ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng và giá trị bảo tồn của các loài bò sát reptilia và ếch nhái amphibia ở khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ tỉnh bắc kạn (Trang 21 - 25)

3.1. Điều kiện tự nhiên

(Thông tin theo tài liệu: Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng bền vững Khu BTTN Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2012-2020).

3.1.1. Vị trí địa lý

KBTTN Kim Hỷ tỉnh Bắc Kạn nằm trên địa bàn của các xã: Kim Hỷ, Ân Tình, Lạng San, Lương Thượng, Cao Sơn, Vũ Muộn thuộc địa bàn của các huyện Na Rì, Bạch Thông (Bắc Kạn). Được đề xuất thành lập Khu bảo tồn từ năm 1997, đến 2003 KBTTN Kim Hỷ mới chính thức được thành lập theo Quyết định 1804/QĐ-UB ngày 01/09/2003 của UBND tỉnh Bắc Kạn. Tổng diện tích tự nhiên 14.772 ha. Diện tích vùng đệm 20.528 ha.

*Toạ độ địa lý:

Từ 22010’40’’ đến 22018’40’’ vĩ độ Bắc Từ 105054’25’’ đến 106008’40’’ kinh độ Đông 3.1.2. Địa hình

Khu vực có địa hình chủ yếu là núi đá vôi, thuộc hệ thống cánh cung Ngân Sơn và Bắc Sơn. Địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đá vôi, núi đá, đồi đất độc lập và các thung lũng hẹp. Độ dốc trung bình 25- 300, có nhiều nơi dốc đứng. Hiện tượng Caster hoá diễn ra rất mạnh, bao gồm caster bề mặt và caster ngầm, tạo nên nhiều hang động và sông ngầm. Khu vực được chia làm 2 vùng rõ rệt:

Vùng núi đá: nằm ở phía Tây và Tây Nam khu vực, đây là vùng rừng trên núi đá vôi tập trung, địa hình phức tạp, gồm nhiều đỉnh cao, độ cao trung bình 600- 700m độ dốc 25-35o có nơi >45o.

Vùng núi đất: nằm ở phía Bắc và phía Đông - Đông Nam khu vực địa hình ít phức tạp, độ cao trung bình từ 400-600 m độ dốc từ 25-30o.

3.1.3. Địa chất, đất đai

Địa chất: Nền địa chất khu vực nghiên cứu có nguồn gốc trầm tích nằm trong quy luật tạo sơn chung của vùng Đông Bắc nước ta, với các sản phẩm trầm tích chủ yếu là bột kết và cát kết phân lớp mỏng, phiến thạch sét, cuội kết hạt nhỏ và sỏi kết màu xám cùng đá vôi màu đen và xám sáng khó phong hóa.

Đất đai: Khu vực có 4 loại đất chính phát triển trên đá vôi, đá Carbonitit, phiến thạch sét và đá biến chất. Trong đó chủ yếu là đất Feralit phát triển trên các sản phẩm của đá vôi.

3.1.4. Khí hậu thủy văn

(Thông tin theo tài liệu: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010-2020)

a. Khí hậu: Kim Hỷ thuộc khu vực khí hậu vùng núi cao phía Bắc Việt Nam, một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

+ Lượng mưa bình quân hàng năm 1500 mm, cao nhất là 1680 mm, mưa tập trung vào tháng 6, 7 chiếm 60% lượng mưa cả năm.

+ Độ ẩm không khí bình quân năm là 82%, cao nhất là 89% vào các tháng 6-7, thấp nhất là 70% vào tháng 12.

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân năm là 21,6oC, nhiệt độ tối cao 38,6oC, nhiệt độ tối thấp là2oC.

b. Thủy văn: Trong khu vực nghiên cứu có sông Bắc Giang và hệ thống suối bắt nguồn từ các núi cao, các thung, áng trên các dãy núi đá vôi dẫn nước đưa về sông Bắc Giang. Hướng chảy từ Tây sang Đông khu vực, lưu lượng nước chảy mạnh về mùa hè, mùa đông nước rất cạn. Các hệ suối gồm có: suối Pắc Bó (xã Ân Tình), suối Kim Vân, Khuổi Luộc, Khuổi Khoang xã Kim Hỷ, suối Khau Lạ, Khuổi Sua xã Lạng San, suối Lủng Pảng xã Côn Minh có nước quanh năm nhưng lúc nhiều lúc ít theo mùa mưa. Do hiện tượng Caster, nước ở các suối tụt xuống các ngầm sâu nên một số con suối có đoạn chảy nổi trên mặt đất, có đoạn chảy ngầm trong lòng đất, mùa mưa nước chảy mạnh, mùa khô rất thiếu nước.

e. Tài nguyên rừng

KBTTN Kim Hỷ có độ che phủ rừng khá lớn, khoảng trên 60%. Chủ yếu là rừng tự nhiên trên núi đá vôi và núi đất xa khu dân cư nên trữ lượng còn khá lớn, ở một số khu vực (Cao Sơn, Vũ Muộn, Kim Hỷ…) có nhiều nơi có trạng thái IIIA2 hoặc IIIA3. KBTTN Kim Hỷ có tới 1.072 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 608 chi của 172 họ, 5 ngành thực vật. Trong đó có 59 loài thực vật bị đe dọa tuyệt chủng cấp quốc gia ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (năm 2007) và 22 loài bị đe dọa cấp độ toàn cầu ghi trong Danh lục Đỏ thế giới (IUCN 2013). Về động vật ghi nhận được tại khu vực 458 loài động vật thuộc 99 họ, 28 bộ thuộc các lớp Thú, Chim, Bò sát và Ếch nhái. Trong đó có 68 loài động vật quý hiếm có tên trong SĐVN (2007) và Nghị định 32/2006/NĐ-CP (2006).

Đặc biệt trong khu vực có mặt nhiều loài động thực vật đặc hữu hẹp, quý hiếm: Voọc má trắng, Hươu xạ, Lát hoa, Đinh, Nghiến.

3.2. Hiện trạng dân sinh kinh tế xã hội 3.2.1. Dân số, dân tộc

KBTTN Kim Hỷ nằm trên địa giới hành chính của 7 xã thuộc 2 huyện (Na Rì, Bạch Thông), tại 7 xã quanh KBT có 61 thôn bản với 2.703 hộ, 10.868 nhân khẩu, mật độ dân số trung bình là 27,74 người/km2. Trong khu vực có 5 dân tộc chủ yếu sinh sống là Tày, Nùng, Dao, Kinh, H’Mông, trong đó người dân tộc Tày chiếm đa số. Trong vùng lõi, dân tộc Tày chiếm 60%, dân tộc Dao chiếm 17%, dân tộc Nùng chiếm 15%, dân tộc H’Mông chiếm 7%, và dân tộc kinh chiếm 1%.

3.2.2. Tập quán sinh hoạt, sản xuất

Sản xuất nông nghiệp trong khu vực chiếm tỷ trọng cao (94,3%) tỷ trọng sản xuất lâm nghiệp còn nhỏ, dịch vụ chậm phát triển. Số hộ đói nghèo giảm từ 18%

năm 2011 xuống còn 13% năm 2012, thu nhập bình quân đầu người từ 4- 5triệu/năm. Năng suất lúa bình quân đạt 45-50 tạ/ha, bình quân lương thực 250kg/năm/người.

Sản xuất lâm nghiệp: Trong khu vực đã có 1 số dự án: 327, định canh, định cư, nhưng với vốn đầu tư thấp, không thường xuyên, đến nay trong khu vực trồng

được 334 ha rừng mỡ, keo tai tượng, hồi. Ngoài ra người dân còn tham gia nhận khoán bảo vệ rừng trên diện tích 6.500 ha, mức khoán 100.000đ/ha/năm, góp phần cải thiện thu nhập.

+ Đời sống văn hóa xã hội

Khu vực KBTTN Kim Hỷ là những vùng xã vùng sâu của 2 huyện Na Rì và Bạch Thông, nên đời sống văn hóa xã hội của người dân còn thấp. Được sự quan tâm của Nhà nước, các xã trong khu vực đều đã có điện lưới quốc gia, hầu hết các gia đình có Ti vi nên có điều kiện nâng cao dân trí và tiếp cận khoa học kỹ thuật.

Chương 4

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng và giá trị bảo tồn của các loài bò sát reptilia và ếch nhái amphibia ở khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ tỉnh bắc kạn (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)