TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC

Một phần của tài liệu Thành phần loài và đặc điểm phân bố nấm nội cộng sinh với loài sao đen hopea odorata roxb tại tỉnh đồng nai (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC

Nghiên cứu về nấm cộng sinh ở Việt Nambắt đầu từnhững năm 60 của thế kỷ 20. Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhưng phạm vi nghiên cứu khi đó chỉ bao gồm nấm ngoại cộng sinh.

Nghiên cứu đầu tiên về nấm cộng sinh trong lâm nghiệp là việc sử dụng đất tầng mặt rừng thông để gieo ươm cây con được coi như nhiễm nấm tự nhiên [2]. Sau này Nguyễn Sỹ Giao (1976) đã nghiên cứu sử dụng nấm cộng sinh thuần chủng để tạo rễ nấm cho cây thông con. Thử nghiệm cho kết quả sự vượt trội về đường kính và chiều cao của những cây được nhiễm nấm so với công thức đối chứng từ 20 - 30% [3]. Phương pháp sử dụng tầng đất mặt lấy từ rừng Thông để tạo hỗn hợp túi bầu khi gieo ươm cây Thông con đã được sử dụng như một biện pháp lâm sinh trong một thời gian khá dài. Bên cạnh việc sử dụng nấm cộng sinh thúc đẩy sinh trưởng của cây con Nguyễn

Sỹ Giao còn nghiên cứu sử dụng nấm cộng sinh phòng bệnh vàng còi ở thông con và cũng đã đạt được kết quả nhất định, Nguyễn Sỹ Giao, 1970[1].

Từ đầu những năm 1970 đến những năm, Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp nay là Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tiến hành phân lập và nuôi cấy thuần chủng nấm cộng sinh. Một vài thí nghiệm đã được tiến hành trên đất cằn với cây chủ là một số loài Thông nhập nội. Tuy nhiên những thí nghiệm này sau đó đã phải dừng lại do nhiều lí do.

Nghiên cứu ứng dụng nấm cộng sinh trong lĩnh vực lâm nghiệp trong giai đoạn tiếp theo bị ngưng trệ. Năm 1998, Phạm Quang Thu và cộng sự tiếp tục tiến hành nghiên cứu về nấm cộng sinh. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 37 loài nấm cộng sinh với 3 loài: Thông nhựa (Pinus merkussi), Thông mã vĩ (Pinus massoniana), Thông caribe (Pinus caribaea). Những loài nấm này được giám định thuộc 9 họ và 7 bộ[10]. Đây dường như là sự khởi dầu lại cho những nghiên cứu về nấm cộng sinh. Thành công của đề tài này là động lực tiếp tục thúc đẩy các nghiên cứu về đề tài nấm cộng sinh trong lĩnh vực lâm nghiệp. Không chỉ dừng lại ở việc xác định thành phần loài nấm cộng sinh, năm 1998, Phạm Quang Thu và Nguyễn Đức Thắng còn tiến hành nghiên cứu sản xuất chế phẩm nấm cộng sinh. Các tác giả đã đưa rađược điều kiện tốt nhất để sản xuất chế phẩm Posilithus tinctorius [9]. Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm nấm cộng sinh trong sản xuất cây con được nghiên cứu và đạt được những kết quả khảquan. Cây con sinh trưởng tốt hơn và có khảnăng kháng bệnh cao hơn (Phạm Quang Thu, 1999, 2002) [11,12]. Nghiên cứu này không phải là nghiên cứu đầu tiên về ứng dụng nấm cộng sinh trong lâm nghiệp, nhưng điều quan trọng là nghiên cứu này giải quyết được vấn đề chủ động nguồn nấm lây nhiễm thông qua sản xuất chế phẩm. Giá trị của nghiên cứu này còn nằm trong thực tiễn sản xuất.

Nghiên cứu về nấm nội cộng sinh ở Việt Nam tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và dược liệu. Năm 2003, Nguyễn Hồng Hà tiến hành thu thập bào tử nấm cộng sinh trong đất vùng rễ quyển thực vật. Kết quả đã xác định trong số bào tử thu được có 2 loại bào tử được xác địnhđó là Glomus Gigaspora [4]. Về cây dược liệu, Lê ThịMinh Thành và cộng sự nghiên cứu nấm nội cộng sinh ởrễ cây Sơn Thục. Các tác giảnhận thấy có hai dạng cộng sinh ở rễ cây Sơn Thục là dạng nội cộng sinh thông thường và cộng sinh Ericoid. Trong đó dạng nội cộng sinh thông thường chiếm tỷ lệ cao hơn [7].

Năm 2005, tập thể tác giả Nguyễn Văn Sức, Bùi Quang Xuân, Nguyễn Viết Hiệp, Nguyễn Thị Nga, Viện Thổnhưỡng Nông hoá khi tiến hành nghiên cứu

“Nấm rễ nội cộng sinh” (Vesicular arbuscular mycorrhiza) và quần thể vi sinh vật đất trong đất trồng bưởi đặc sản Đoan Hùng, Phú Thọ” đã phát hiện sự có mặt của nấm nội cộng sinh trong tất cả các mẫu thu thập được, nhưng tỷ lệ xâm nhiễm nấm thấp chỉ đạt mức 3/5 hay 26% theo thang đánh giá của Harley (1982), khả năng nảy mầm của các bào tử nấm rễ bưởi thấp, chỉ đạt 16% [5]. Trong một nghiên cứu khác, các tác giả trênđã sử dụng 3 loại cây kí chủ là cây ngô, cây cao lương, cây lúa mạch; 3 chủng nấm nội cộng sinh để nhân bào tử và đi đến kết luận, khi nhân bào tử nhờ cây kí chủ, mỗi loài cây kí chủ thích hợp cho một chủng nấm. Riêng đối với cây Cao lương không thích hợp cho việc dùng làm cây kí chủ để nhân nhanh bào tử nấm nội cộng sinh.

Khi tiến hành nhân bào tử, thời gian thu bào tử tốt nhất là 25 - 40 ngày sau khi cây kí chủmọc (Nguyễn Văn Sức và cộng sự, 2006) [6].

Một điều rất đáng mừng đối với những nhà khoa học nghiên cứu về nấm cộng sinh nói chung và nấm nấm nội cộng sinh nói riêng là hội thảo về nấm cộng sinh lần đầu tiên của Việt Nam đã được tổ chức năm 2004 tại Viện Thổ Nhưỡng Nông Hoá. Tại cuộc hội thảo này có sự góp mặt của các nhà nghiên cứu cơ bản ở Đại học quốc gia Hà Nội, các ngành Nông nghiệp, Lâm

nghiệp, Dược học. Tuy các tham luận tại hội thảo này mang nhiều tính lí luận, chưa đề cập nhiều đến các kết quả nghiên cứu nhưng đây thực sự là bước tiến quan trọng. Tại đây, nấm nội cộng sinh cũng được đề cập đến trong các tham luận như một nội dung chính của hội thảo. Không chỉ đề cập đến những vấn đề có liên quan mà một số nhà khoa học còn nêu lên định hướng nghiên cứu nấm nội cộng sinh.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Thành phần loài và đặc điểm phân bố nấm nội cộng sinh với loài sao đen hopea odorata roxb tại tỉnh đồng nai (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)