Thực trạng quản lý tài nguyên rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Sử dụng chỉ số viễn thám trong giám sát và phát hiện mất rừng tại tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2017 2020 (Trang 53 - 56)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng quản lý tài nguyên rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Theo quyết định giao biên chế năm 2020 [18] của Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế, Chi cục Kiểm lâm được giao 257 biên chế, trong đó công chức là 218 biên chế, viên chức là 22 biên chế và biên chế hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP là 17 biên chế.

Bảng 4.1. Số lượng biến chế Kiểm lâm Thừa Thiên Huế năm 2020

STT Đơn vị

Biên chế giao năm 2020 Tổng

số

Biên chế công chức

Biên chế viên chức

Biên chế hợp đồng

theo NĐ 68/2000/

NĐ-CP

1 Chi cục Kiểm lâm 42 35 3 4

2 Hạt Kiểm lâm huyện Phong Điền 16 15 0 1

3 Hạt Kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên

Phong Điền 19 15 3 1

4 Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Điền 9 6 2 1

5 Hạt Kiểm lâm thị xã Hương Trà 27 23 3 1

6 Hạt Kiểm lâm thành phố Huế 10 9 0 1

7 Hạt Kiểm lâm huyện Phú Vang 9 8 0 1

8 Hạt Kiểm lâm thị xã Hương Thủy 18 17 0 1

9 Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới 29 28 0 1

10 Hạt Kiểm lâm huyện Nam Đông 28 27 0 1

11 Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lộc 16 15 0 1

12 Hạt Kiểm lâm Khu bảo tồn Sao La 14 3 10 1 13 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy,

chữa cháy rừng số 1 11 9 1 1

14 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy,

chữa cháy rừng số 2 9 8 0 1

Tổng cộng: 257 218 22 17

(Nguồn [18])

Một số nhiệm vụ, hoạt động của lực lượng Kiểm lâm Thừa Thiên Huế trong công tác bảo vệ rừng:

Tham mưu cho Giám đốc Sở trình cấp có thẩm quyền huy động các đơn vị vũ trang; huy động lực lượng, phương tiện khác của các tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn, ứng cứu cháy rừng và phá rừng nghiêm trọng trong những tình huống cần thiết và cấp bách;

Tổ chức thực hiện các biện pháp chống chặt, phá rừng trái phép và các hành vi trái pháp luật xâm hại đến rừng và đất lâm nghiệp;

Dự báo nguy cơ cháy rừng; xây dựng lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng chuyên ngành; thống kê, kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp; tham gia phòng, trừ sâu bệnh hại rừng;

Tổ chức bảo vệ các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thuộc địa phương quản lý;

Phối hợp hoạt động bảo vệ rừng đối với lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng và lực lượng bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư trên địa bàn. Sơ đồ, tổ chức bộ máy trong hoạt động bảo vệ rừng được mô tả qua Sơ đồ 4.1.

Sơ đồ 4.1. Hoạt động bảo vệ rừng của Kiểm lâm Thừa Thiên Huế

Theo Sơ đồ 4.1, hoạt động quản lý bảo vệ rừng được chia thành 3 cấp:

i) Lãnh đạo, chỉ đạo của chi cục trưởng, phó chi cục trưởng; ii) Bộ phân chuyên môn về kỹ thuật, pháp lý thuộc các đơn vị phòng ban chức năng của CCKL, đội KLCĐ và PCCCR các hạt kiểm lâm của huyện, thị xã, thành phố và hạt kiểm lâm KBT, Vườn Quốc gia Bạch Mã; iii) Trạm Kiểm lâm là đơn vị trực tiếp tham gia các hoạt động tuần tra bảo vệ rừng.

4.1.2. Công tác ứng dụng công nghệ viễn thám, GIS trong giám sát, phát hiện mất rừng

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế được sự hỗ trợ của dự án hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam giai đoạn 2 [3] (FCPF -2) và dự án Trường Sơn Xanh [5] hỗ trợ máy tính bảng, triển khai tập huấn sử dụng FRMS mobile trên máy tính bảng để thu thập các dữ liệu biến động tại thực địa thay thế cho GPS cầm tay. Ngoài ra, các lớp tập huấn về sử dụng phần mềm FRMS desktop trong theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp cũng được tổ chức. Bước đầu, các hoạt động tập huấn hỗ trợ đã góp phần giúp cho lực lượng Kiểm lâm được nâng cao năng lực trong việc cập nhật diễn biến rừng và đất lâm nghiệp theo đúng quy định của Tổng cục Lâm nghiệp về công tác theo dõi diễn biến rừng hàng năm.

Về việc ứng dụng công nghệ ảnh viễn thám, phát hiện sớm mất rừng ở Thừa Thiên Huế đã được dự án Trường Sơn Xanh hỗ trợ xây dựng hệ thống theo dõi diễn biến rừng công nghệ cao, được bắt đầu áp dụng vào tháng 5/2019. Theo thiết kế của hệ thống, việc phát hiện mất rừng dựa trên ứng dụng cảnh báo mất rừng do dự án Quản lý thiên nhiên bền vững (SNRM) xây dựng [5], công cụ này hiện nay cũng được đặt tại trang web của Cục kiểm lâm. Một trong những điểm yếu của công cụ này là việc phát hiện mất rừng sử dụng các chỉ số chung và áp dụng cho toàn quốc do vậy khi ứng dụng cho mỗi địa phương độ chính xác thường không cao. Trong nghiên cứu này cũng sẽ tham chiếu và so sánh đến kết quả của phương pháp này bằng cách sử dụng kết quả phân tích của hệ thống này với các mẫu kiểm chứng.

Như vậy, Thừa Thiên Huế là một tỉnh có biến động rất lớn về tài nguyên rừng mỗi năm. Lực lượng Kiểm lâm còn tương đối mỏng so với diện tích rừng của tỉnh. Bước đầu, lực lượng Kiểm lâm của tỉnh đã được tiếp cận với công nghệ viễn thám và GIS trong theo dõi diễn biến rừng, tuy nhiên chưa sâu và chưa có tính ứng dụng cao. Do vậy, việc phát triển công nghệ viễn thám và GIS để phát hiện mất rừng sẽ hỗ trợ cho Kiểm lâm địa phương tăng cường năng lực giám sát rừng, giảm tải công sức của con người, góp phần bảo vệ tốt hơn nguồn tài nguyên rừng của địa phương là hết sức cần thiết và ý nghĩa.

Một phần của tài liệu Sử dụng chỉ số viễn thám trong giám sát và phát hiện mất rừng tại tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2017 2020 (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)