Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
Mục tiêu tổng quát của phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 là Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.
Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam Châu Á; có quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định, vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện [6].
3.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2019 ước đạt 7,18% với giá trị tổng sản phẩm trong tỉnh - GRDP ước đạt gần 31.330,53 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), chưa đạt kế hoạch đề ra. Đây là mức tăng khá so với các tỉnh trong khu vực miền Trung nói chung, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của 5 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước 6,8%/năm [7].
3.2.2. Tình hình phát triển các ngành, lĩnh vực a)Lĩnh vực du lịch
Năm 2019 tổng lượt khách du lịch đến Huế ước đạt 4.800 nghìn lượt, bằng 102,1% KH, tăng 10,8%, trong đó khách quốc tế đạt 2.220 nghìn lượt, tăng 12,7%; khách lưu trú ước đạt 2.250 nghìn lượt, tăng 6,6%. Doanh thu ngành dịch vụ du lịch ước đạt 4.900 tỷ đồng, đạt KH, tăng 9,6%, doanh thu xã hội từ du lịch ước hơn 12.000 tỷ đồng [7].
b)Lĩnh vực công nghiệp
Năm 2019, giá trị sản xuất ước đạt 46.870 tỷ đồng (theo giá hiện hành), đạt 98,5% KH, tăng 11,8%. Chỉ số IIP tăng 8,0%; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,8%; cấp nước và thu gom rác thải tăng 6,1%;
sản xuất, phân phối điện tăng 20,4%, công nghiệp khai khoáng tăng 2,8%.
c)Lĩnh vực Nông, lâm, ngư nghiệp
Trồng trọt: Tập trung đầu tư để chuyển đổi khoảng 2.310 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng rau, màu và nuôi trồng thủy sản; vùng sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn 3.900 ha; hình thành sự liên kết, hợp đồng của các doanh nghiệp trong sản xuất, mở rộng mô hình ứng dụng theo VietGAP 120 ha. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 75.359 ha, giảm 0,39%. Sản lượng lúa ước đạt 326,6 nghìn tấn, giảm 2,33%; năng suất bình quân 59,6 tạ/ha, giảm 1,6tạ/ha; ngô: 1.593 ha, năng suất đạt 39,9 tạ/ha, sản lượng 6.355 tấn giảm 3%; khoai lang 9 nghìn tấn, giảm 12%; lạc 3.173 ha năng suất đạt 17,3 tạ/ha, sản lượng 5.477 nghìn tấn, giảm 25,6%; Sản lượng thu hoạch một số loại cây lâu năm: mũ cao su: 6.080 tấn; chuối 13.037 tấn;
bưởi, thanh trà 9.241 tấn; dứa 1.293 tấn; hồ tiêu 181 tấn [7].
Chăn nuôi: Đã hình thành các vùng chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại và gia trại, cách ly khu dân cư, đảm bảo về môi trường. Chăn nuôi gia cầm có nhiều thuận lợi, giá thịt gà hơi giữ mức ổn định nên khuyến khích mở rộng quy mô đàn. Ước cả năm gia cầm đạt 4 triệu con, tăng 31,4%, bằng 126% KH. Chăn nuôi gia súc gặp khó khăn. Dịch tả lợn Châu Phi tái phát lại trên diện rộng ở 63/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tính đến ngày 18/11, trên địa bàn tỉnh tổng số lợn mắc bệnh và tiêu hủy là 73.331 con với tổng trọng lượng 4.411 tấn. Ước tính thiệt hại 130,64 tỷ đồng, đã hỗ trợ tới người chăn nuôi với số tiền 77,9 tỷ đồng. Chăn nuôi trâu, bò gặp khó khăn do đồng cỏ thu hẹp, thiếu lao động và các dự án khuyến nông ở một số huyện đến thời hạn chấm dứt như BCC. Ước năm 2019, tổng đàn lợn 120 nghìn con bằng 60% KH; đàn trâu duy trì 19,4 nghìn con, bằng 88,2% KH; đàn bò 31,8 nghìn con, bằng 88,5% KH [7].
Lâm nghiệp: Sản lượng khai thác cả năm ước đạt 628,7 nghìn m3 gỗ.
Diện tích trồng rừng tập trung đạt 6.200 ha, tăng 0,8%, toàn bộ là rừng sản xuất. Diện tích trồng rừng 6.200 ha, đạt KH. Đã triển khai tốt công tác trồng rừng gỗ lớn, lũy kế đến nay cấp chứng chỉ rừng FSC đạt 7.778 ha. Tỷ lệ che
phủ rừng duy trì đạt 57,35%. Công tác quản lý, bảo vệ rừng tiếp tục được tăng cường; đến tháng 12/2019 đã bắt giữ và xử lý 495 vụ vi phạm pháp luật lâm nghiệp, tịch thu 485,7 m3 gỗ các loại, thu nộp ngân sách khoảng 3,5 tỷ đồng.
