Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.8. Đề xuất các biện pháp quản lý rừng bền vững tại Vườn quốc gia Xuân Thủy
Giải pháp bảo vệ rừng
Để duy trì được môi trường sinh thái bền vững, phòng hộ ven biển có hiệu quả, vấn đề bảo vệ diện tích rừng hiện có và rừng trồng mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách hiện nay, các giải pháp cụ thể là:
- Xác định cụ thể diện tích, chất lượng của rừng, lập hồ sơ quản lý, bảo vệ rừng, đóng mốc, bảng nội quy bảo vệ rừng.
- Tăng cường lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng tại các xã ven biển có rừng, tăng cường cán bộ trẻ có năng lực và nghiệp vụ chuyên môn, thường xuyên tuần tra kiểm soát ngăn chặn những tác động tiêu cực vào rừng như khai thác củi, chăn thả gia súc, đánh bắt thủy sản…
- Bảo vệ rừng tự nhiên và tiến đến đóng cửa rừng, không cho khai thác rừng tự nhiên. Nêu cao công tác bảo vệ rừng đặc biệt phòng chống cháy rừng đặc biệt vào mùa khô hoặc do sự bất cẩn của con người;
- Tuyên truyền, giáo dục nhân dân tham gia bảo vệ rừng.
- Xử phạt nghiêm minh những trường hợp xâm hại đến rừng và khen thưởng những cá nhân có thành tích trong công tác bảo vệ rừng.
- Kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng kiểm lâm và lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ rừng chuyên trách tại các xã. Có phương án phối hợp công tác bảo vệ rừng giữa các địa phương và các lực lượng chức năng như Kiểm lâm, Bộ đội biên phòng
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện cho các lực lượng bảo vệ rừng nhằm nâng cao hiệu quả công tác, góp phần cải thiện điều kiện đời sống vật chất và tinh thần cho lực lượng bảo vệ rừng. Do đặc điểm địa hình ven biển kéo dài qua nhiều xã, công tác bảo vệ rừng còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là phương tiện đi lại trên biển, vì vậy cần đầu tư thuyền máy cho lực lượng bảo vệ rừng;
Giải pháp phát triển rừng
Cần tăng cường trồng rừng và tái trồng rừng, đầu tiên là tại các lưu vực sông, phủ xanh đất trống tại các bãi bồi, bảo vệ và phát triển các khu rừng ngập mặn. Cụ thể tại Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, ngoài việc bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn,
rừng tự nhiên và rừng trồng như Trang cần tiếp tục trồng hỗn giao các loài đâng, bần chua để lấn biển mà dự án của Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch đã thực hiện từ 1997 đến 2004. Thêm vào đó, cần có kế hoạch trồng một số loài cây ngập mặn chịu sóng, gió như mắm biển ở bờ ngoài Cồn Ngạn tạo ra dải rừng tiên phong mở rộng diện tích rừng ngập mặn. Bên cạnh đó, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ cũng cần đầu tư cho rừng phòng hộ và rừng đặc dụng nhằm ngăn cản gió bão, bảo vệ đê biển, phòng chống thiên tai cho cộng đồng dân cư, điều hoà khí hậu, góp phần cải thiện đời sống nhân dân;
Cần tiếp tục phát triển diện tích và chất lượng rừng trồng thông qua trồng rừng mới trên diện tích bãi bồi, đất chưa có rừng, trồng bổ sung những vị trí chưa thành rừng và chăm sóc rừng, các giải pháp cụ thể như sau:
- Lựa chọn loài cây trồng: căn cứ vào điều kiện tự nhiên và kinh nghiệm từ quá trình thực hiện chương trình 5 triệu ha rừng lựa chọn các loài thích hợp để trồng rừng là: bần, trang, phi lao, keo, bạch đàn...
Trong đó cây bần thích hợp nhất để trồng rừng ngập mặn vì loài cây này sinh trưởng và phát triển nhanh khỏe chống chịu được với sóng, gió và sinh vật hà biển gây hại. Loài cây trang mặc dù khá dễ trồng và sinh trưởng phát triển nhanh nhưng bị hà biển gây hại rất nặng nên tỉ lệ thành rừng không cao. Loài cây trồng rừng trên cạn là cây phi lao.
Giải pháp kỹ thuật
Thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật lâm sinh về trồng và chăm sóc rừng trồng đối với từng loài cây cụ thể:
Tiếp tục quan tâm thực hiện các giải pháp nâng cao đời sống người dân vùng đệm và chia sẻ lợi ích từ các nguồn lợi của đất ngập nước thông qua các mô hình lâm-ngư kết hợp nhằm khai thác tiềm năng tự nhiên của vùng đất ngập nước ven biển, vừa bảo vệ rừng, vừa tăng thu nhập trên đơn vị diện tích vừa đảm bảo sản xuất bền vững.
