Quy luật phân bố số cây theo hình số tự nhiên gỗ dưới cành (N/f 01dc )

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương trình đường sinh lập biểu thể tích bộ phận thân cho một số loài cây rừng tự nhiên (Trang 52 - 55)

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

3.2. Nghiên cứu hình số tự nhiên

3.2.1. Nghiên cứu qui luật hình số tự nhiên gỗ dưới cành (f 01.dc )

3.2.1.1. Quy luật phân bố số cây theo hình số tự nhiên gỗ dưới cành (N/f 01dc )

Quy luật phân bố số cây theo các đại lƣợng liên tục đƣợc xem là một trong những quy luật quan trọng nhất của cấu trúc lâm phần, theo phương pháp đã trình bày ở mục 2.3.2.2 đề tài đã tính toán các đại lƣợng f01.dc cho từng cây tiêu chuẩn thuộc từng loài và chỉnh lý thành dãy phân bố số cây theo hình số tự nhiên dưới cành.

Hình số là tỷ lệ giữa thể tích cây so với thể tích viên trụ có cùng chiều cao, đáy bằng tiết diện ngang của thân cây ở một tầm cao nào đó kể từ mặt đất. Hình số tự nhiên là chỉ tiêu hình dạng tham gia trực tiếp vào việc tính thể tích. Theo Đồng Sỹ Hiền (1971) [7] hình số tự nhiên thân cây thể hiện rõ phân bố một đỉnh rất tiệm cận với dạng phân bố chuẩn, chính vì vậy quá trình lập biểu thể tích ta chỉ cần lập biểu cho hình dạng bình quân từng loài. Đề tài chỉ xác lập quy luật phân bố số cây theo hình số tự nhiên dưới cành. Tùy theo

đặc điểm phân bố thực nghiệm mà các tác giả đã chọn hàm lý thuyết khác nhau để mô phỏng. Tham khảo các nghiên cứu của các tác giả đi trước, đề tài chọn hàm Weibull là hàm lý thuyết để mô phỏng quy luật phân bố số cây theo các đại lượng mà đề tài đã lựa chọn nghiên cứu. Hình 3.1 dưới đây minh họa phân bố thực nghiệm và lý thuyết cho 4 loài điển hình là: Bời Lời Kiền Kiền, Hoàng Mang và Lim Xanh.(chi tiết tại phụ biểu 10)

Loài cây: Bời Lời Loài cây: Kiền Kiền

Loài cây: Hoàng mang Loài cây: Lim Xanh

Hình 3. 1. Biểu đồ phân bố N/f01.dc của loài cây Bời Lời , Kiền Kiền, Hoàng Mang và Lim Xanh.

Hình 3.1 cho thấy phân bố N/ f01.dc có dạng đường cong một đỉnh đối xứng hoặc hơi lệch trái hoặc lệch phải. Do đó đề tài đặt giả thuyết Ho phân bố của N/f01.dc tuân theo luật phân bố Weibull, tiến hành tính các đặc trƣng mẫu và kiểm tra luật phân bố Weibull bằng tiêu chuẩn 2 (kết quả chi tiết đƣợc trình bày ở phụ biểu 03a). Phân bố N/f01.dc có 13/15 loài khá phù hợp với hàm

N(cây) N(cây)

f01.dc

62,4724 63,7170 11655,48

c

f01.dc

N(cây) N(cây)

f01.dc f01.dc

Weibull với λ và α khác nhau tùy theo từng loài cây nghiên cứu. Tham số α dao động trong khoảng (1.8 - 4) khá phù hợp với nghiên cứu trước đây là phân bố của hình số tự nhiên là phân bố một đỉnh tiếp cận ít hay nhiều đến phân bố chuẩn. Sau đây là bảng tổng hợp các đặc trƣng mẫu và kết quả nắn phân bố theo hàm Weibull của f01.dc cho 15 đơn vị nghiên cứu (chi tiết tham khảo phụ biểu 06).

Bảng 3.3. Các đặc trƣng mẫu - Kết quả mô hình hóa quy luật phân bố N / f01.dc theo hàm Weibull

Loài cây Tổ

HD N S2 S% P% α λ χn2 χ052

Trường Mật 1 31 0,3189 0,0044 20,89 3,75 4,0 379,54 0,94 3,84 Vên Vên 1 41 0,3915 0,0022 12,08 1,89 3,2 790,53 0,89 5,99 Vải 2 49 0,3947 0,0069 21,00 3,00 2,5 47,70 1,55 5,99 Máu Chó 2 43 0,4528 0,0014 8,18 1,25 2,5 482,16 0,97 5,99 Táu Muối 2 52 0,4385 0,0022 10,59 1,47 3,0 513,63 2,53 7,81 Lim Xanh 2 72 0,3800 0,0046 17,93 2,11 2,5 82,50 7,06 9,49 Re 3 40 0,4511 0,0036 13,39 2,12 3,5 6632,03 0,02 3,84 Kiền Kiền 3 61 0,4163 0,0018 10,16 1,30 2,8 494,55 2,07 5,99 Giổi 3 35 0,4384 0,0034 13,31 2,25 2,0 76,17 0,15 5,99 Bời Lời 3 50 0,4438 0,0024 11,03 1,56 2,0 103,39 0,57 5,99 Hoàng Mang 3 44 0,4681 0,0020 9,49 1,43 1,8 300,35 3,74 5,99 Dung 3 50 0,4503 0,0021 10,09 1,43 2,5 329,85 1,92 5,99 Táu Mật 3 75 0,4396 0,0027 11,93 1,38 2,5 154,01 7,02 9,49 Sến Mật 3 38 0,4299 0,0034 13,56 2,20

Dẻ 3 50 0,4638 0,0030 11,86 1,68

Từ kết quả ở bảng 3.3 cho thấy: Số trường hợp chấp nhận giả thuyết với mức ý nghĩa = 0,05 là 13/15 trường hợp chiếm 86,7%, không chấp nhận

giả thuyết là 2/15 trường hợp (thuộc tổ hình dạng 3) chiếm 13,3%. Tuy vậy đề tài có thể kết luận: Có thể dùng hàm Weibull để mô phỏng phân bố N/ f01.dc

cho đối tượng nghiên cứu, phân bố số cây theo hình số tự nhiên dưới cành có dạng đường cong một đỉnh và phù hợp với hàm Weibull có α ≈ 3.

Theo tài liệu nghiên cứu hệ số biến động (S%) của f01 theo khái niệm truyền thống dao động trong khoảng từ 15%÷23% (trung bình khoảng 19%) trong khi đó dao động của f01.dc trong khoảng 8%÷21% (trung bình 13%) cho thấy f01.dc có tính ổn định tương tự như f01. Như vậy khi cần xác định trị số bình quân với sai số cho trước như nhau thì sử dụng f01.dc cần dung lượng mẫu ít hơn do đó tiết kiệm đƣợc kinh phí, nhân lực, thời gian.

Sai số của trị số trung bình (P%) trong mọi trường hợp nghiên cứu đều

<4%, đảm bảo các trị số bình quân tính toán có độ tin cậy thõa mãn cho công tác nghiên cứu.

Trị số f01.dc bình quân dao động trong khoảng (0.3189 - 0.4681) với chênh lệch tuyệt đối là 0,0492. Điều đó cho thấy có khả năng gộp chung các loài cây thành một số nhóm thuần nhất về hình dạng, vấn đề này đề tài sẽ giải quyết cụ thể ở nội dung tiếp theo.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương trình đường sinh lập biểu thể tích bộ phận thân cho một số loài cây rừng tự nhiên (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)