Kết quả các hoạt động sản xuất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng ảnh máy bay UAV độ phân giải cao để thành lập bản đồ rừng và đề xuất các giải pháp quản lý rừng bền vững tại vườn quốc gia xuân thủy tỉnh nam định (Trang 72 - 75)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.7. Thực trạng công tác quản lý

4.7.2. Kết quả các hoạt động sản xuất lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, VQG Xuân Thủy đã phối hợp tốt với chính quyền địa phương các cấp tuyên truyền pháp luật của nhà nước đối với bảo vệ và phát triển rừng như: Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Nghị định 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng, Quyết định 186/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy chế quản lý rừng.

Lực lượng kiểm lâm huyện Giao Thủy đã phân công cụ thể cán bộ phụ trách

địa bàn phối hợp với lực lượng bộ đội biên phòng, phối hợp với cán bộ VQG nên đã ngăn chặn được nhiều vụ khai thác rừng làm chất đốt, chặt phá rừng bừa bãi làm đầm nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, công tác quản lý bảo vệ rừng vẫn còn có những hạn chế. Hoạt động khai thác hải sản ven bờ của người dân vẫn còn nhiều bất cập.

Nhiều người đánh bắt hải sản trong rừng ngập mặn, tự do đào bới gốc cây rừng gây hại đến sinh trưởng phát triển của cây ngập mặn mới trồng, các hoạt động phá rừng làm đầm nuôi trồng thủy sản vẫn tiếp tục tuy chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, cục bộ nhưng cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng của rừng ngập mặn cũng như môi trường sống cho các loài sinh vật đặc biệt là các loài chim.

b) Công tác trồng rừng

Rừng phòng hộ vùng ven biển được mở rộng và phát triển nhanh. Được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ thông qua chương trình 327, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (Chương trình 661) và đầu tư của Hội chữ thập đỏ Đan Mạch, trên những diện tích bãi triều có thể trồng được rừng, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức trồng rừng hàng năm đều đặn.

c) Hoạt động các dự án lâm nghiệp

- Dự án của hội chữ thập đỏ Đan Mạch: Hoạt động từ năm 1993 đến năm 2004. Dự án đã góp phần xây dựng rừng ngập mặn ven biển của tỉnh và hỗ trợ nâng cao đời sống của một bộ phận nhân dân vùng ven biển.

- Dự án chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (dự án 661): Thực hiện từ năm 1999 đến năm 2010. Dự án đã khôi phục và phát triển hầu hết những diện tích đất bãi triều có khả năng trồng rừng thành rừng ven biển hiện nay, đồng thời xây dựng các đai rừng phía trong đê biển và rừng vùng đồi gò, hệ thống cây xanh trên địa bàn tỉnh đã góp phần hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo vệ môi trường sinh thái các khu du lịch, di tích lịch sử, các khu đô thị và trung tâm các huyện lỵ.

- Dự án xây dựng và phát triển vùng lõi Vườn quốc gia Xuân Thủy: Dự án đi vào hoạt động từ năm 2003, đến nay đã góp phần vào công tác bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng ven biển, bảo tồn các loài động vật quý hiếm, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển du lịch sinh thái và giáo dục cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường.

- Dự án xây dựng đầu tư vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy Đơn hỗ trợ xây dựng các Trung tâm học tập cộng đồng, Trường học, Trạm y tế, Nhà văn hoá xóm, đường sá, cầu cống, nạo vét kênh mương thuỷ lợi nội đồng.

- Dự án của Chương trình Liên minh đất ngập nước quốc tế (WAP).

- Dự án hỗ trợ các mô hình:"Trồng nấm , nuôi ong, làm VAC, nghiên cứu quy hoạch phát triển các sinh kế thay thế bền vững...". Song song với các sinh kế là các hoạt động tăng cường năng lực cho Ban quản lý và các bên liên quan thông qua các chương trình giám sát và đào tạo kỹ năng.

- Dự án của Trung tâm bảo tồn biển và phát triển cộng đồng (MCD): Dự án hợp tác với VQG Xuân Thuỷ và Chính quyền địa phương để thực hiện các hoạt động tạo lập sinh kế thay thế bền vững và góp phần tăng cường năng lực cho cộng đồng dân khu vực xã Giao Xuân.

- Dự án: “Nghiên cứu biến đổi khí hậu, các vấn đề sử dụng đất và cơ chế thích nghi” Dự án do DANIDA tài trợ cho Trung tâm nghiên cứu biến đối khí hậu - Đại học quốc gia Hà Nội chủ trì phối hợp thực hiện với các đối tác địa phương vùng châu thổ Sông Hồng (trong đó VQG Xuân Thuỷ được chọn làm điểm trọng yếu).

Dự án thực hiện các hoạt động nghiên cứu quan trắc biến đổi khí hậu ở khu vực, các thay đổi về sử dụng đất của cộng đồng ven biển ở khu vực và đề xuất các giải pháp thích nghi.

- Dự án: Xây dựng Bộ cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học do JICA- Nhật bản tài trợ đã lựa chọn tỉnh Nam Định và VQG Xuân Thuỷ làm điểm để thực hiện Pha I.

- Dự án: Nghiên cứu mối tương quan giữa Văn hóa bản địa với tập quán sử dụng tài nguyên thủy sản ở vùng lõi Khu DTSQ châu thổ Sông Hồng, Do UNESCO tại Hà Nội tài trợ cho VQG Xuân Thuỷ và BQL Khu DTSQ châu thổ Sông Hồng thực hiện trong kế hoạch năm 2010-2011.

- Dự án: Xoá bỏ rào cản trong công tác bảo tồn thiên nhiên ở VQG Xuân Thuỷ của UNDP/GEF do Tổng cục môi trường thực hiện (từ 2011-2014).

* Các dự án hợp tác khác:

- Hợp tác với Viện khoa học Lâm nghiệp và Viện Khoa học quản lý môi

trường thực hiện đề tài: Quan trắc các ô định vị Rừng ngập mặn (RNM) - Lượng giá hệ sinh thái RNM và bảo tồn Hệ sinh thái đất nước ở khu vực VQG Xuân Thuỷ.

- Hợp tác với SJ Việt Nam thực hiện dự án cung cấp tình nguyện viên quốc tế cho các hoạt động bảo tồn & phát triển VQG Xuân Thuỷ trong 03 năm (2009-2012).

- Hợp tác với IUCN và Mangrove for future thực hiện dự án: “Xây dựng và tổ chức thực thi cơ chế đồng quản lý sử dụng khôn khéo và bền vững nguồn lợi thủy sản dưới tán rừng ngập mặn ở khu vực VQG Xuân Thủy”.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng ảnh máy bay UAV độ phân giải cao để thành lập bản đồ rừng và đề xuất các giải pháp quản lý rừng bền vững tại vườn quốc gia xuân thủy tỉnh nam định (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)