Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Lựa chọn mô hình nghiên cứu
Từ cơ sởlý thuyết, đặc điểm các yếu tố tác động đến việc huy động đóng góp của người dân trong việc xây dựng CSHT NTM NCNC và các công trình nghiên cứu thực nghiệm liên quan, luận văn đã xác định khung phân tích đánh giá các yếu tố tác động đến huy động đóng góp của người dân cho chương trình xây dựng NTM NC tại hình 2.1 dướiđây:
Hình 2.1: Các yếu tố tác động đến mức độ tham gia đóng góp của người dân cho chương trình xây dựng NTM NC
Từcác nhân tố ảnh hưởng, ta có mô hình tổng quát có dạng:
Y = b0.XiΠbi
logarit hoá phương trình trên ta được:
lnY = bo + b1. ln X1 + b2.X2 + b3.lnX3 + ...bi.Xi
- Y: Là biến phụ thuộc, là mức độ tham gia đóng góp của người dân cho chương - Người dân được tuyên truyền về nội
dung, ý nghĩa của chương trình
- Người dân hiểu được ý nghĩa và mục tiêu của chương trình
- Người dân biết và nắm được mức đầu tư các công trình
- Người dân được bàn bạc về chương trình
- Người dân được kiểm tra, giám sát trong quá trình xây dựng NTMNC - Người dân hiểu được hưởng thụ những thành quảcủa chương trình
Mức độtham gia đóng góp của người
dân cho chương trình xây dựng
NTMNC
tình xây dựng NTM NC - Trong đó
- bi: Các hệsốhồi quy
- X1:Người dân được tuyên truyền vềnội dung, ý nghĩa của chương trình - X2:Người dân hiểu được ý nghĩa và mục tiêu của chương trình
- X3: Người dân biết và nắm được mức đầu tư các công trình - X4:Người dân được bàn bạc về chương trình
- X5:Người dân được kiểm tra, giám sát trong quá trình xây dựng NTM NC - X6:Người dân hiểu được hưởng thụnhững thành quảcủa chương trình
Bảng 2.5. Giải thích các biến trong mô hình
Tên biến Giải thích Kỳvọng vềdấu
Biến phụthuộc
Y mức độthamgia đóng góp của người dân Biến độc lập
LnX1 Người dân được tuyên truyền về nội dung, ý
nghĩa của chương trình +
LnX2 Người dân hiểu được ý nghĩa và mục tiêu của
chương trình +
LnX3 Người dân biết và nắm được mức đầu tư các
công trình +
LnX4 Người dân được bàn bạc về chương trình + LnX5 Người dân được kiểm tra, giám sát trong quá
trình xây dựng NTM NC +
Ln X6 Người dân hiểu được hưởng thụ những thành
quảcủa chương trình +
2.2.2. Phươngphápchọn điểmnghiêncứuvàđiềutra
Để phục vụ đề tài chúng tôi chọn 4 xã xây dựng NTM NC
- Để thực hiện Luận văn trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai,
chúng tôi lựa chọn 4 xã có tính chất đặc thù để khảo sát, điều tra và thu thập số liệu, đó là xã Quảng Tiến, Trung Hoà, Hưng Thịnh và Bình Minh. Điểm được chọn là địa bàn có tính đặc trưng và tính đại diện cho từng khu trong huyện, đây cũng là các điểm được huyện lựa chọn tập trung đầu tư xây dựng mô hình NTM NC.
- Để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 2 đối tượng chính: người dân và lãnh đạo tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể địa phương.Cách thức thu thập: Qua phiếu điều tra được thiết kế theo những nội dung liên quan đến đề tài và ghi chép nội dung phỏng vấn.
Bảng 2.6:Một sốthông tin cơ bản vềcác xã nghiêncứu Chỉtiêu ĐTV Quảng
Tiến
Trung Hòa
Hưng Thịnh
Bình Minh 1.Tổng diện tích đất
tựnhiên ha 710,13 1.494,11 1.695,91 1.447,13
+ Đất nông nghiệp ha 531,87 1.264,11 1.525,51 750,55 +Đất phi nông
nghiệp ha 178.26 230,00 170,40 696,58
+Đấtchưa sửdụng ha 0 0 0 0,0
1.Tổng dân số Người 15.161 11.890 10.318 20.042
2.Tổg sốhộ Hộ 3.846 2.963 2.117
3.Tổng số ấp Ấp 4 2 3 3
Nguồn: (UBND các xã Quảng Tiến, Trung Hoà, Hưng Thịnh và Bình Minh) + Đối với cán bộ: Tiến hành phỏng vấn 20 cán bộ ở 4 xã điều tra, mỗi xã phỏng vấn 05 cán bộ, bao gồm 01 cán bộ làm công tác Đảng (Bí thư Đảng ủy hoặc 01 bí thư chi bộ kiêmtrưởng ban công tácmặt trận thôn, khu dân cư), 02 cán bộ làm công tác chính quyền (chủ tịch UBND xã, cán bộ phụ trách xây dựng NTM hoặc trưởng ấp), 02 cán bộ làm công tác đoàn thể (chủ tịch cáchội đoàn thể xã,trưởng các chihội ở thôn, khu dâncư).
