Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Xác định một số đặc điểm tái sinh rừng
3.3.1. Tổ thành cây tái sinh
Tổ thành tầng tái sinh có ý nghĩa sinh vật học sâu sắc, là chỉ tiêu quan trọng đánh giá tính ổn định, bền vững, đa dạng của cây rừng, mối quan hệ giữa các loài với nhau và giữa chúng với môi trường xung quanh. Nếu tổ thành loài cây phong phú chứng tỏ cây rừng sinh trưởng trên điều kiện lập địa tốt và các nhân tố môi trường cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của lớp cây tái sinh. Tuy nhiên, để đánh giá được chất lượng rừng trong tương lai cần chú ý đến các loài cây có giá trị. Đây là thế hệ góp phần ổn định hệ
sinh thái rừng trong tương lai. Do đó, qua công thức tổ thành có thể điều chỉnh tổ thành cho phù hợp với mục đích kinh doanh và phòng hộ lâu dài. Kết quả nghiên cứu tổ thành cây tái sinh được tính toán chi tiết tại phụ biểu 8a, 8b, 8c và được tổng hợp tại bảng 3.12.
Bảng 3.12. Tổ thành cây tái sinh ở các ÔTC tính theo N%
ÔTC N Công thức tổ thành cây tái sinh
1 1744
0
26,61T+14,22K+10,09Dtr+8,26D+7,34B+5,5Cn+4,13Cr+4,13 R+19,72CLK
2 7520 14,89Tr+9,57Dtr+9,57K+6,38Cn+6,38Tn+5,32D+4,26B+3,19 Cc+3,19Du+3,19Hn+3,19R+3,19Sđá+27,65CLK
3 6720 21,43Dtr+10,71Gi+10,71K+9,52Tt+8,33Cđ+39,29CLK
4 1200
0
16K+14,67Tt+9,33N+6,67Gi+6,67Sđá+6Cl+5,33Dtr+5,33Tđ+
4,67Tr vải+25,33CLK
5 1352
0
20,12Dtr+13,02Tt+11,24Gi+10,65K+8,88Tđ+5,92Sđ+30,18C LK
6 9520 14,29K+11,76Dtr+10,08Cđ+7,56T+5,88D+5,04Gt+5,04Tt+4,2 Gi+4,2Sđá+31,93CLK
Chú giải: T: Trâm; Tt: Trâm tía; K: Kháo; D: Dẻ; B: Bứa; Dtr: Dẻ trắng; R: Re; Cr: Chay rừng; Tr: Trường; Gi: Giổi; Cđ: Cóc đá; Sđ: Sến đất;
Sđá: Săng đá; Hn: Hồng quang; Hn: Huỳnh nương; Gt: Gội tẻ; Tđ: Thạch đảm; Tn: Thông nàng; Du: Dung; Tr vải: Trường vải; Cl: Cáng lò; Cc: Cồng chim.
Qua kết quả bảng 3.2 nhận thấy:
ÔTC 01: Có mật độ cây tái sinh 17440 cây/ha. Trong tổng số 26 loài có 6 loài tham gia vào công thức tổ thành: Dẻ trắng có 1760 cây/ha với chỉ số N% là 1009%, Kháo có 2480 cây/ha, chỉ số N% đạt 14,22%, Trâm có 4640 cây/ha với chỉ số N% đạt 26,61%, Bứa có 1280 cây/ha, chỉ số N% là 7,34%,
Cách núi có 960 cây/ha với chỉ số N% đạt 5,50%, Chay rừng mật độ 720 cây/ha và chỉ số N% là 4,13%,
ÔTC 02: Có mật độ cây 7520 cây/ha. Trong tổng số 30 loài có 12 loài tham gia vào công thức tổ thành: Trâm có 1120 cây/ha với chỉ số N% là 14,89%, Dẻ trắng có 720 cây/ha, chỉ số N% đạt 9,57%, Kháo có 720 cây/ha với chỉ số N% đạt 9,57%, Cách núi có 480 cây/ha, chỉ số N% là 6,38%, Thông nàng có 480 cây/ha với chỉ số N% đạt 6,38%, Dẻ mật độ 400 cây/ha và chỉ số N% là 5,32%, Bứa có 320 cây/ha chỉ số N% là 4,26%, Cồng chim có 240 cây/ha, chỉ số N% là 3,19%, Dung có 240 cây/ha, chỉ số N% là 3,19%, Huỳnh nương có 240 cây/ha, chỉ số N% là 3,19%, Re có 240 cây/ha, chỉ số N% là 3,19%, Săng đá có 240 cây/ha, chỉ số N% là 3,19%,
ÔTC 03: Có mật độ cây 6720 cây/ha. Có 5 loài tham gia vào công thức tổ thành: Dẻ trắng có 1440 cây/ha với chỉ số N% là 21,43%, Giổi có 720 cây/ha, chỉ số N% đạt 10,71%, Kháo có 720 cây/ha, chỉ số N% đạt 10,71%.
Trâm tía có 640 cây/ha, chỉ số N% là 9,52%, Cóc đá có 560 cây/ha với chỉ số N% đạt 8,33%,
ÔTC 04: Có mật độ cây 12000 cây/ha. Có 9 loài tham gia vào công thức tổ thành: Kháo có 1920 cây/ha với chỉ số N% là 16%, Trâm tía có 1760 cây/ha, chỉ số N% đạt 14,67%, Nang có 1120 cây/ha với chỉ số N% đạt 9,33%, Giổi có 800 cây/ha, chỉ số N% là 6,67%, Săng đá có 800 cây/ha, chỉ số N% là 6,67%, Cáng lò có 720 cây/ha với chỉ số N% đạt 6%, Dẻ trắng mật độ 640 cây/ha và chỉ số N% là 5,33%, Thạch đảm mật độ 640 cây/ha và chỉ số N% là 5,33%, Trường vải có 560 cây/ha chỉ số N% là 4,67%,
ÔTC 05: Có mật độ cây 13520 cây/ha. Dẻ trắng có 2720 cây/ha với chỉ số N% là 20,12%, Trâm tía có 1760 cây/ha, chỉ số N% đạt 13,02%, Giổi có 1520 cây/ha với chỉ số N% đạt 11,24%, Kháo có 1440 cây/ha, chỉ số N%
là 10,65%, Thạch đảm có 1200 cây/ha với chỉ số N% đạt 8,88%, Sến đất mật độ 800 cây/ha và chỉ số N% là 5,92%,
ÔTC 06: Có mật độ cây 9520 cây/ha. Kháo có 1360 cây/ha với chỉ số N% là 14,29%, Dẻ trắng có 1120 cây/ha, chỉ số N% đạt 11,76%, Cóc đá có 960 cây/ha với chỉ số N% đạt 10,08%, Trâm có 720 cây/ha, chỉ số N% là 7,56%, Dẻ có 560 cây/ha với chỉ số N% đạt 5,88%, Gội tẻ mật độ 480 cây/ha và chỉ số N% là 5,04%, Trâm tía mật độ 480 cây/ha và chỉ số N% là 5,04%, Giổi có 400 cây/ha chỉ số N% là 4,20%, Săng đá có 400 cây/ha chỉ số N% là 4,20%.
Như vậy, tổ thành loài cây tái sinh gồm nhiều loài cây có giá trị cao về kinh tế và phòng hộ tốt chiếm tỷ trọng cao trong công thức tổ thành như:
Kháo, Dẻ trắng, Trâm tía, Dẻ... Mật độ cây tái sinh trong các ÔTC tương đối cao , dao động từ 6720 cây/ha đến 17440 cây/ha.
3.3.2. Quan hệ giữa tổ thành tầng cây cao và tầng cây tái sinh
Để thấy rõ ảnh hưởng của tổ thành tầng cây cao đến tầng tái sinh phía dưới, đề tài tổng hợp tổ thành theo từng ÔTC để so sánh giữa tổ thành tầng cây cao và tổ thành tầng tái sinh. Kết quả được tổng hợp ở các bảng dưới đây.
Bảng 3.13. Tổ thành cây cao và tổ thành cây tái sinh ÔTC
ÔTC Công thức tổ thành tầng cây cao Công thức tổ thành cây tái sinh
1 28,65T+16,26K+11,27D+9,79B+6,46 Dtr+4,06R+3,51Cr+19,96CLK
26,61T+14,22K+10,09Dtr+8,26D + 7,34B+5,5Cn+4,13Cr+4,13R+
19,72CLK
2 24,1T+15,89K+9,46D+8,57B+5,89Dt r+4,28R+3,03Cr+2,5Tr+26,25CLK
14,89Tr+9,57Dtr+9,57K+6,38Cn +6,38Tn+5,32D+4,26B+3,19Cc+
3,19Du+3,19Hn+3,19R+3,19Sđá
+ 27,65CLK
3
12,03Gi+11,06Dtr+9,70K+8,73Tt+8, 54Cđ+5,04Sđ+4,85Sđá+4,66Hq+4,66 Tđ+4,27Hn+3,88Gt+22,52CLK
21,43Dtr+10,71Gi+10,71K+9,52 Tt+8,33Cđ+39,29CLK
4
13,14Tt+11,29K+8,14Cđá+7,77Sđá+
7,77Tđ
+7,72Dtr+5,56Gi+5N+4,07Tr vải + 3,89Gt+3,52Hn+3,15Du+19,44CLK
16K+14,67Tt+9,33N+6,67Gi+6,6 7Sđá+6Cl+5,33Dtr+5,33Tđ+
4,67Tr vải+25,33CLK
5
16,2Dtr+9,5K+9,5Tt+8,38Gi+7,64+6 ,7Sđá+6,7Tđ+5,59Sđ+3,35Tn+26,44 CLK
20,12Dtr+13,02Tt+11,24Gi+10,6 5K+ 8,88Tđ+5,92Sđ+30,18CLK
6
11,88K+9,02T+8,42Dtr+6,62Gi+6,3 2Cđ+
6,17Tt+5,56Sđá+4,51Tđ+3,91Sđ+3,4 6D+
3,01B+2,86Gt+2,71Hn+2,56R+2,41T n+ 2,26Du+18,35CLK
14,29K+11,76Dtr+10,08Cđ+7,56 T+5,88D+5,04Gt+5,04Tt+4,2Gi + 4,2Sđá+31,93CLK
Từ bảng 3... cho thấy:
ÔTC 01: Các loài cùng tham gia vào công thức tổ thành tầng cây cao và tầng cây tái sinh như: Trâm, Kháo, Dẻ, Bứa, Dẻ trắng, Re, Chay rừng.
Ngoài ra, lớp cây tái sinh còn xuất hiện nhiều loài cây mới mà trong tầng cây cao không có như: Cách núi.
ÔTC02: Các loài cùng tham gia vào công thức tổ thành tầng cây cao và tầng cây tái sinh như: Kháo, Dẻ, Bứa, Dẻ trắng, Re, Trường. Ngoài ra, ở lớp cây tái sinh có xuất hiện những loài mới mà tầng cây cao không có như:
Thông nàng, Cách núi, Cồng chim, Dung, Huỳnh nương, Săng đá. Điều này chứng tỏ lớp cây tái sinh có sự đa dạng về thành phần loài hơn so với tầng cây cao.
ÔTC 03: Các loài Dẻ trắng, Giổi, Kháo, Trâm tía, Cóc đá cùng tham gia vào công thức tổ thành tầng cây cao và tầng cây tái sinh. Chứng tỏ lớp cây tái sinh có nguồn gốc từ tầng cây cao chiếm tỷ lệ tương đối cao
ÔTC 04: Các loài cùng tham gia vào công thức tổ thành tầng cây cao và tầng cây tái sinh như: Kháo, Trâm tía, Nang, Giổi, Săng đá, Dẻ trắng, Thạch đảm, Trường vải. Ngoài ra, ở lớp cây tái sinh có xuất hiện những loài mới là Cáng lò.
ÔTC05: Các loài Kháo, Dẻ trắng, Trâm tía, Giổi, Thạch đảm, Sến đất.
cùng tham gia vào công thức tổ thành tầng cây cao và tầng cây tái sinh. Điều này chứng tỏ lớp cây tái sinh có nguồn gốc từ tầng cây cao chiếm tỷ lệ cao
ÔTC 06: Các loài cùng tham gia vào công thức tổ thành tầng cây cao và tầng cây tái sinh như:Kháo, Dẻ trắng, Cóc đá, Trâm, Dẻ, Gội tẻ, Giổi, Săng đá. Hầu hết các loài cây có mặt trong công thức tổ thành tầng cây cao đều có mặt trong công thức tổ thành tầng cây tái sinh.
Như vậy, trong các ÔTC có sự kế thừa nguồn giống tại chỗ, có thêm một số loài mới so với tầng cây mẹ. Sự xuất hiện loài mới ở tầng cây tái sinh góp phần tạo nên sự đa dạng về thành phần loài cây. Giữa lớp cây tái sinh và tầng cây cao luôn tồn tại mối quan hệ nhân quả, nghĩa là tổ thành cây tầng trên ảnh hưởng trước tiên tới tái sinh phía dưới.
3.3.3.Mật độ cây tái sinh
Qua xử lý số liệu ở các ô dạng bản đã xác định được mật độ tái sinh ở các ô đo đếm ở bảng 3.14
Bảng 3.14. Mật độ cây tái sinh ở các ÔTC
ÔTC Tổng (cây/ha) Tốt(cây/ha) TB(cây/ha) Xấu(cây/ha)
1 17440 13040 2560 1840
2 7520 5040 1280 1200
3 6720 3520 2240 960
4 12000 8960 1760 1280
5 13520 8240 3920 1360
6 9520 4480 3360 1680
Từ bảng 3.17 nhận thấy:
Mật độ cây tái sinh của các ÔTC biến động từ 6720 cây/ha – 17440 cây/ha. Giữa các ÔTC khác nhau thì mật độ cây tái sinh cũng khác nhau, do ảnh hưởng của tầng cây cao, độ tàn che và vị trí địa hình. Thời gian phục hồi rừng cũng có ảnh hưởng đến mật độ tái sinh, trong đó ánh sáng là một trong những nhân tố ảnh hưởng rõ nét. Mật độ tái sinh lớn khi độ tàn che thấp, lỗ trống lớn.
Từ kết quả điều tra ở các ÔTC cho thấy, mật độ cây tái sinh và tỷ lệ cây tái sinh có phẩm chất tốt trong các trạng thái rừng có sự sai khác. Khả năng tái sinh giảm khi chất lượng rừng tăng. Điều đó cũng hoàn toàn phù hợp với đặc tính sinh thái học của các loài cây tái sinh, vì cây tái sinh thường là những loài cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh làm cơ sở cho các loài cây chịu bóng mọc chậm phát triển. Với mật độ như trên, có thể khẳng định lớp cây tái sinh có đủ năng lực để đảm bảo cho việc phục hồi rừng tự nhiên tại khu vực nghiên cứu. Do đó, để phát triển vốn rừng cần triệt để lợi dụng khả năng tái tạo rừng bằng những lớp cây tái sinh tự nhiên sẵn có.
3.3.5. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao
Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao phản ánh quy luật sinh trưởng và phát triển của lớp cây tái sinh, qua đó đánh giá được mức độ trưởng thành và tình hình phát triển của rừng trong tương lai. Thông qua quy luật này, có thể điều chỉnh mật độ và đề xuất các biện pháp tác động hợp lý. Việc nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh theo chiều cao sẽ đem lại hình ảnh rõ hơn về phân bố số cây tái sinh theo chiều thẳng đứng. Tuỳ thuộc vào từng trạng thái và giai đoạn phát triển của cây tái sinh mà phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao cũng khác nhau.
Bảng 3.15. Tổng hợp số cây tái sinh theo cấp chiều cao ở các ÔTC
ÔTC
Phân bố số cây theo cấp chiều cao (cây/ha)
Tổng
I II III IV V VI VII
≤0,5 0,6-1,0 1,1-1,5 1,6-2 2,1-3,0 3,1-5,0 >5,0
1 7440 4080 2640 1600 960 400 320 17440
2 3200 1680 1120 560 560 320 80 7520
3 3200 1760 640 640 320 160 0 6720
4 6160 2080 800 1040 880 960 80 12000
5 7760 3040 1280 320 720 320 80 13520
6 2640 2000 1280 320 720 2480 80 9520
Qua bảng 4-19 nhận thấy: Số lượng cây tái sinh giảm khi chiều cao tăng lên. Số cây tái sinh ở các cỡ chiều cao <0,5 đến 1,5m chiếm tỷ lệ rất lớn nhất, sau đó giảm dần. Sở dĩ có hiện tượng này là do trong quá trình phát triển, cây tái sinh chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, như độ tàn che, cây mẹ gieo giống, cây bụi thảm tươi,... Trong giai đoạn đầu, phần lớn cây tái sinh chịu bóng nên sau khi nảy mầm cây con tồn tại với mật độ cao. Trải qua quá trình chọn lọc tự nhiên, số lượng cây tái sinh sẽ giảm dần theo thời gian. Từ kết quả trên cho thấy, trong nuôi dưỡng rừng cần có biện pháp kĩ thuật xúc
tiến tái sinh tự nhiên, trồng bổ sung cây gỗ lớn bản địa để số lượng cây tái sinh chuyển lên tầng cây cao trong tương lai ngày một nhiều. Tuy nhiên, việc đưa những loài cây bản địa nào vào trồng bổ sung, tiêu chuẩn cây con xuất vườn, cần được nghiên cứu cụ thể cho từng đối tượng, tránh áp dụng đại trà.
3.3.6. Chất lượng cây tái sinh ở các cấp chiều cao
Chất lượng tái sinh là kết quả tác động tổng hợp qua lại của nhiều nhân tố sinh thái trong rừng, thể hiện ở một số chỉ tiêu như mật độ, phẩm chất, nguồn gốc và tỉ lệ cây tái sinh triển vọng, năng lực tái sinh của hạt giống, cây mầm còn nằm trong đất. Năng lực tái sinh phản ánh mức độ thuận lợi của điều kiện hoàn cảnh đối với quá trình phát tán, nảy mầm hạt giống và quá trình sinh trưởng của cây mạ, cây con. Chất lượng cây rừng nói chung và chất lượng cây tái sinh nói riêng là nhân tố phản ánh mối quan hệ giữa điều kiện lập địa với cây rừng và giữa cây rừng với nhau.
Từ số liệu điều tra cây tái sinh ở các ÔĐVNCST, số cây tái sinh được chia theo 7 cỡ chiều cao (< 0,5m; 0,6-1,0 m; 1,1- 1,5 m; 1,6 - 2,0 m; 2,1 -3,0 m, 3,1 – 5,0 m, >5 m) và 3 cấp chất lượng (tốt, trung bình, xấu), với mục đích nhằm đánh giá tỷ lệ cây tốt và trung bình trong mỗi cỡ chiều cao ở các trạng thái rừng. Kết quả đánh giá chất lượng tái sinh được tổng hợp ở các bảng sau.
