Các nhân tố đe đọa đến khu hệ bò sát, ếch nhái và đề xuất một số biện pháp bảo tồn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng và giá trị bảo tồn của các loài bò sát reptilia và ếch nhái amphibia ở khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ tỉnh bắc kạn (Trang 75 - 78)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

8. Họ Rùa đầm Emydidae

4.5. Các nhân tố đe đọa đến khu hệ bò sát, ếch nhái và đề xuất một số biện pháp bảo tồn

4.5.1. Các nhân tố đe dọa

Qua điều tra quan sát, phỏng vấn nhân dân và cán bộ địa phương kết hợp với tham khảo tài liệu chúng tôi thấy khu hệ bò sát và ếch nhái của KBT Kim Hỷ bị ảnh hưởng bởi các mối đe doạ sau:

- Mất và suy thoái sinh cảnh sống

Khai thác khoáng sản: Ở KBTTN Kim Hỷ các hoạt động khai thác vàng đã vàng đang diễn ra tại các vùng rừng thuộc xã Kim Hỷ. Nhiều khu thuộc vùng lõi của KBT hiện nay có nhiều lán, trại máy móc để ngổn ngang, phần nào cho thấy sự gia tăng tình trạng khai thác vàng trái phép ở khu bảo tồn đang hết sức phức tạp.

Ngoài việc đào bới tạo thành các hang để tìm vàng, thì những người đào vàng cũng thường xuyên chặt phá cây rừng dùng làm lám trại, ke lò và sử dụng cây làm chất đốt trong sinh hoạt hằng ngày. Do khai thác vàng và chặt phá rừng đã làm cảnh quan môi trường ở đây cũng bị ô nhiễm từng ngày, do các chất thải sinh hoạt, hóa chất từ các lán trại. Từ đó làm mất sinh cảnh sống của nhiều loài bò sát, ếch nhái.

Khai thác gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ (LSNG): Khai thác gỗ của người dân phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong gia đình như làm nhà sàn, đóng đồ gia dụng hoặc bán ra thị trường. Ở KBTTN Kim Hỷ là rừng núi đá vôi với đặc trưng là gỗ nghiến, số lượng gỗ nghiến bị khai thác ở đây khá nhiều. Đặc biệt gỗ làm nhà được UBND xã cấp giấy phép khai thác gỗ và kiểm lâm giám sát. Trên thực tế những việc làm này thường bị người dân và lâm tặc lợi dụng để khai thác trái phép. Không chỉ gỗ mà LSNG cũng được nhân dân địa phương khai thác thường xuyên như: các loài cây thuốc…Việc khai thác thường xuyên nữa là củi, củi được thu lượm để nấu ăn, nấu rượu, nấu cám, sưởi ấm. Đây là một sức ép rất lớn đối với tài nguyên của khu vực.

Phát nương làm rẫy: Tình trạng đi phát nương làm rẫy xung quanh KBT không nhiều nhưng vẫn diễn ra, một số rừng tự nhiên người dân phát đi để trồng các cây nông nghiệp.

- Săn bắt quá mức:

Ngoài ra sự tác động trực tiếp của người dân địa phương đến quần thể các loài bò sát và ếch nhái chính là việc săn bắt quá mức, săn bắt là mối đe doạ lớn đối với hệ động vật của KBTTN Kim Hỷ gây nên số lượng loài trong quần thể bò sát và ếch nhái giảm. Những người đi săn thường là người dân địa phương và cả những người từ nơi khác trong đó có cả thợ chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, các loài ếch nhái và bò sát thường bị bắt về làm thực phẩm như: Ếch đồng, Ếch bắc bộ, Hiu hiu, Rắn sọc dưa, Rắn ráo…, ngoài ra một số loài rắn người dân bắt về để bán như: Rắn hổ mang. Rắn cạp nong.