- Những mô hình lâm - ngư kết hợp bền vững có sự tham gia của cộng đồng cần thực hiện là:
+ Nuôi trồng thuỷ sản quảng canh hoặc quảng canh cải tiến trong rừng ngập mặn, với các loài thuỷ sản tự nhiên là: tôm, cua, ngao…
+ Nuôi vịt trời trong rừng ngập mặn.
+ Nuôi ong: Vào mùa cây rừng ngập mặn ra hoa có thể kết hợp nuôi ong mật, cứ khoảng 100 ha rừng ngập mặn có thể nuôi từ 20 - 30 đàn ong.
- Biện pháp kỹ thuật: Khi thực hiện mô hình lâm - ngư kết hợp hình thức nuôi thủy sản phải thực hiện theo phương thức quảng canh hoặc quảng canh cải tiến (nuôi sinh thái):
+ Nuôi quảng canh là hình thức nuôi có bổ sung một số con giống ngoài nguồn giống tự nhiên sẵn có, không bổ sung thức ăn (dựa hoàn toàn vào tự nhiên);
+ Nuôi quảng canh cải tiến là hình thức nuôi có bổ sung thêm thức ăn nhân tạo ngoài lợi dụng thức ăn tự nhiên và chỉ chuyên nuôi một loài nhất định, có mật độ thả thấp.
Giải pháp về công tác quản lý
Tăng cường năng lực quản lý của Ban quản lý VQG.
- Xây dựng kế hoạch quản lý và sử dụng tài nguyên rừng, biển, đất ngập nước vũng lõi VQG có sự tham gia của cộng đồng địa phương. Hoàn thiện hệ thống bản đồ rải thửa cho VQG, xác định, đóng mốc giới để tăng cường biện pháp quản lý.
- Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan (Hạt kiểm lâm, Phòng Nông nghiệp huyện Giao Thủy và VQG). Xây dựng thể chế và cơ chế phối hợp giữa các bên tham gia quản lý (huyện, Hạt kiểm lâm, xã và VQG)
- Xây dựng quy chế cộng đồng quản lý và sử dụng tài nguyên đất ngập nước tại VQG Xuân Thủy.
- Đào tạo kỹ năng quản lý theo luật và quy chế đồng thời xây dựng cơ chế phối hợp thực thi luật, đưa cơ chế giám sát thực hiện này vào các chương trình hoạt động và kế hoạch quản lý ở cấp địa phương.
Giải pháp về khoa học công nghệ
- Áp dụng công nghệ cao về Viễn thám & GIS để theo dõi giám sát tài nguyên rừng hàng năm của VQG Xuân Thủy;
- Coi trọng việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất, thực hiện chuyển giao công nghệ trực tiếp để cộng đồng địa phương tự năm bắt, thông qua các dự án, các chương trình khoa học để đẩy nhanh tốc độ phất triển nhất là lĩnh vực thủy sản, nông nghiệp.
Giải pháp về đầu tư
- Thu hút vốn đầu nước ngoài thông qua các khoản viện trợ không hoàn lại thông qua các hợp tác song phương, đa phương và nguồn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ về việc hỗ trợ công tác quản lý tài nguyên rừng, đất ngập nước, hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng địa phương, hỗ trợ xây dựng chương trình giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng suy thoái rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, tăng cường trữ lượng các bon rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng ngập mặn và ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Phát huy tối đa việc lồng ghép các dự án khác đang thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.
Giải pháp về cơ chế chính sách
- Để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý bảo vệ rừng và tài nguyên đất ngập nước cần triển khai công tác giao đất, giao rừng, giao khoán bảo vệ rừng cho cá hộ gia đình quản lý bảo vệ (vùng đệm VQG);
- Tiếp tục thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần để hỗ trợ người dân các xã vùng đệm;
Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
- Đào tạo được cán bộ của VQG về nâng cao năng lực Viễn thám & GIS để chủ động trong việc theo dõi, giám sát tài nguyên rừng ngập mặn hàng năm; nâng cao năng lực trong việc ứng phó biến đổi khí hậu, dịch vụ môi trường rừng ngập mặn...;
- Chuyển giao kỹ thuật, tuyên truyền giáo dục theo hình thức: cán bộ của VQG tập huấn cho các tập huấn viên của xóm, thôn sau đó các tập huấn viên này sẽ hướng dẫn, phổ biến cho nhân dân trong thôn, xóm (theo hình thức đào tạo tiểu giáo viên TOT);
- Đối với con em địa phương cần gửi đi học các lớp kỹ thuật, nghề, tham quan các mô hình phát triển sinh kế trong và ngoài địa phương để về xây dựng quê hương.