Bảng 3.16. Chất lượng cây tái sinh theo cấp chiều cao ở các ÔTC
ÔTC Chất lượng
Phân bố số cây theo cấp chiều cao (cây/ha)
Tổng
I II III IV V VI VII
≤0,5 0,6-1,0 1,1-1,5 1,6-2 2,1-3,0 3,1-5,0 >5,0
1
Tổng số 7440 4080 2640 1600 960 400 320 17440 Tỷ lệ % 42,66 23,39 15,14 9,17 5,50 2,29 1,83 100 Tốt 6560 3520 2000 400 240 80 240 13040 Tỷ lệ % 50,31 26,99 15,34 3,07 1,84 0,61 1,84 100
TB 560 400 400 720 240 160 80 2560
Tỷ lệ % 21,88 15,63 15,63 28,13 9,38 6,25 3,13 100
Xấu 320 160 240 480 480 160 0 1840
Tỷ lệ % 17,39 8,70 13,04 26,09 26,09 8,70 0 100
2
Tổng số 3200 1680 1120 560 560 320 80 7520 Tỷ lệ % 42,55 22,34 14,89 7,45 7,45 4,26 1,06 100
Tốt 2320 1360 960 80 160 80 80 5040
Tỷ lệ % 46,03 26,98 19,04 1,58 3,17 1,58 1,582 100
TB 320 80 80 480 320 0 0 1280
Tỷ lệ % 25 6,25 6,25 37,5 25 0 0 100
Xấu 560 240 80 0 80 240 0 1200
Tỷ lệ % 46,67 20 6,67 0 6,67 20 0 100
3
Tổng số 3200 1760 640 640 320 160 0 6720 Tỷ lệ % 47,62 26,19 9,52 9,52 4,76 2,38 0 100
Tốt 1840 1120 400 80 80 0 0 3520
Tỷ lệ % 52,27 31,82 11,36 2,27 2,27 0 0 100
TB 800 480 160 560 80 160 0 2240
Tỷ lệ % 35,71 21,43 7,14 25,00 3,57 7,14 0 100
Xấu 560 160 80 0 160 0 0 960
Tỷ lệ % 58,33 16,67 8,33 0 16,67 0 0 100
4
Tổng số 6160 2080 800 1040 880 960 80 12000 Tỷ lệ % 51,33 17,33 6,67 8,67 7,33 8 0,67 100
Tốt 5280 1680 640 400 320 640 0 8960
Tỷ lệ % 58,93 18,75 7,14 4,46 3,57 7,14 0 100
TB 720 80 80 400 160 320 0 1760
Tỷ lệ % 40,91 4,55 4,55 22,73 9,09 18,18 0 100
Xấu 160 320 80 240 400 0 80 1280
Tỷ lệ % 12,5 25 6,25 18,75 31,25 0 6,25 100
5
Tổng số 7760 3040 1280 320 720 320 80 13520 Tỷ lệ % 57,40 22,49 9,47 2,37 5,33 2,37 0,59 100
Tốt 4640 1920 800 0 640 160 80 8240
Tỷ lệ % 56,31 23,30 9,71 0 7,77 1,94 0,97 100
TB 2400 560 480 240 80 160 0 3920
Tỷ lệ % 61,22 14,29 12,24 6,12 2,04 4,08 0 100
Xấu 720 560 0 80 0 0 0 1360
Tỷ lệ % 52,94 41,18 0 5,88 0 0 0 100
6
Tổng số 2640 2000 1280 320 720 2480 80 9520 Tỷ lệ % 27,73 21,01 13,45 3,36 7,56 26,05 0,84 100
Tốt 640 880 800 0 640 1440 80 4480
Tỷ lệ % 14,29 19,64 17,86 0 14,29 32,14 1,79 100
TB 1280 560 480 240 80 720 0 3360
Tỷ lệ % 38,10 16,67 14,29 7,14 2,38 21,43 0 100
Xấu 720 560 0 80 0 320 0 1680
Tỷ lệ % 42,86 33,33 0 4,76 0 19,05 0 100 Từ các bảng trên cho thấy:
-Số lượng cây tái sinh đều có chiều hướng giảm xuống khi cấp chiều cao tăng lên. Sở dĩ như vậy vì, các loài cây tái sinh có sự đào thải tự nhiên.
-Tỷ lệ phần trăm cây tái sinh theo cấp chất lượng có sự sai khác ở các ÔTC. Cụ thể:
ÔTC 01: Cây tái sinh có phẩm chất tốt chiếm tỷ lệ cao nhất đạt 74,77%, cây trung bình đạt 14,68%, cây xấu chiếm tỷ lệ thấp nhất đạt 10,55%. Như vậy, ở ô này tỷ lệ phần trăm cây tốt – trung bình – xấu có sự chênh lệch nhau nhiều. Cây tái sinh có phẩm chất tốt chiếm tỷ lệ tương đối cao và phần lớn là những cây có triển vọng trở thành thế hệ rừng tương lai.