Tiêu chí lựa chọn cán bộ phỏng vấn là những người đang công tác liên quan trực tiếp đến việc lãnhđạo, chỉ đạo, quảnlý,điều hành,tổ chức triển khai thực hiện trong việc huy động sự đóng góp của người dân và cộng đồng trong xâydựng CSHT NTM NC.
+ Đối với người dân: Phỏng vấn 260 người dân ở 4 xã, mỗi xã điều tra phỏng vấn 65 người dân (mang tính đại diện), thành phần có nam, nữ, già, trẻ, thanh niên, hội viên các đoàn thể (thanh niên, phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh,...), các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã; là những người trực tiếp tham gia việc đóng góp (tiền của, công sức, trí tuệ, vật tư,...) xây dựng các công trìnhở nông thôn,như đường giao thông, kênhmương, trường học,...
Tổng số mẫu điềutra là 280 mẫu.
- Chuẩn bị phiếu điều tra cho từng đối tượng. Phỏng vấn trực tiếp đến tận hộ điềutra để trả lờicác câuhỏi. Sauđó, tổng hợp các ý kiến trả lời phỏng vấn về xây dựng CSHT NTM NC để có ý kiến kết luận chính xác cho từng vấn đề. Tuy nhiên, trong thực tế, số lượng mẫu thu về:
Bảng 2.7: Số lượng mẫu điều tra
STT Xã Sốhộ điều tra Tỷlệ(%)
1 Quảng tiến 61 24,4
2 Trung Hoà 63 25,2
3 Hưng Thịnh 62 24,8
4 Bình Minh 64 25,6
Tổng cộng 250 100
2.2.3 .Phươngpháp thu thập sốliệu
- Nguồn tài liệu thứ cấp: thu thập từ các báo cáo tổng hợp của các cơ quan liên quancủa huyện, xã, các công trình nghiên cứu có liên quan, các văn bản chính sáchcủaChính phủ,sách báo, thông tin trên internet,...
- Nguồn tài liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp 280 đối tượng là cán bộ và người dân thông qua phiếu điều tra đã chuẩn bị trước, nội dung về huy động đónggópcủa ngườidân trong xâydựngcác công trình trên địabàn.
2.2.4 .Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Số liệu điều tra sau khi thu thập được làm sạch và xử lý bằng phần mềm Excel. Sốliệu sau đó được phân tích thông qua các công cụphân tích thống kê:
- Sử dụng các phương pháp thống kê mô tả để đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu như người dân được tuyên truyền nội dung, hiểu được ý nghĩa, nắm được mức đầu tư các công trình, được tham gia bàn bạc, kiểm tra giám sát, hiểu được hưởng thụthành quảtừnhững công trình.
- Sửdụng phương pháp phân tích hồi quy (mô hình hồi qui tuyến tính) thông qua phần mềm SPSS để xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến mức độ tham gia đóng góp của người dân.
Sau khi xây dựng và tính toán được các tham sốcủa hàm hồi quy, nghiên cứu cần tiến hành các kiểm định sau:
+ Kiểm định tương quan từng phần của hệsốhồi quy + Kiểm định mức phù hợp của mô hình;
+ Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
+ Kiểm định hiện tượng phương sai của phần dư thay đổi.
2.2.5. Các chỉtiêu nghiên cứu
- Người dân được tuyên truyền vềnội dung, ý nghĩa của chương trình -Người dân hiểu được ý nghĩa và mục tiêu của chương trình
-Người dân biết và nắm được mức đầu tư các công trình -Người dân được bàn bạc về chương trình
-Người dân được kiểm tra, giám sát trong quá trình xây dựng NTM NC -Người dân hiểu được hưởng thụnhững thành quảcủa chương trình
- Các kết qủa phân tích mô hình hồi quy tuyến tính về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia đóng góp của người dân trên địa bàn huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận văn đã làm rõ các nội dung cơ bản nhưsau:
1. Tổng quan về đặc điểm về tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Trảng Bom
2. Phương pháp nghiên cứu: Lựa chọn mô hình nghiên cứu, xây dựng khung phân tích và mô hình lượng hoá các yếu tố tác động đến mức độ tham gia đóng góp của người dân trên địa bàn huyện Trảng Bom. Xây dựng mô hình gồm 1 biến phụthuộc là biến mức độ tham gia đóng góp của người dân trên địa bàn huyện Trảng Bom và 6 biến độc lập: người dân được tuyên truyền vềnội dung, ý nghĩa của chương trình, người dân hiểu được ý nghĩa và mục tiêu của chương trình, người dân biết và nắm được mức đầu tư các công trình, người dân được bàn bạc về chương trình, người dân được kiểm tra, giám sát trong quá trình xây dựng NTM NC, người dân hiểu được hưởng thụ những thành quả của chương trình. Xây dựng khung phân tích và mô hình lượng hóa các yếu tố tác động đến mức độ tham gia đóng góp của người dân trên địa bàn huyện Trảng Bom.
Chương3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN