1.1. Thực trạng pháp luật về hội chợ, triển lãm thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
1.2.3. Hạn chế, bất cập
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các hội chợ, triển lãm thương mại, công ty không tránh khỏi những hạn chế, bất cập. Do số lượng hội chợ có thể diễn ra cùng lúc từ 2 – 3 hội chợ trong cùng một thời gian, lực lượng nhân viên công ty không đủ, phải thuê thêm nhân viên thời vụ. Trong quá trình diễn ra hội chợ, nhiều mặt hàng của công ty bị đối thủ bán với giá thấp hơn, tổ chức nhiều chương trình khuyến mại để thu hút nhiều khách hàng. Ở những hội chợ xuân tại một số tỉnh lẻ, vẫn còn nạn cơ bạc biến tướng, thu hút khách hàng. Mặc dù có phản ánh qua ban quản lí hội chợ nhưng những cá nhân tổ chức vẫn ngang nhiên tổ chức hoạt động công khai. Hàng hóa được bày bán tại hội chợ có nguồn cung không đều, chủ yếu thường theo mùa mới có được những mặt hàng này. Ở một số hội chợ, ban tổ chức chỉ cho thuê mặt bằng, mọi yếu tố khác như điện, nước, vệ sinh môi trường công ty phải tự tìm bên cho thuê và phải thuê với giá đắt hơn mặt bằng chung.
1.2.3.1. Nguyên nhân khách quan của hạn chế
Số lượng hội chợ mà công ty tham gia khá nhiều, tuy nhiên đó chỉ là những hội chợ ở quy mô nhỏ, mang tính chất địa phương và thời điểm tham gia thường là dịp đầu xuân hoặc cận tết, vì vậy, hàng hóa được lưu thông nhanh chóng. Số lượng hội chợ với quy mô lớn chưa được tổ chức nhiều. Ngay ở Hà Nội – thành phố có số lượng dân cư đông, kinh tế phát triển năng động nhưng số lượng hội chợ được tổ chức với quy mô lớn, ở khu vực trung tâm không nhiều, chủ yếu là những hội chợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh đứng ra tổ chức để quảng bá hình ảnh cho doanh nghiệp họ. Như vậy, số lượng mặt hàng buôn bán sẽ bị giới hạn. Hiện nay, những kinh nghiệm tổ chức, tham gia hội chợ chưa được những tổ chức, cơ quan hướng dẫn, hoặc có chỉ là hướng dẫn bằng văn bản. Đến với một số hội chợ quảng bá chuyên ngành như: hội chợ quảng bá na ở Bắc Giang, Lạng Sơn, do tính chất chuyên ngành nên doanh thu trong những hội chợ không đạt được như đề ra.
Thủ tục để được kiểm duyệt tham gia hội chợ trên thực tế diễn ra đến 3-4 ngày mới được xử lý yêu cầu. Vì các cơ quan công quyền còn xác nhận, kiểm duyệt hội chợ, triển lãm thương mại trên địa bàn mới có thể cấp giấy phép tham gia hội chợ, triển lãm thương mại. Do vậy, dẫn đến sự bị động trong công tác chuẩn bị của công ty và nhân viên.
Mức thuế đánh vào từng hàng hóa có chênh lệch, dẫn đến tình trạng cùng một dòng sản phẩm nhưng giá thành có mức khác nhau, làm khách hàng còn nghi ngờ về sản phẩm. Ví dụ như các loại rượu nhập khẩu có mức thuế cao gấp nhiều lần rượu sản xuất trong nước, dẫn đến giá thành cao, công ty không thể nhập cùng lúc đa dạng rượu nhập khẩu để phục vụ nhu cầu khách hàng.
Nhà tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại chưa coi trọng lợi ích của doanh nghiệp.
Đôi khi, hội chợ, triển lãm thương mại được tổ chức ở công viên, không có phần mái che chung, công ty vẫn phải tự thuê và tự thiết kế mái che. Vé vào hội chợ chưa được hợp lí. Đối với một số triển lãm, hội chợ, nhà tổ chức còn dùng những chiêu trò như
thường. Chưa kể, doanh nghiệp vẫn phải tự làm từ khâu bố trí sản phẩm, thiết kế hình ảnh của doanh nghiệp sao cho phù hợp với tiêu chí và chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại mà không có sự giúp đỡ từ phía chủ thể tổ chức. Vì vậy, đã xảy ra không ít chuyện doanh nghiệp bức xúc, không hợp tác bởi nhà tổ chức chỉ chạy theo mục tiêu thương mại, không chỉ gây thất vọng cho doanh nghiệp hợp tác mà còn gây thất vọng cho cả khách hàng, người tham gia.
Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa cần đầu tư hơn nữa cho việc trang trí, sản xuất bao bì và nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty ở khâu trung gian nên không thể quản lí được yếu tố này nên khi tham gia hội chợ, triển lãm thương mại thường bị khách hàng phàn nàn về chất lượng bao bì cũng như chất lượng sản phẩm.