ÔTC 02: Tỷ lệ cây có chất lượng tốt đạt chiếm 67,02%, chất lượng trung bình đạt chiếm 17,02% và chất lượng xấu chiếm 15,96%. Như vậy, tỷ lệ giữa cây tốt– trung bình – xấu đã có khác biệt nhau, loài cây xấu chiếm một tỷ lệ nhỏ.
ÔTC 03: Tỷ lệ cây tốt chiếm 52,38%, tỷ lệ cây trung bình chiếm 33,33%, tỷ lệ cây xấu chiếm 14,29%. Như vậy, ở ô này có sự khác biệt nhau nhiều về tỷ lệ phần trăm giữa cây tốt – trung bình – xấu, số lượng cây tốt và trung bình chiếm tỷ lệ tương đối cao, còn số lượng cây xấu chiếm một tỷ lệ nhỏ.
ÔTC 04: Tỷ lệ cây tốt là 74,67%, tỷ lệ cây trung bình là 14,67%, tỷ lệ cây xấu là 10,67%. Như vậy, ở ô này số lượng cây tốt chiếm tỷ lệ cao còn tỷ lệ cây trung bình và cây xấu chiếm tỷ lệ thấp hơn.
ÔTC 05: Tỷ lệ cây tốt là 60,95%, tỷ lệ cây trung bình là 28,99%, tỷ lệ cây xấu là 10,06%. Như vậy, ở ô này số lượng cây tốt chiếm tỷ lệ cao còn tỷ lệ cây trung bình và cây xấu chiếm tỷ lệ thấp hơn.
ÔTC 06: Tỷ lệ cây tốt là 47,06%, tỷ lệ cây trung bình là 35,29%, tỷ lệ cây xấu là 17,65%. Như vậy, ở ô này số lượng cây tốt chiếm tỷ lệ cao còn tỷ lệ cây trung bình và cây xấu chiếm tỷ lệ thấp hơn.
Từ kết quả điều tra, đánh giá chất lượng cây tái sinh ở các ô nghiên cứu của các khu vực cho thấy vai trò quan trọng của cây tái sinh trong tương lai.
Với tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng như trên ta có thể khẳng định ở các khu vực tầng cây tái sinh có thể đủ bổ sung cho tầng cây cao trong diễn thế rừng tương lai, nhưng cần có biện pháp tác động phù hợp như: luỗng phát dây leo bụi rậm tạo điều kiện thuận lợi về ánh sáng cho cây tái sinh có triển vọng phát triển,
3.3.4. Mật độ cây tái sinh có triển vọng
Cây tái sinh có triển vọng là cây tái sinh có chiều cao bằng hoặc lớn hơn chiều cao bình quân của lớp cây bụi, thảm tươi và có phẩm chất từ trung bình trở lên. Trên các ÔTC số lượng cây tái sinh tập trung chủ yếu ở cỡ chiều cao dưới 1 m. Dưới chiều cao này cây tái sinh có sự cạnh tranh mạnh giữa chúng với cây bụi, thảm tươi cũng như giữa chúng với nhau. Qua điều tra thực địa nhận thấy, chiều cao trung bình của tầng cây bụi, thảm tươi dưới 1 m, khi vượt qua chiều cao này cây tái sinh sinh trưởng, phát triển ổn định hơn.
Từ đó, đề tài chọn những cây tái sinh có chiều cao ≥ 1m, có phẩm chất từ trung bình trở lên là cây tái sinh có triển vọng.
Bảng 3.17. Mật độ cây tái sinh có triển vọng ở các ÔTC
ÔTC Tổng số cây/ha Cây tái sinh triển vọng cây/ha
Tổng số Tốt TB
1 17440 4560 2960 1600
2 7520 2240 1360 880
3 6720 1520 560 960
4 12000 2960 2000 960