4.5.2. Kiến nghị đối với công tác bảo tồn

Trong lĩnh vực bảo tồn về nguyên tắc chúng ta cần phải bảo tồn tất cả những loài động vật. Tuy nhiên do vấn đề về kinh phí, nhân lực và các nguồn lực khác có hạn nên cần phải xác định các ưu tiên bảo tồn. Trong trường hợp này tôi đưa ra các ưu tiên bảo tồn sau: Cần ưu tiên bảo tồn các loài bò sát và ếch nhái nguy cấp, quý

hiếm được ghi trong Nghị Định 32 của Chính Phủ (2006), Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục Đỏ IUCN (2014), cụ thể là những loài có tên trong bảng 4.1 và 4.2. Đặc biê ̣t cần tâ ̣p trung vào các loài bi ̣ đe do ̣a ở mức EN (nguy cấp): Rắn cạp nong Bungarus fasciatus, Rắn ráo Ptyas korros trong SĐVN và loài Rùa Sa nhân Coura mouhoti trong Danh lục Đỏ IUCN.

Bảo vệ sinh cảnh sống: Tăng cường bảo vệ rừng, cần có quy hoạch các khu vực khai thác vàng, hạn chế tối đa việc khai thác gỗ và các loại lâm sản trái phép trong KBTTN Kim Hỷ. Kiểm soát việc xâm lấn đất rừng làm đất canh tác nông nghiệp ở các khu vực giáp ranh.

Kiểm soát săn bắt và buôn bán trái phép động vật hoang dã: Giám sát chặt chẽ các hoạt động săn bắt và buôn bán trái phép các loài động vật hoang dã trong đó có các loài bò sát và ếch nhái. Phối hợp với lực lượng vũ trang, chính quyền địa phương kiểm tra, giám sát những điểm nóng về buôn bán, vâ ̣n chuyển đô ̣ng vâ ̣t hoang dã trên đi ̣a bàn. Tuần tra thường xuyên ta ̣i khu vực rừng do KBT quản lý

nhất là vào mùa nông nhàn, đây là khoảng thời gian mà người dân thường xuyên vào rừng săn bắt và khai thác lâm sản.

Nâng cao năng lực quản lý bảo vệ rừng: Tăng cường hỗ trợ kiểm lâm bằng các đợt tập huấn, trang thiết bị cho các trạm kiểm lâm. Cần thườ ng xuyên mở các khóa tâ ̣p huấn ngắn ha ̣n và dài ha ̣n để tuyên truyền giáo du ̣c bảo tồn cho đô ̣i ngũ cán bộ kiểm lâm trong thực thi nhiê ̣m vu ̣ bảo vê ̣ rừng của KBT. Bên cạnh đó thường xuyên tổ chức các hô ̣i nghi ̣, hô ̣i thảo phối hợp và thảo luâ ̣n giữa các bên liên quan như chính quyền đi ̣a phương, quần chúng nhân dân, lực lượng vũ trang và KBT để

tìm ra giải pháp đồng bô ̣ và chă ̣t chẽ trong công tác bảo vê ̣ rừng và bảo vê ̣ các loài đô ̣ng vâ ̣t hoang dã, trong đó có các loài bò sát và ếch nhái.

Giá o dục nâng cao nhận thức cộng đồng: Tăng cường giáo du ̣c nhâ ̣n thức cho người dân nhất là đối tượng nam giới trong viê ̣c sử du ̣ng các sản phẩm từ đô ̣ng vật hoang dã, đă ̣c biê ̣t là các sản phẩm có nguồn gốc từ các loài bò sát, ếch nhái trong tự nhiên. Ngoài ra cần đẩy mạnh tuyên truyền công tác bảo tồn động vật hoang dã, nâng cao ý thức của cộng đồng đối với bảo tồn động vật hoang dã trên các kênh truyền thanh, truyền hình địa phương và các phương tiện truyền thông, báo chí, internet...

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng và giá trị bảo tồn của các loài bò sát reptilia và ếch nhái amphibia ở khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ tỉnh bắc kạn (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)