây Nguyên tiếp tục gặp khó khăn do quy mô kinh tế nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, nguồn đầu tư hạn chế, năng lực tiếp cận kinh tế số, kinh tế tri thức còn hạn chế...

Sau đây là một số nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phát triển vùng Tây Nguyên nhanh và bền vững, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển với các vùng trong cả nước:

 Đổi mới tư duy và nâng cao nhận thức

 Thống nhất cao ở tất cả các cấp, các ngành về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của vùng Tây Nguyên và liên kết vùng, liên vùng trong sự phát triển chung của đất nước.

Đổi mới tư duy về liên kết vùng, coi liên kết vùng là chủ đạo, dẫn dắt sự phát triển của các địa phương trong vùng; tư duy phát triển dựa vào chuỗi liên kết, chuỗi giá trị.

 Tăng cường trao đổi, chia sẻ thông tin để hình thành môi trường phát triển kinh tế cơ bản thống nhất cả vùng. Liên kết nội vùng và liên vùng phải có tính chiến lược, lâu dài theo hướng bổ trợ lẫn nhau để nâng cao năng lực cạnh tranh của vùng.

 Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách

 Tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng; nghiên cứu các cơ chế, chính sách đặc thù để Tây Nguyên khai thác hết tiềm năng, hóa giải các thách thức. Nghiên cứu các mô hình điều phối liên kết vùng trên trên các khía cạnh không gian kinh tế theo lãnh thổ, chuỗi ngành hàng, tổ chức sản xuất.

 Hoàn thiện các cơ chế, chính sách tạo nguồn lực cho phát triển vùng, nhất là phát huy nội lực; tập trung huy động nguồn lực bằng phương thức hợp tác đối tác công – tư, nguồn lực trung ương với nguồn lực địa phương, nguồn lực nhà nước với nguồn lực tư nhân, nguồn lực trong nước với nguồn lực nước ngoài.

 Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, minh bạch; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xóa bỏ rào cản, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế.

 Tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm minh bạch, bình đẳng, cạnh tranh, thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư và coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa lâu dài. Tập trung cải cách thủ tục hành chính; tăng cường công khai, minh bạch, đối thoại, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp.

 Tập trung nghiên cứu, hoàn thiện, tạo cơ chế chính sách đột phá để tăng cường thu hút đầu tư (nhất là đất đai, hạ tầng, nguồn nhân lực, thị trường, bảo vệ nhà đầu tư…).

 Định hướng quy hoạch phát triển

 Xây dựng quy hoạch phát triển vùng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng xanh, tuần hoàn, giàu bản sắc dựa trên yếu tố đặc trưng là con người, văn hóa, đất, nước và rừng của Tây Nguyên, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả và bền vững.

 Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông, tạo kết nối thuận lợi trong nước, khu vực và quốc tế, nhất là đến các vùng kinh tế động lực.

Khắc phục sự chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu kết nối giữa chiến lược - quy hoạch - kế hoạch - đầu tư.

 Phát triển đô thị và bố trí dân cư vùng Tây Nguyên phù hợp với các điều kiện đặc trưng của vùng về sinh thái, bản sắc văn hóa. Tập trung phát triển các đô thị trung tâm động lực của vùng, tiểu vùng để lan tỏa, thúc đẩy khu vực phụ cận, các vùng khác phát triển.

 Hình thành các vùng kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên và khai thác được tiềm năng các thế mạnh phát triển nông lâm nghiệp, du lịch sinh thái, khai thác, chế biến alumin và năng lượng, chuyên canh rau quả ôn đới… Phát triển hiệu quả các khu kinh tế cửa khẩu, thương mại biên giới.

Phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ

 Đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng hiệu quả, nâng cao giá trị gia tăng, đặc biệt chú trọng ngành nông, lâm nghiệp và du lịch. Lấy phát triển nông lâm nghiệp là bệ đỡ với các sản phẩm đặc thù, có chất lượng và giá trị cao; du lịch là đột phá gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa, phát triển các điểm đến du lịch quốc gia và đô thị du lịch quốc tế.

 Chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, cơ cấu lại ngành nông nghiệp thống nhất với quy hoạch chung, quy hoạch ngành, lĩnh vực, theo hướng công nghệ cao, sinh thái, hữu cơ, giá trị gia tăng cao và áp dụng quy trình sản xuất an toàn, truy xuất nguồn gốc. Tập trung hình thành các chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững từ sản xuất, chế biến, thương mại, gắn với xây dựng thương hiệu.

 Phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, sinh thái, hữu cơ, quy mô lớn gắn với vùng chuyên canh và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tập trung phát triển các cây ăn quả chủ lực (sầu riêng, bơ, chanh leo, chôm chôm, mít,...), cây công nghiệp (cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè), cây dược liệu, rau, hoa, chăn nuôi gia súc bảo đảm môi trường và gắn với công nghiệp chế biến. Phát triển thủy sản nước lạnh (cá hồi, cá tầm) có giá trị kinh tế cao và nuôi lồng bè ở vùng lòng hồ các công trình thủy lợi, thủy điện trên lưu vực Sông Sêsan, Sông Srêpốk, Sông Ba và hệ thống sông Đồng Nai.

