Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh

Một phần của tài liệu Xác định đặc điểm cấu trúc cơ bản của một số trạng thái rừng tự nhiên tại đắc tô kon tum (Trang 71 - 74)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh

Từ kết quả nghiên cứu về một số đặc điểm cấu trúc tầng cây cao và tầng tái sinh ở các ÔTC làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng hợp lý nhằm làm tăng giá trị và khả năng phòng hộ của rừng tự nhiên tại các khu vực nghiên cứu. Từ mục tiêu đó các giải pháp kỹ thuật lâm sinh mà đề tài đề xuất theo hướng như sau:

- Phân loại rừng nhằm mục đích xác định đúng trạng thái rừng trên cơ sở đó lựa chọn, đề xuất các biện pháp lâm sinh tác động phù hợp với mục

đích kinh doanh, phát huy mọi tính năng tác dụng khác của rừng như phòng hộ, cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường, lợi dụng rừng bền vững, lâu dài và phát triển. Dựa vào bảng 3.1 có thể phân loại rừng áp dụng phù hợp cho các khu vực lân cận khu vực nghiên cứu

- Việc xác định cấu trúc tổ thành tầng cây cao và tầng cây tái sinh để có hướng điều chỉnh các loài cây mục đích, loại dần các loài cây phi mục đích đáp ứng được mục tiêu kinh doanh cũng như khả năng phòng hộ của rừng

- Về mặt khoa học lâm sinh, mô hình cấu trúc số cây theo cấp kính (N-D1.3) đã được nhiều nhà khoa học lâm nghiệp trong và ngoài nước nghiên cứu cho các kiểu rừng Việt Nam, họ đã đưa ra các mô hình toán mô phỏng, xây dựng cấu trúc “chuẩn, mẫu” phục vụ cho quản lý rừng bền vững, việc nghiên cứu cấu trúc N-D1.3 để có thể đưa ra các giải pháp khai thác, làm giàu rừng, xúc tiến tái sinh nhằm hạn chế bớt các loài cây phi mục đích hay số cây quá nhiều ở cùng một cấp đường kính nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những loài cây có mục đích, có giá trị sinh trưởng, phát triển tốt.

- Xác định mật độ tầng cây cao, tầng tái sinh, hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt đất để đánh giá khả năng tận dụng không gian dinh dưỡng của lâm phần, qua đó nếu cần điều phải chỉnh lại mật độ cây cao, cây tái sinh theo hướng tiếp cận với phân bố đều.

- Dự a vào kết quả nghiên cứu về các đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên ở các ÔTC đề tài đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng như sau:

Tổ thành cây gỗ ở trạng thái này khá phong phú, với số loài bình quân là 37 loài . Các loài có hệ số tổ thành cao đa phần đều là các loài cây có giá trị như: Trâm, Dẻ. Giổi, Kháo, Re, … Biện pháp lâm sinh tác động vào rừng là loại bỏ bớt cây phi mục đích, cây có phẩm chất xấu, kém giá trị kinh tế. Nhằm điều chỉnh một mật độ phù hợp, tạo điều kiện cho các loài cây có giá trị và cây tái sinh có điều kiện sinh trưởng, phát triển tốt hơn.

Mật độ cây tái sinh của trạng thái rừng ở Đắc Tô - Kon Tum đạt 11120 cây/ha. Mật độ cây tái sinh có triển vọng chiếm tỷ lệ 27,58%. Hình thái phân bố cây tái sinh chủ yếu là theo cụm và ngẫu nhiên, đo đó biện pháp tác động ở đây là điều tiết tổ thành và hình thái phân bố theo hướng phân bố đều thông qua việc nuôi dưỡng và xúc tiến tái sinh tự nhiên các loài cây tái sinh có giá trị như: Trâm tía, Kháo, Dẻ, Re …loại dần các loài cây kém giá trị. Đồng thời kết hợp luỗng phát dây leo, bụi rậm, thảm tươi tạo điều kiện cho các loài cây tái sinh có giá trị sinh trưởng và phát triển tốt.

Trên đây là một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động cho trạng thái rừng tại các khu vực nghiên cứu nhằm điều chỉnh cấu trúc rừng theo hướng bền vững, đáp ứng mục đích sử dụng rừng ổn định, lâu dài và nâng cao hiệu quả. Đi đôi với việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật lâm sinh, cần quan tâm đến các giải pháp về kinh tế – xã hội như: giao khoán bản vệ rừng cho cộng đồng dân cư, thôn bản, hộ gia đình, tập thể, quyền lợi được hưởng từ rừng, đầu tư phát triển thị trường lâm sản vừa góp phần làm tăng thu nhập kinh tế, vừa lôi cuốn được người dân vào bảo vệ và phát triển rừng.

Một phần của tài liệu Xác định đặc điểm cấu trúc cơ bản của một số trạng thái rừng tự nhiên tại đắc tô kon tum (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)