Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Phân tích sinh cảnh sống của gấu ngựa ursus thibetanus cuvier 1823 tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông tỉnh thanh hóa (Trang 30 - 33)

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu

Dữ liệu phục vụ cho việc mô hình hóa ổ sinh thái không gian của Gấu ngựa tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, bao gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính. Ở đây, đề tài chỉ kế thừa dữ liệu không gian; còn dữ liệu thuộc tính là kết quả điều tra sinh cảnh sống của Gấu ngựa ngoài thực địa. Dữ liệu không gian đƣợc tải về từ mô hình độ cao số DEM (https://earthexplorer.usgs.gov/) và kế thừa dữ liệu bản đồ số xây dựng năm 2016 của ban quản lý KBT gồm; bản đồ địa hình KBTTN Pù Luông; bản đồ hiện trạng sử dụng đất KBTTN Pù Luông và vùng phụ cận; bản đồ hiện trạng thảm thực vật KBTTN Pù Luông; bản đồ độ che phủ, bản đồ giao thông, thủy văn,....

2.4.2.2. Phỏng vấn người dân địa phương:

Bên trong và xung quanh KBTTN Pù Luông, ở những khu vực địa hình bằng phẳng hơn, có nhiều bản làng đã sinh sống ở đây lâu đời, cuộc sống hàng ngày của người dân gắn liền với canh tác nông nghiệp và khai thác tài nguyên rừng, nên họ hiểu khá rõ về tài nguyên rừng ở khu vực xung quanh bản và quanh nương rẫy, trong đó có Gấu ngựa. Bởi vậy, tiếp cận đến mỗi khu vực bắt đầu từ một số bản làng ở xung quanh, tiến hành phỏng vấn người dân trong bản để khai thác thông tin về hiện trạng phân bố của Gấu ngựa (Khu vực nào bắt gặp Gấu ngựa và/hoặc dấu vết?Cách đây bao lâu? Vào mùa nào (Đông/Xuân/Hè/Thu)?Mô tả khái quát đặc điểm sinh cảnh nơi bắt gặp?), sau đó khảo sát theo tuyến từ bản làng vào sâu trong rừng với sự dẫn đường của thợ săn giàu kinh nghiệm.

Các thông tin có đƣợc từ phỏng vấn chỉ có ý nghĩa tham khảo để lựa chọn khu vực tìm kiếm Gấu ngựa và dấu vết, cũng như lựa chọn người dẫn đường.

2.4.2.3. Điều tra thực địa:

Gấu ngựa cư trú trong sinh cảnh sẽ lưu lại dấu vết hoạt động của nó, như:

dấu chân trên nền đất, vết cào trên vỏ thân cây, cây bụi hoặc cành nhỏ bị bẻ quặt kết tụm lại nhƣ ổ,.... Đối với sinh cảnh mà thời gian nó cƣ trú càng dài, thì dấu vết sẽ càng nhiều; do đó, có thể sử dụng mật độ dấu chân, số lƣợng vết cào, số lƣợng điểm ngồi ăn (ổ) làm chỉ tiêu để suy đoán tình trạng sử dụng sinh cảnh sống của Gấu ngựa. Dọc theo mỗi tuyến điều tra, thiết lập 5 ô mẫu (bao gồm ô mẫu lập tại điểm ghi nhận dấu vết, và ô mẫu đƣợc lập ngẫu nhiên để đối chứng); tổng cộng đã thiết lập đƣợc 175 ô mẫu, trong đó 42 ô mẫu có dấu vết của Gấu ngựa.

Tham khảo phương pháp lập ô mẫu và điều tra sinh cảnh Gấu trúc của Ngụy Phụ Văn và cộng sự; đầu tiên, thiết lập ô hình vuông (kích thước: 20m X 20m); trong ô hình vuông này, lại thiết lập 2 ô hình chữ nhật (2m X 10m) cắt vuông góc nhau tại trung tâm (Wei Fuwen et al, 1996).

Hình 2.2. Sơ đồ mô phỏng cách lập hai loại ô mẫu ngoài thực địa Đồng thời căn cứ vào tình trạng sử dụng sinh cảnh sống của loài tại khu vực nghiên cứu, đã sử dụng phương pháp đo lường và phân cấp các yếu tố hoàn cảnh nơi cƣ trú của Gấu ngựa nhƣ sau:

(1) Độ cao: sử dụng GPS để trắc định trực tiếp độ cao tuyệt đối tại trung tâm ô mẫu; phân làm 4 cấp là: < 450m; 450-600m; 600-750m; 750- 900m; và > 900m.