Công tác PCCCR được đặc biệt chú trọng; tính đến tháng 12/2019, toàn tỉnh đã xảy ra 55 vụ phá rừng, tăng 17 vụ, với diện tích bị phá 10,84 ha, giảm 0,24 ha; 27 vụ cháy rừng, tăng 14 với diện tích rừng bị cháy 177,94 ha, nguyên nhân chủ yếu do thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài, kết hợp với gió Tây Nam thổi mạnh nên đã gây cháy lan trên diện rộng [7].
Thủy sản: Sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác cả năm ước đạt 57.787 tấn, tăng 3,9%, bằng 96,3 KH, trong đó sản lượng nuôi trồng 16.640 tấn, tăng 4,3%, bằng 92,4% KH; sản lượng khai thác 41.145 tấn, tăng 3,7%
bằng 98% KH. Khai thác thủy sản biển tăng cao, tổng số tàu cá trên toàn tỉnh là 722 chiếc; trong đó tàu cá xa bờ là 419 chiếc, tàu cá có chiều dài từ 24 m trở lên có 11 chiếc. Sản xuất nông nghiệp từng bước chuyển đổi theo hướng chất lượng, an toàn và tăng thu nhập cho người dân; hình thành sự liên kết trong sản xuất. Đã xác định 18 sản phẩm được hỗ trợ nâng cấp tiêu chuẩn hóa; dự kiến đến cuối năm có 10 sản phẩm được nâng cấp, tiêu chuẩn hóa theo chu trình OCOP. Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Dự kiến trong năm 2019 có thêm 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 54 xã (đạt 52%). Giá trị sản xuất nông nghiệp cả năm ước đạt 6.300 tỷ đồng (theo giá hiện hành), giảm 4,7% [7].
3.2.3. Văn hóa, xã hội a) Văn hóa, thể thao
Hoạt động trưng bày, triển lãm, mỹ thuật, nhiếp ảnh phong phú, đa dạng, tính nghệ thuật cao, đáp ứng nhu cầu của du khách và quần chúng nhân dân, dự kiến đón 250.000 lượt khách tham quan [7].
Thể thao thành tích cao đạt kết quả cao cả trong nước và quốc tế, đã đạt được 481 huy chương các loại (128 HCV, 150HCB, 203 HCĐ), trong đó có 28 huy chương quốc tế (15 HCV, 06 HCB, 07 HCĐ) [7].
Số người tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên ước đạt tỷ lệ là 33,4%, tăng 1,3% so với năm 2018. Số câu lạc bộ thể dục thể thao là 635 câu lạc bộ; tỉ lệ trường học đảm bảo giáo dục thể chất đạt 100% [7].
Giáo dục, đào tạo
Toàn tỉnh hiện có 576 trường, có 09 trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện và 01 Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh với số lượng học sinh, học viên đạt 264.527 em. Trong đó, có 392 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 68,05% [7].
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo" được thực hiện có hiệu quả về phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá; bồi dưỡng giáo viên... Việc chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục các cấp, bậc học được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, đúng quy định và đã đạt kết quả khá tốt. Số lượng học sinh xếp loại giỏi tăng ở tất cả các cấp bậc; năm học 2018 - 2019 có 1.819 học sinh đạt giải Châu Á, cấp Quốc gia và cấp tỉnh. Năm học 2019 - 2020, trong tháng 10/2019, có 1.163 học sinh đạt giải trong tổng số 2.713 học sinh dự thi, đạt 43% thí sinh đạt giải [7].
Năm học 2019 - 2020, Đại học Huế có 8.598 sinh viên được gọi nhập học theo nguyện vọng, đạt 76% chỉ tiêu tuyển sinh và giảm 1,65% so với năm học trước. Các trường có số lượng sinh viên nhập học giảm: Đại học Luật giảm 7,28%; Khoa giáo dục thể chất giảm 25,0%; ĐH Nông lâm giảm 29,49%; ĐH Khoa học giảm 20,94%. Theo xếp hạng Webometrics công bố tháng 7/2019, Đại học Huế xếp hạng thứ 8 trong số 180 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam, tăng 2 bậc từ lần xếp hạng tháng 1/2019 [7].
b) Dân số, y tế và chăm sóc sức khỏe
Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 toàn tỉnh có 305.905 hộ; 1.128.620 nhân khẩu; dân số nam 558.488 người (chiếm 49,5%); dân số nữ 570.132 người (chiếm 50,5%); dân số khu vực thành thị 558.531 người (chiếm 49,5%); khu vực nông thôn 570.089 người (chiếm 50,5%). Mật độ dân số 224 người/km2, bằng 77,2% so với mật độ dân số bình quân cả nước [7].
Chương 4