1.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan của hạn chế
Thứ nhất, công ty vẫn chưa xác định mục tiêu rõ ràng khi tham gia hội chợ. Trước khi tham gia, chủ yếu công ty chỉ đặt ra doanh số bán hàng mà chưa quan tâm đến nhu cầu của đa số khách hàng để rút kinh nghiệm cho những hội chợ có quy mô lớn hơn hoặc trên cùng một địa bàn đó. Nhân viên công ty vì thế chỉ tập trung vào việc bán hàng hóa sao cho được nhiều mà không chú ý đến những phản hồi, ý kiến góp ý khi có khách hàng đến dùng thử, trải nghiệm sản phẩm.
Thứ hai, việc trang trí quầy bán hàng còn sơ sài, đơn điệu. Ở một số hội chợ, việc trang trí gian hàng phải được đầu tư, phù hợp với chủ đề của hội chợ. Khách đến tham gia hội chợ không chỉ mua bán mà còn giao lưu, chụp hình. Nếu gian hàng được thiết kế mới mẻ, độc đáo, gợi lại những không khí mà ngày nay không có thì sẽ thu hút được nhiều khách hơn, đồng thời cũng là một cách maketing, quảng bá hình ảnh của công ty. Tuy nhiên, việc trang trí gian hàng lại không được chú trọng từ khâu chuẩn bị, nên so với những gian hàng của thương nhân khác còn nhiều hạn chế hơn.
Thứ ba, trong suốt quá trình diễn ra hội chợ, công ty chưa có chiến lược tìm kiếm đối tác buôn bán. Thông thường, khi bán hàng nhân viên sẽ kết hợp phát tờ rơi, quảng cáo
tại các cổng hội chợ để chào hàng hoặc thu hút khách hàng. Tuy nhiên, công ty chưa có nhiều hoạt động quảng cáo truyền thống này. Số lượng tài liệu chuẩn bị để giới thiệu về công ty không nhiều, thường khi khách hàng mua nhiều sản phẩm mới đưa thêm để khách hàng tham khảo. Sauk hi kết thúc hội chợ, công ty cũng không có hoạt động tìm kiếm đối tác hoặc khách hàng lấy sỉ, buôn bán.
Thứ tư, nguồn hàng công ty nhập về không ổn định. Do tính chất hàng hóa chỉ bán theo mùa như: măng khô, măng rừng, rượu ngâm chỉ có nhiều ở những dịp cuối năm, cận tết, chỉ đủ phục vụ cho những hội chợ đầu xuân, hội chợ tết. Nếu nhập quá nhiều sản phẩm này thì không thể bảo quản được, bị hư, mốc. Công ty vẫn chưa có được đối tác cung cấp nguồn hàng ổn định do địa điểm hội chợ diễn ra ở nhiều tỉnh thành khác nhau, trong khi mỗi vùng miền lại có đặc sản riêng, không thể bày bán độc quyền sản phẩm của một tỉnh thành được. Do vậy, trước khi tham gia một số hội chợ, công ty vẫn phải bỏ thời gian, công sức để đi tìm những sản phẩm đặc sản để mua về bày bán.
Thứ năm, nhân viên công ty chưa có nhiều kinh nghiệm vững vàng khi tham gia hội chợ. Do nhân viên thường xuyên phải kiêm nhiều công việc, từ vận chuyển hàng hóa, trang trí gian hàng đến bán hàng, khối lượng công việc cùng một lúc rất nhiều. Tham gia những hội chợ lớn, đôi khi phải thuê thêm nhân viên thời vụ, tuy nhiên những nhân viên này chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chào hàng, buôn bán. Hội chợ không diễn ra thường xuyên mà mang tính chất mùa vụ, vì vậy, số lượng nhân viên trong công ty không nhiều và chưa có kinh nghiệm chuyên môn cho từng khâu bán hàng ở hội chợ.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Hội chợ, triển lãm thương mại góp phần của xúc tiến thương mại, nền kinh tế. Tuy những quy định pháp luật về vấn đề này chưa nhiều và còn hạn chế. Nhưng nó cũng thể hiện sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam sau nhiều nỗ lực đổi mới, vươn lên từng ngày. Đồng thời cũng phản ánh ý thức tiêu dùng của người dân trong việc lựa chọn hàng hóa, khám phá những sản phẩm mới, ủng hộ các doanh nghiệp khi ra mắt sản phẩm trên thị trường. Các sản phẩm đến với người tiêu dùng không chỉ qua những phương tiện truyền thông đại chúng, internet, truyền hình, mà chính người tiêu dùng được trải nghiệm những sản phẩm, dịch vụ này trong thực tế thông qua hội chợ, triển lãm thương mại.
Các doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm thương mại thường nhằm mục đích tiếp cận, thăm dò thị trường, đẩy mạnh doanh số bán hàng, tìm kiếm cơ hội, hợp tác đầu tư, buôn bán. Vì vậy, có thể thấy, thông qua hội chợ, triển lãm thương mại, doanh nghiệp có thể đạt được rất nhiều mục đích cùng lúc. Đồng thời, khách hàng khi ghé thăm hội chợ, triển lãm thương mại cũng được trực tiếp trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ, có nhiều lựa chọn, thông tin hơn khi quan tâm đến một loại sản phẩm hoặc một nhãn hiệu, nhà sản xuất.