(2) Tính địa mạo: đặc trƣng địa mạo của khu vực ô mẫu; phân làm 03 kiểu:

Giông núi; Sườn dốc; và Khe trũng thấp.

(3) Độ dốc: sử dụng địa bàn để trắc định trực tiếp trong chỉnh thể ô mẫu (20m X 20m); kết quả đƣợc phân làm 03 cấp: Dốc thoải (< 200); Dốc xiên (200-400); và Dốc dựng (> 400).

(4) Hướng dốc: sử dụng địa bàn để trắc định trực tiếp góc lệnh Bắc của hướng phơi ô mẫu (20m X 20m); kết quả được phân làm 04 cấp: hướng Đông (450-1350); hướng Nam (1350-2250); hướng Tây (2250-3150); và hướng Bắc (3150- 450).

(5) Vị trí dốc: độ cao tương đối của ô mẫu (20m X 20m) trong chỉnh thể ngọn núi; phân làm 03 kiểu: Chân, Sườn và Đỉnh.

(6) Cự ly đến nguồn nước: sử dụng GPS kết hợp với bản đồ địa hình để trắc định khoảng cách gần nhất từ tâm ô mẫu đến nguồn nước (mó nước và suối). Phân làm 3 cấp là: Gần (< 500m); Trung bình (500m-1000m); và Xa ( >

1000m).

(7) Kiểu thảm thực vật: thảm thực vật ở khu vực nghiên cứu đƣợc phân thành 4 kiểu là: Rừng cây gỗ lớn ổn định; Rừng thứ sinh phục hồi; Rừng tre nứa và rừng hỗn giao gỗ - tre nứa; Trảng cây bụi và thảm cây trồng.

(8) Độ tàn che: sử dụng hai dải thước dây cắt vuông góc tại tâm ô mẫu (20m X 20m) để mục trắc mức độ che phủ của tán cây gỗ; kết quả đƣợc phân làm 4 cấp: < 0,30; 0,30-0,50; 0,50- 0,80; và > 0,80.

(9) Độ che phủ: sử dụng hai dải thước dây cắt vuông góc tại tâm ô mẫu (20m X 20m) để mục trắc mức độ che phủ của tán cây bụi thảm tươi; kết quả đƣợc phân làm 4 cấp: < 30%; 30-50%; 50- 80%; và > 80%.

(10) Mật độ cây gỗ: số lƣợng bình quân cây gỗ trong 2 ô mẫu(2m X 10m);

kết quả đƣợc phân làm 3 cấp: < 4 cây; 4-8 cây; và > 8 cây.

(11) Mật độ cây bụi: số lƣợng bình quân cây bụi trong 2 ô mẫu (2m X

10m); phân làm 3 cấp: < 4 cây; 4-8 cây; và > 8 cây.

(12) Mật độ cây gãy đổ: số lƣợng bình quân cây gỗ bị gãy đổ trong 2 ô mẫu (2m X 10m); phân làm 3 cấp: < 3 cây; 3-6 cây; và > 6 cây.

(13) Cự ly đến đường giao thông: sử dụng GPS kết hợp với bản đồ địa hình để trắc định khoảng cách gần nhất từ tâm ô mẫu đến đường các phương tiện cơ giới có thể lưu thông (xe máy, ô tô). Phân làm 3 cấp là: Gần (< 200m);

Trung bình (200m-400m); và Xa ( ≥ 400m).

(14) Cự ly đến khu dân cƣ: sử dụng GPS kết hợp với bản đồ địa hình để trắc định khoảng cách gần nhất từ tâm ô mẫu đến khu định cƣ (nhà dân xây dựng tương đối kiên cố, ở lâu dài). Phân làm 3 cấp là: Gần (< 500m); Trung bình (500m-1000m); và Xa ( > 1000m).

Một phần của tài liệu Phân tích sinh cảnh sống của gấu ngựa ursus thibetanus cuvier 1823 tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông tỉnh thanh hóa (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)