- Đối với VQG khi có các dự án cần ưu tiên đến việc sử dụng các lực lượng cán bộ của cơ quan, lực lượng lao động địa phương.
- Thu hút tình nguyện viên quốc tế để hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ của VQG, cộng đồng người dân địa phương về các lĩnh vực bảo tồn, phát triển sinh kế, ứng phó biến đổi khí hậu, ngoại ngữ....
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Ảnh chụp bằng thiết bị bay không người lái UAV có độ phân giải cao đến 5 cm có thể phân biệt rõ cấu trúc tầng tán, màu sắc, hình dạng kết hợp với đặc điểm sinh thái của cây nên phù hợp với công tác xây dựng bản đồ hiện trạng rừng đặc biệt tại các khu vực diện tích rừng có diện tích không quá lớn như các công ty Lâm nghiệp, VQG, Khu bảo tồn, Khu rừng đặc dụng... Có thể ứng dụng công nghệ này để xác định vị trí phân bố của một số loài cây nhất định.
Điều kiện bay chụp cần bãi đáp đường kính 40 m, tốc độ gió 7m/s và thời tiết tốt nhất là có nắng ít mây.
Công nghệ bay chụp có tính ứng dụng cao trong thực tiễn không chỉ riêng của ngành lâm nghiệp.
Kết quả phân loại, giải đoán ảnh là cơ sở khoa học và có tính ứng dụng cao hỗ trợ cho VQG Xuân Thủy trong công tác quản lý, giám sát tài nguyên rừng. Tổng diện tích đất có rừng 1.008 ha chiếm 14,2% tổng diện tích vùng lõi VQG, đất không có rừng 6.091 ha chiếm 85,8% diện tích VQG Xuân Thủy.
Kết quả nghiên cứu và thử nghiệm ảnh UAV cho thấy so với các loại ảnh vệ tinh thông thường đang phổ biến sử dụng trong ngành lâm nghiệp như SPOT5, SPOT6, VNREDSAT 1, QuickBird, ảnh UAV có ưu điểm nổi trội hơn rất nhiều về độ phân giải không gian (0,05 m so với 0,6m – 5m), về cấu trúc, độ sắc nét, trực quan của người sử dụng khi ứng dụng ảnh UAV cho các mục tiêu, mục đích khác nhau.
Kết quả nghiên cứu đã xác định được diện tích đất có rừng tăng 112 ha, đất trống tăng 1.701 ha, đất mặt nước giảm 1.813 ha trong giai đoạn từ năm 2000 – 2015 là dữ liệu quan trọng để cho các cấp, ngành theo dõi biến động và là dữ liệu phục vụ cho các chương trình, dự án chưa, đã đầu tư vào VQG Xuân Thủy.
Kết quả nghiên cứu cũng đã đưa ra 8 nhóm giải pháp (Giải pháp về bảo vệ rừng, về phát triển rừng, giải pháp về kỹ thuật, giải pháp về công tác quản lý, giải pháp về khoa học công nghệ, giải pháp về đầu tư, giải pháp về cơ chế chính sách và giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực) để tăng cường công tác quản lý rừng bền vững tại VQG
Xuân Thủy cũng như khuyến nghị thực hiện một số mô hình sinh kế tăng thu nhập cho cộng đồng người dân các xã vùng đệm.
2.Tồn tại
Quy trình xin thủ tục cấp phép bay còn rất phức tạp khiến cho việc ứng dụng công nghệ vào thực tiễn còn nhiều khó khăn. Cần có cơ chế đơn giản hóa thủ tục cho các đơn vị nghiên cứu trực thuộc bộ để nhanh chóng ứng dụng công nghệ trên vào thực tiễn.
Thời gian bay ngắn nên chỉ ứng dụng được trên phạm vi hẹp vì vậy áp dụng công nghệ đối với các vườn quốc gia, khu bảo tồn có diện tích nhỏ trong công tác theo dõi diễn biến rừng là phù hợp.
Kết quả nghiên cứu trong một thời gian ngắn do vậy để khai thác hết các tiềm năng của ảnh máy bay UAV trong việc theo dõi đánh giá tài nguyên rừng, đa dạng sinh học còn hạn chế.
3. Kiến nghị
Trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu sâu thêm các tiềm năng và ứng dụng ảnh máy bay UAV vào thực tiễn sản xuất cũng như nghiên cứu nhằm hỗ trợ cho công tác theo dõi, đánh giá tài nguyên rừng, tính toán sinh khối rừng.