 Phát triển các cụm công nghiệp lớn gắn với đô thị và các đầu mối giao thông, vùng nguyên liệu, tập trung vào chế biến nông lâm sản, khai thác chế biến sâu khoáng sản, cơ khí, luyện kim, hóa chất, phân bón, năng lượng, công nghiệp chế biến chế tạo…

Duy trì phát triển ổn định, bền vững thủy điện trên cơ sở đảm bảo môi trường và sinh kế của người dân; tăng cường thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ phát triển và lưu trữ năng lượng tái tạo; nghiên cứu khả năng cung cấp điện tại chỗ để phát triển ngành luyện kim nhôm.

 Hình thành các trung tâm dịch vụ - thương mại, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại, gắn kết với thị trường trong và ngoài nước, thúc đẩy thương mại điện tử; xây dựng các trung tâm trung chuyển hàng hóa, dịch vụ logistics, đóng vai trò là các đầu mối kết nối thương mại với Lào, Campuchia, Hành lang Kinh tế Đông - Tây, Tiểu vùng sông Mê kông.

 Phát triển du lịch có trọng tâm trọng điểm, hình thành các khu du lịch tầm cỡ quốc gia, quốc tế, xây dựng thương hiệu, sản phẩm du lịch đặc sắc của Tây Nguyên dựa trên điều kiện tự nhiên sinh thái, văn hóa bản địa, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ với trọng tâm là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, gắn với phát triển nông nghiệp, hệ thống logistics thông minh và kinh tế cửa khẩu, nhất là các cửa khẩu quốc tế. Tập trung xây dựng một số thương hiệu sản phẩm quốc gia như cà phê, cao su, sầu riêng, bơ, hồ tiêu,...

Phát triển hạ tầng, đô thị và thu hút nguồn lực

 Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, kết nối nội vùng Tây Nguyên, giữa Tây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ, vùng Duyên hải miền Trung và với các địa

phương của Lào, Campuchia; thúc đẩy giao lưu kinh tế, thương mại nội địa và quốc tế.

Trong đó, hạ tầng giao thông, thủy lợi, cấp nước là cốt lõi để phát triển nhanh, bền vững.

 Tập trung phát triển đô thị và bố trí khu dân cư theo hướng xanh, sinh thái, phù hợp với điều kiện đặc trưng của Tây Nguyên, trong đó các đô thị trung tâm động lực của vùng, tiểu vùng để lan tỏa, thúc đẩy sự phát triển chung, Buôn Ma Thuột thực sự là đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên; Từng bước hình thành các đô thị biên giới với chức năng thương mại, dịch vụ hiện đại.

 Tập trung phát triển các ngành kinh tế ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp lần thứ 4; Thực hiện việc chuyển đổi, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin sang hạ tầng số song hành với quá trình chuyển đổi số quốc gia.

 Tập trung huy động nguồn lực bằng phương thức hợp tác đối tác công - tư, nguồn lực trung ương với nguồn lực địa phương, nguồn lực nhà nước với nguồn lực tư nhân, nguồn lực trong nước với nguồn lực nước ngoài.

Phát triển văn hóa - xã hội và nguồn nhân lực; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân

 Nâng cao trình độ dân trí, đời sống vật chất và tinh thần của người dân; hình thành nếp sống văn minh, gia đình văn hóa trong đồng bào các dân tộc...

 Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nhất là nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, coi đây là một trong những khâu đột phá cho sự phát triển nhanh và bền vững của vùng.

 Xây dựng các trung tâm đào tạo chất lượng cao tại thành phố Buôn Ma Thuột, thành phố Đà Lạt; mở rộng quy mô các trường đại học, cao đẳng, trong đó ưu tiên phát triển Trường Đại học Tây Nguyên. Phát triển thị trường lao động, kết nối thông tin thị trường lao động trong vùng với các tỉnh khu vực duyên hải Trung Bộ và vùng Đông Nam Bộ. Tăng cường liên kết, hợp tác để đào tạo nhân lực trình độ cao, các ngành nghề đáp ứng cho yêu cầu phát triển vùng.

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng, du lịch đặc sắc

 Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, kết nối thuận lợi toàn vùng tới các cảng biển, cảng hàng không nội địa và quốc tế.

 Đến năm 2030, phấn đấu hoàn thành một số hạ tầng giao thông quan trọng: Tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa - Chơn Thành, Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương; mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không Liên

Khương lên cấp 4E và Cảng hàng không Pleiku lên cấp 4C; mở rộng Cảng hàng không Buôn Ma Thuột; khôi phục, cải tạo tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt phục vụ khách du lịch.

 Tăng cường công tác quốc phòng, an ninh và đẩy mạnh công tác đối ngoại; kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; làm sâu sắc hơn các quan hệ đối ngoại, đặc biệt là với các nước láng giềng, các nước trong khu vực, và trong các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng Mê Công như hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng, khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

 Phát huy hiệu quả các khu kinh tế - quốc phòng, góp phần tăng cường thế trận quốc phòng - an ninh và thế trận lòng dân vững chắc ở địa bàn biên giới, địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc.

 Đầu tư xây dựng một số công trình lưỡng dụng phục vụ phát triển kinh tế, đời sống của nhân dân và nhiệm vụ quốc phòng. Tiếp tục xây dựng đường tuần tra biên giới kết hợp làm đường dân sinh.

 Tập trung xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc bảo đảm đồng bộ, toàn diện.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) chính sách tạo động lực phát triển kinh tế ởtây nguyên ở giai đoạn 2018 – 2022 đề xuất giải pháp (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)