Một số giải pháp trong nghiên cứu đưa ra dựa trên quá trình tổng hợp dữ liệu, đánh giá hiệu quả từ các dự án khác nhau kết hợp quá trình tham vấn cán bộ VQG, phòng Nông nghiệp huyện Giao Thủy và mộ số hộ dân. Do vậy nhóm giải pháp đưa ra cần được tiếp tục nghiên cứu thêm để có thể ứng dụng vào thực tiễn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường ( 2012) Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam. NXB Tài nguyên-Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (2007), Chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, Hà Nội.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường ( 2012), Báo cáo quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thủy, Hà Nội.
4. Phạm Mạnh Cường (2010), Tác động của BĐKH tới tài nguyên rừng củaViệt Nam, Hội thảo về Chương trình nghiên cứu BĐKH, Hà Nội.
5. Nguyễn Viết Cách (2011), Kinh nghiệm quản lý VQG-Khu Ramsar Xuân Thủy, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia hà Nội, NXB,KHKT, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Thanh Hương – Trường Đại học Tây Nguyên, (2010),Ứng dụng phương pháp tính toán trữ lượng rừng từ ảnh SPOT5, Luận văn tiến sỹ, Đắk Lắk .
7. Nguyễn Xuân Hiền (2007), Tác động của Biến đổi khí hậu – nước biển dâng trên địa bàn,Cà Mau.
8. Trương Quang Học (2007), “Biến đổi khí hậu, Đa dạng sinh học và phát triển bền vững”, Tạp chí Bảo vệ Môi trường, Số 7, 2007, Hà Nội.
9. Phan Nguyên Hồng &cs(2007), Đa dạng sinh học ở VQG Xuân Thủy. MERC-MCD, Hà Nội.
10. Phạm Ngọc Lãng(2013), Đề tài Chế tạo tổ hợp máy bay không người lái phục vụ nghiên cứu khoa học (2013), Viện Công nghệ không gian – HTI, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội.
11. Hoàng Thị Thanh Nhàn, Hồ Thanh Hải, Lê Xuân Cảnh (2013), Đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Xuân Thuuyr, tỉnh Nam Định. Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 5, Nam Định
12. OXFAM (2008),Việt Nam – Biến đổi khí hậu, sự thích ứng với người nghèo, Hà
Nội.
13. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định(2007), Kế hoạch quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định.
14. Phan Văn Tân và cộng sự(2010), Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự báo và giải pháp chiến lược ứng phó, Báo cáo Tổng kết Đề tài KC08.29/06- 10, Bộ Khoa học và Công Nghệ, Hà Nội.
15. Nguyễn Văn Thắng và cộng sự(2010), Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các điều kiện tựnhiên, tài nguyên thiên nhiên và đề xuất các giải pháp chiến lược phòng tránh, giảm nhẹ và thích nghi, phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội ởViệt Nam, Báo cáo Tổng kết đề tài KC.08.13/06-10.
Viện Khoa học KTTV và Môi trường, Hà Nội.
16. Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) (2007), Đa dạng sinh học ở Vườn Quốc Gia Xuân Thuỷ, Nam Định
17. Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) (2007), Đặc điểm kinh tế-xã hội ở Vườn Quốc Gia Xuân Thủy, Nam Định.
18. Ngô Văn Tú - Dự án NFA - hỗ trợ kỹ thuật điều tra rừng và cây phân tán (2012), Báo cáo xây dựng bản đồ rừng và đất lâm nghiệp cho công tác điều tra kiểm kê rừng ở Việt Nam, Hà Nội.
19. Trung tâm TNMT Lâm nghiệp (2010 – 2011), Báo cáo đề tài Nghiên cứu các chỉ số trên ảnh SPOT5 tính toán trữ lượng rừng, Hà Nội.
20. Trung Tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghiệp, Viện ĐTQHR (2011), Báo cáo xây dựng bản đồ hiện trạng rừng quá khứ và đánh giá diễn biến rừng hai huyện Di Linh và Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng, Lâm Đồng.
21. Trung Tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghiệp, Viện ĐTQHR (2010), Báo cáo đánh giá biến động rừng liên quan đến phát thải khí nhà kính tỉnh Bắc Cạn giai đoạn 1990,1995,2000,2005,2010, Bắc Cạn.
22. Viện Điều tra quy hoạch rừng (2006), Chương trình điều tra đánh giá theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc giai đoạn 2001 – 2005, giai đoạn 2006 -2009.
Báo cáo tổng hợp kết quả, Hà Nội.